Vậy những biểu hiện bất thường nào ở cơ thể chứng tỏ bạn đang vô cùng mệt mỏi và tiến gần hơn đến cái c.hết?
Chuyên gia cảnh báo, cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, bạn cần phải cảnh giác và kịp thời nghỉ ngơi ngay.
Trong cuộc sống có rất nhiều người luôn làm việc trong tình trạng quá sức, hoặc thường xuyên thức khuya, sẽ gây gánh nặng lớn cho các cơ quan nội tạng. Về lâu về dài, cơ thể sẽ bị tổn thương rõ ràng, nhiều người thời gian dài sống trong mệt mỏi quá độ dẫn đến đột tử.
Do đó, bình thường bạn nên chủ động điều chỉnh cơ thể để tránh làm việc quá sức và phòng ngừa đột tử. Vậy những biểu hiện bất thường nào ở cơ thể chứng tỏ bạn đang vô cùng mệt mỏi và tiến gần hơn đến cái c.hết? Chuyên gia cảnh báo, cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, bạn cần phải cảnh giác và kịp thời nghỉ ngơi ngay.
N.ữ s.inh viên thường xuyên thức khuya và từ chối kiểm tra sức khỏe, hậu quả khiến người mẹ phải hiến thận cho mìnhĐọc ngay
1. Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực
Trong cuộc sống nếu xuất hiện một số những triệu chứng bất thường mà bạn không cảnh giác, có thể sẽ xuất hiện tình trạng đột tử, đặc biệt là những người làm việc quá sức có nguy cơ t.ử v.ong đột ngột rất cao. Rất nhiều người làm việc quá độ, lúc này biểu hiện thường thấy là cơ thể mệt mỏi, sức lực suy yếu rõ ràng.
Nếu khi cơ thể cảm thấy yếu đuối nhưng vẫn cố gắng làm việc và không được nghỉ ngơi kịp thời, có thể sẽ khiến cơ thể bị quá tải và cuối cùng dẫn đến đột tử.
2. Buồn nôn, nôn ói
Tỷ lệ t.ử v.ong đột ngột không thấp, mỗi năm có vô số người vì đột tử dẫn đến kết thúc cuộc đời. Trước khi bị đột tử cơ thể sẽ xuất hiện những tín hiệu cảnh báo, nếu cảm thấy buồn nôn, tình trạng nôn ói xuất hiện, và triệu chứng này rõ ràng, cần phải để cơ thể nghỉ ngơi lập tức.
Nếu xuất hiện tình trạng như vậy mà không kịp thời nghỉ ngơi để duy trì sức khỏe đại não, thì việc cung cấp m.áu cục bộ bị cản trở, thậm chí sẽ xuất hiện t.ử v.ong đột ngột.
Trong trường hợp không được nghỉ ngơi kịp thời, rất dễ khiến cho việc cung cấp m.áu cho các bộ phận đại não bị cản trở, và cảm giác buồn nôn, nôn ói là rất rõ ràng. Nếu xuất hiện tình trạng như vậy mà không kịp thời nghỉ ngơi để duy trì sức khỏe đại não, thì việc cung cấp m.áu cục bộ bị cản trở, thậm chí sẽ xuất hiện t.ử v.ong đột ngột. Do đó, tốt nhất nên chú ý đến hiện tượng này một cách kịp thời để ngăn ngừa đột tử.
3. Đau tức ngực
Khi cơ thể bị tổn thương sẽ có thay đổi chính là tức ngực, đau ngực. Thông thường, trước khi đột tử rất nhiều người cảm thấy đau tức ngực, do vậy sau khi hiện tượng này xảy ra tốt nhất nên nghỉ ngơi, cần kịp thời đến gặp bác sĩ.
Khi cơ thể bị tổn thương sẽ có thay đổi chính là tức ngực, đau ngực.
Khi cơ thể làm việc quá sức, chức năng cơ quan bị suy thoái và trái tim con người không có đủ nguồn cung cấp m.áu, điều này có thể gây ra tức ngực và đau ngực. Do đó, khi phát hiện tín hiệu bất thường này, tốt nhất nên nghỉ ngơi ngay và thông qua việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp duy trì tuần hoàn bình thường. Khi có đủ m.áu và chất dinh dưỡng được cung cấp cho mọi bộ phận của cơ thể, cảm giác mệt mỏi của sẽ biến mất, ngừa chức năng tim bị suy giảm, cuối cùng sẽ làm giảm ở mức thấp nhất nguy cơ đột tử.
