Nhiều người có định kiến coi các vấn đề về sức khỏe tâm thần là “điên”, “kém cỏi” hoặc chính người gặp vấn đề cảm thấy xấu hổ nên có những trường hợp tự chịu đựng đến 10 năm mới tìm kiếm sự hỗ trợ.
Theo số liệu tại hội thảo quốc tế lần thứ năm về sức khỏe tâm thần t.rẻ e.m Việt Nam: Hiểu biết về sức khỏe tâm thần ở trường học và cộng đồng do Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức ngày 25-10, hiện tỉ lệ thanh thiếu niên và t.rẻ e.m Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, ước khoảng 12%, tương đương 3 triệu người có nhu cầu hỗ trợ và trị liệu.
Giấu bệnh 10 năm vì sợ định kiến
Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS Phạm Trung Kiên, Phó Chủ nhiệm Khoa y dược – ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết hiểu biết về sức khỏe tâm thần là nền tảng cho các chương trình khuyến khích sức khỏe tâm thần, phòng ngừa và can thiệp về vấn đề sức khỏe tâm thần ở các quốc gia. Tuy nhiên, ở nước ta việc này lại chưa được hiểu đúng, hơn thế còn có nhiều định kiến. Do đó rất nhiều người chỉ tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp khi các vấn đề đã nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả trị liệu.
“Ngành y tế Việt Nam mới chỉ quan tâm đến bệnh nhưng lại chưa thực sự quan tâm đến tâm bệnh. Do đó sức khỏe tâm thần gần như bị lãng quên trong khi việc chẩn đoán tâm bệnh cực kỳ khó, không như các bệnh khác khi có tổn thương sẽ xuất hiện triệu chứng. Trong ngành y tế, những chuyên gia về sức khỏe tâm thần, nhất là tâm thần t.rẻ e.m lại càng ít” – ông Kiên nói.
Cũng theo ông Kiên, hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu trên phạm vi lớn, đa trung tâm về biểu hiện rối loạn, lệch lạc tâm lý lứa t.uổi học đường. “Từ kết quả nghiên cứu đó mới biết em nào cần được hỗ trợ, ai là người hỗ trợ chứ không phải ai hỗ trợ cũng được. Hiện phần lớn các em đều phải tự ứng phó, em nào mạnh mẽ thì vượt qua được, bằng không thì trở thành bệnh lý, stress, t.ự t.ử…” – ông Kiên cho biết thêm.
PGS-TS Đặng Hoàng Minh, Trường ĐH Giáo dục, cũng nêu lên một thực trạng đáng lo ngại, đó là có những trường hợp trải qua 10 năm chịu đựng các vấn đề về sức khỏe tâm thần mới tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị. “Định kiến đã dán nhãn các vấn đề sức khỏe tâm thần là “điên”, “kém cỏi” hay chính cá nhân đó thấy xấu hổ, ngại khó tìm việc làm khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, các dịch vụ như bảo hiểm y tế, hỗ trợ đi lại sau khi khám bệnh… đều không có sẵn. Chính sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về sức khỏe tâm thần đã khiến người bệnh không dám nói ra bệnh của mình” – bà Minh nhấn mạnh.
Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy sinh viên TP.HCM có biểu hiện trầm cảm và căng thẳng ở mức độ nhẹ nhưng biểu hiện lo âu lại ở mức nghiêm trọng. Ảnh: HOÀNG GIANG
Sinh viên y dược có nguy cơ cao nhất
ThS Kiều Thị Thanh Trà, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên (SV) đại học cần được quan tâm nhiều hơn. Để tìm hiểu về vấn đề sức khỏe tâm thần của SV tại TP.HCM, bà Trà đã làm một mẫu nghiên cứu gồm 500 SV đến từ các trường đại học y dược, sư phạm, kinh tế, du lịch…
Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy SV TP.HCM có biểu hiện trầm cảm và căng thẳng ở mức độ nhẹ nhưng biểu hiện lo âu lại ở mức nghiêm trọng. “Chỉ 17,6% SV ở TP.HCM hoàn toàn không có biểu hiện trầm cảm, lo âu hay căng thẳng ở thời điểm khảo sát. Đáng lưu ý là mức độ lo âu nghiêm trọng của nhóm này chiếm đến 1/4 và lo âu rất nghiêm trọng chiếm đến 1/3. So sánh với các nước như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hong Kong ở tất cả khía cạnh lo âu, trầm cảm, căng thẳng thì SV TP.HCM đều có mức độ rối loạn cao hơn hẳn. Còn nếu so sánh theo khối ngành thì SV ngành y dược có nguy cơ cao nhất” – bà Trà cho biết.
