Gần 900 t.rẻ e.m ở thành phố Ratodero, Pakistan, đã bị nhiễm HIV trong năm nay. Phụ huynh gần như phát điên vì hầu như gia đình nào cũng có một trẻ mắc bệnh.
Hồi tháng 4, thành phố Ratodero trở thành tâm điểm của đợt bùng phát HIV có ảnh hưởng trầm trọng nhất đến t.rẻ e.m. Các quan chức y tế ban đầu cho rằng căn bệnh bùng phát vì một bác sĩ nhi khoa đã sử dụng lại ống tiêm nhiều lần.
Kể từ đó, 1.100 người dân bị phát hiện dương tính với HIV, hay nói cách khác, cứ 200 người thì có một người nhiễm bệnh.
Gần 900 t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi cũng nằm trong số bệnh nhân dương tính. Tuy nhiên, các quan chức y tế cho rằng con số thực cao hơn nhiều, bởi không phải tất cả người dân đều tham gia xét nghiệm.
Khi các quan chức tới thành phố Ratodero để điều tra, họ phát hiện rằng nhiều đ.ứa t.rẻ bị nhiễm bệnh cùng được thăm khám bởi bác sĩ nhi khoa Muzaffar Ghanghro.
Một bác sĩ nhi khoa đang thăm khám tại thành phố Ratodero. Ảnh: New York Times.
Phòng khám của bác sĩ Ghanghro là nơi thăm khám với chi phí rẻ nhất ở thành phố này, với chỉ 20 cent cho một lần khám. Nhiều gia đình ở đây chỉ kiếm được chưa tới 60 USD/tháng.
Cảnh sát đã bắt ông Ghanghro với cáo buộc ngộ sát và gây hại ngoài ý muốn, tuy nhiên chưa bị kết án. Trả lời New York Times, ông khẳng định mình vô tội và chưa bao giờ sử dụng lại ống tiêm.
Các quan chức y tế cho rằng có thể bác sĩ này không phải là tác nhân duy nhất làm bùng phát dịch HIV. Có nhiều bác sĩ khác vẫn sử dụng lại ống tiêm và kim tiêm cho bệnh nhân.
Thợ cắt tóc cũng sử dụng cùng một dao cạo cho nhiều khách hàng, trong khi nha sĩ lề đường nhổ răng cho bệnh nhân bằng các dụng cụ không được khử trùng.
Theo các quan chức, tình trạng này khá phổ biến bởi người dân Pakistan quá nghèo để chi trả cho các dịch vụ đảm bảo an toàn vệ sinh. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ nhiễm HIV của nước này tăng cao.
Theo Zing
Chưa đến 30 phút, các bác sĩ dốc sức cấp cứu thành công cho một sản phụ mang thai ngôi ngược
Tiên lượng nguy cấp, khoa Phụ sản đã huy động tất cả các bác sĩ, điều dưỡng giỏi, có kinh nghiệm tập trung hỗ trợ lên phương án đỡ đẻ ngay lập tức, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng cho mẹ và bé.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bác sĩ tại bệnh viện đã dốc sức cấp cứu thành công cho một sản phụ 25 t.uổi, mang thai lần hai được 40 tuần, mang thai ngôi ngược ngôi thai ngược và đến viện muộn.
Đó là trường hợp sản phụ Bùi Thị N (huyện Tân Lạc, Hòa Bình), 25 t.uổi, mang thai lần hai được 40 tuần. Quá trình mang thai khỏe mạnh, sản phụ N cho biết, lần gần nhất siêu âm là ngày 24/9/2019 tại một cơ sở y tế ở huyện. Bác sĩ thông báo thai thuận, khỏe mạnh.
Vậy nhưng khi nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bác sĩ khám thai phát hiện cổ tử cung mở hết, ối vỡ, nước ối lẫn phân su, chân thai nhi thập thò â.m đ.ạo. Kèm theo tình trạng dây rốn quấn cổ hai vòng, khó xác định tim thai.
Tiên lượng nguy cấp, khoa Phụ sản đã huy động tất cả các bác sĩ, điều dưỡng giỏi, có kinh nghiệm tập trung hỗ trợ lên phương án đỡ đẻ ngay lập tức, đảm bảo cao nhất an toàn tính mạng cho mẹ và bé.
Chưa đến 30 phút sau khi nhập viện, toàn bộ êkip khoa Phụ sản đã dốc sức cấp cứu thành công, chỉ cần chậm trễ ba phút, có thể số phận của em bé đã khác. B.é g.ái nặng 3kg chào đời trong niềm vỡ òa hạnh phúc của của mẹ bé và tất cả bác sĩ khoa Phụ sản. Mặc dù có biểu hiện của một em bé bị suy thai, trương lực cơ nhẽo, tím tái, không thở, không khóc được; Cơ thể bị bao phủ bởi lớp màng màu vàng do nước ối lẫn phân su nhưng bé đã được ekip hồi sức và cho tiếp xúc da kề da sớm nhất để nhận hơi ấm từ cơ thể người mẹ và bú những giọt sữa đầu tiên.
BSCKI Đinh Thị Chiên, Phó trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chia sẻ: “Sau ca đỡ đẻ có thể gọi là hy hữu, cả êkip thở phào, đứng ngắm nhìn đ.ứa t.rẻ đang say sưa bên mẹ hưởng những ấm ấp đầu tiên khi chào đời, đó là những phút giây thật sự hạnh phúc của chúng tôi”.
Ngôi thai ngược khi đẻ, đầu của thai là phần quan trọng nhất lại ra sau cùng khiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng, chưa kể đến việc đầu là phần to hơn mông và chân nhưng ra sau nên dễ bị mắc lại trong khung xương chậu càng làm cho tình huống trở nên nguy hiểm. Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốc phải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghề cũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra tai biến đối với thai nhi.
BS Chiên khuyên các bà mẹ cần hết sức thận trọng khi mang thai, đặc biệt chú ý sức khỏe vào ba tháng cuối thai kỳ. Kiểm tra thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhằm phát hiện những nguy cơ khó của thai kỳ để chọn tuyến và lựa chọn phương pháp sinh an toàn nhất.
Theo aFamily