Nguồn: QQ/Helino
Cứu sống cụ bà bị sốc tim, ngừng tuần hoàn
QUẢNG NINH – Bệnh nhân 78 t.uổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực trái, khó thở, co giật, mất ý thức, đi vệ sinh không tự chủ.
Ngày 13/10 bệnh nhân khó thở, được đưa vào cơ sở y tế tuyến dưới cấp cứu rồi chuyển tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Khi nhập viện, bà khó thở nhiều, tím môi và đầu chi, kích thích, ý thức lơ mơ, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp phải duy trì 2 thuốc vận mạch trợ tim liều cao. Kíp cấp cứu lập tức đặt ống nội khí quản, thở máy với oxy tối đa.
Chỉ trong phút chốc, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, da tái lạnh, có nhiều bọt hồng qua ống nội khí quản, rối loạn nhịp tim và đột ngột lên cơn rung thất. Các bác sĩ thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, thay nhau liên tục ép tim, bóp bóng và sốc điện. Sau 30 phút cấp cứu có tuần hoàn tái lập, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy, duy trì 3 thuốc vận mạch trợ tim liều tối đa. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp, biến chứng sốc tim, có ngừng tuần hoàn.
Kíp bác sĩ chỉ định áp dụng kỹ thuật ECMO – VA (hệ thống tim phổi nhân tạo phương thức hỗ trợ tuần hoàn). Bệnh nhân được thiết lập đường vào mạch m.áu qua động mạch và tĩnh mạch đùi phải, kết hợp dùng thuốc vận mạnh liều cao để kiểm soát tuần hoàn ổn định. Bệnh nhân vừa chạy ECMO vừa được chuyển sang phòng can thiệp chụp mạch vành cấp cứu, phát hiện bị tổn thương phức tạp 3 thân động mạch vành. Kíp bác sĩ khoa Tim mạch can thiệp đã tiến hành nong bóng, đặt 2 stent động mạch mũ và động mạch vành phải để tái tưới m.áu cho vùng cơ tim bị tổn thương.
Trong quá trình chạy ECMO, bệnh nhân luôn trong tình trạng biến chứng suy đa tạng, c.hảy m.áu chân canule, c.hảy m.áu sau phúc mạc, siêu âm tim đo EF chỉ còn 25%. May mắn sau khi phối hợp nhiều biện pháp hồi sức tích cực như thở máy, lọc m.áu liên tục, sử dụng thuốc vận mạnh, kiểm soát huyết động, kiểm soát các rối loạn đông m.áu… bà qua cơn nguy kịch.
Hiện, sức khỏe bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, chức năng tim phổi dần phục hồi và được dừng chạy ECMO.
Bệnh nhân sốc tim, ngừng tuần hoàn phục hồi tích cực sau khi chạy ECMO đang được nhân viên y tế chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Bác sĩ Hà Mạnh Hùng, người trực tiếp tiếp nhận và điều trị bệnh nhân, cho biết đây là trường hợp diễn biến bệnh cấp tính, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn. Do chức năng tim phổi suy giảm nghiêm trọng không thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp oxy m.áu cho cơ thể, bác sĩ quyết định sử dụng kỹ thuật ECMO VA nhằm hỗ trợ tuần hoàn cho người bệnh. “Đây là kỹ thuật hồi sức tiên tiến nhất hiện nay, là tia hy vọng cuối cùng để có thể mang lại sự sống cho người bệnh. Nếu không được hỗ trợ bằng phương pháp ECMO kịp thời, đúng thời điểm, bệnh nhân khó qua khỏi”, bác sĩ nói.
Bác sĩ Đặng Thị Thúy, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhấn mạnh ECMO là phương án cuối cùng để cứu sống được người bệnh có nguy cơ t.ử v.ong. Kỹ thuật này còn gọi là phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể, sử dụng vòng tuần hoàn và trao đổi khí bên ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống tạm thời cho bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng trong khi chờ cơ quan tim phổi bị tổn thương hồi phục.
Thúy Quỳnh
Theo VNE