Cũng theo bà Trà, khi trả lời phiếu đ.ánh giá, phần lớn SV đều tâm sự họ lo âu do áp lực học tập, thi cử căng thẳng, sau đó mới đến t.iền học phí và các vấn đề khác. Với những con số đáng báo động này, bà Trà cho rằng cần có chương trình dự phòng, hỗ trợ, can thiệp cần thiết cho SV TP.HCM. Thời gian tới bà sẽ tiếp tục thực hiện thêm một cuộc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân khiến SV TP.HCM lại có biểu hiện lo âu nghiêm trọng đến vậy.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đ.ánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần là gánh nặng toàn cầu, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khuyết tật. Các vấn đề sức khỏe tâm thần không những ảnh hưởng đến cá nhân người có vấn đề (suy giảm chức năng cuộc sống, việc học tập và lao động) mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình và xã hội.
Theo PLO
Cậu sinh viên qua đời vì ung thư dạ dày, nguyên nhân đến từ việc ăn mì thường xuyên mỗi đêm
Mì ăn liền được xem là một trong những món ăn nhanh gọn giúp lấp đầy chiếc bụng đói của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn cứ ăn liên tục vào buổi đêm thì nó lại có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Với giá thành rẻ, các sinh viên sống xa nhà thường tích trữ rất nhiều mì gói trong phòng để khỏa lấp chiếc bụng đói trong những ngày cuối tháng hết t.iền. Vậy nhưng, nếu quá lạm dụng loại thực phẩm này thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng một phần không nhỏ.
Điển hình như câu chuyện của chàng sinh viên người Đài Loan đã qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày khi còn quá trẻ. Suốt từ những năm học cấp 3 cho đến khi ôn thi Đại học, cậu sinh viên này thường nấu mì gói để ăn mỗi đêm. Khi gần đến ngày nhận kết quả thi Đại học, cậu sinh viên này gặp phải tình trạng đầy bụng, hay cảm thấy buồn nôn và đau nhức vùng bụng. Sau một thời gian uống thuốc giảm đau nhưng không thấy sức khỏe khá hơn, gia đình đã đưa cậu vào bệnh viện để kiểm tra.
Tại bệnh viện, sau khi làm một số xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ kết luận cậu sinh viên này đã mắc bệnh ung thư dạ dày. Đáng buồn hơn, tình trạng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối và có rất ít hy vọng sống sót. Do khối u trong dạ dày đã lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Nguyên nhân chính được kết luận là do thói quen ăn mì gói mỗi đêm trong suốt thời gian dài, cộng với việc thức khuya thường xuyên và sinh hoạt không lành mạnh, ôn thi quá căng thẳng. Sau hơn 1 năm chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày, chàng sinh viên này đã qua đời.
Nhiều chuyên gia cho biết, hầu hết, các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với chứng táo bón, đầy bụng. Vậy nên, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh và chủ động đi khám khi gặp phải các dấu hiệu bất thường ở vùng bụng.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư dạ dày dù không có dấu hiệu cụ thể nhưng vẫn có thể tầm soát từ sớm nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau thường xuyên:
– Đột nhiên chán ăn, ăn uống kém ngon miệng.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Liên tục bị đau nhói vùng bụng.
– Thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng dù chỉ ăn rất ít trước đó.
– Buồn nôn và nôn.
– Đại tiện ra phân có m.áu.
Ngoài gây ung thư dạ dày, thói quen ăn mì gói thường xuyên còn có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác:
– Gây thừa cân, béo phì.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…
– Gây hại cơ quan thận.
– Làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương khớp.
– Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác (ung thư thận, ung thư gan…)
Nguồn: Worldofbuzz, Sohu
Theo Helino