C.ô b.é “nàng tiên cá” ra đi ở t.uổi 15 do xuất huyết não

Milagros, cô bé mắc hội chứng Sirenomelia (hội chứng nàng tiên cá) sau thời gian dài vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo, đã ra đi ở t.uổi 15.

“Nàng tiên cá” Milagros – Biểu tượng cho nghị lực phi thường

Milagros Cerron, cô bé khiến y học trên thế giới sửng sốt, sau thời gian chiến đấu với căn bệnh nguy hiểm đã yên nghỉ ở t.uổi 15 do xuất huyết não trong thời gian chờ ghép thận.

Năm 2004, y học Peru và cả thế giới đều sửng sốt khi cô bé Milagros sinh ra với đôi chân dính liền như người cá. Trên thế giới, chỉ có vài trường hợp người mắc phải căn bệnh “kì lạ” này và hầu hết đều qua đời khi còn rất nhỏ.

Milagros Cerron tại sinh nhật t.uổi 15.

Tuy nhiên, bằng nghị lực phi thường, Milagros đã may mắn sống sót. C.ô b.é đã phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật tách chân, tạo đầu gối, hông và mắt cá. Ca phẫu thuật diễn ra thành công và 7 tháng sau c.ô b.é đã có thể tự bước đi chập chững và vui đùa cùng bạn bè.

“Nàng tiên cá” với đôi chân dính liền nhau.

Ca phẫu thuật đầu tiên của Milagros thành công ngoài sự tưởng tượng.

Milagros vẫn phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật khác nhau.Khoảng thời gian từ 5-7 t.uổi, trong 2 năm, cô bé tiếp tục phải khôi phục hệ bài tiết và cơ quan s.inh d.ục vì khi sinh ra, bé chỉ có một quả thận và một ống bó chung cho hệ thống tiêu hóa và s.inh d.ục.

Những vết sẹo nhiều lên, siết lấy da làm em khó vận động hơn. Milagros đã hoàn thành nốt việc ghép thận cách đây 2 năm, vào năm 2012. Toàn bộ chi phí đã được chính quyền thủ đô Lima chu cấp toàn bộ.

C.ô b.é đã có thể tự bước đi trên đôi chân của mình.

Hội chứng “Nàng tiên cá” là gì?

Hội chứng “nàng tiên cá” với tên khoa học là Sirenomelia, căn bệnh gây dị tật cột sống và chi dưới. Hội chứng kì lạ này thường được bắt gặp ở trẻ sơ sinh, hai chân sẽ dính vào nhau hoặc hợp lại hoàn toàn làm một. Ngoài ra, người mắc bệnh cũng gặp các vấn đề khác về đường tiêu hóa và thận.

Hội chứng “nàng tiên cá” rất hiếm gặp và thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh

Hội chứng “nàng tiên cá” xảy ra với tỷ lệ 1/100.000 ca sinh. Bệnh nhi thường không thể sống lâu và t.ử v.ong sau 24h khi chào đời. Đây là một trong những hội chứng rất hiếm gặp, trên thế giới chỉ ghi nhận được một vài trường hợp.

Các ca phẫu thuật để điều trị chứng bệnh này có chi phí khá cao và tỉ lệ thành công rất thấp. Nếu phẫu thuật thành công, đ.ứa t.rẻ đó cũng phải chịu đựng cuộc sống tàn tật nhiều năm sau.

Năm 2004, tại vùng quê nghèo ở miền núi Andes có một b.é g.ái chào đời có đôi chân dính liền như người cá. Cha mẹ của c.ô b.é đã quyết định đặt tên con gái mình là Milagros Cerron. Trong tiếng Tây Ban Nha, “Milagros” có nghĩa là “thần kỳ”.

Cô bé nàng tiên cá Milagros Cerron đã vĩnh viễn ra đi ở t.uổi 15 nhưng nụ cười lạc quan, ý chí phi thường của em vẫn khiến hàng triệu người trên thế giới khâm phục.

Theo YAN

Mẹ hiến thận cho con gái bị suy thận mãn tính do chủ quan, xem thường sức khỏe

Mới 23 t.uổi nhưng Tiểu Linh đã mắc căn bệnh về thận nguy hiểm, biến chứng thành suy thận mạn tính buộc cô phải chạy thận suốt phần đời còn lại. May thay người mẹ có thận phù hợp đã hiến thận cho cô.

Tiểu Linh kể lại, căn bệnh của cô bắt đầu từ nửa đầu năm 2014. Lúc đó, cô mới học lớp 11. Có một quãng thời gian, cô luôn cảm thấy chóng mặt nhưng chỉ nghĩ đơn giản là do nghỉ ngơi không đủ. Một năm sau, dù rất hay bị chóng mặt nhưng vì áp lực học tập, bận rộn khiến cô thờ ơ tình trạng sức khỏe của mình.

Bởi vì sắp đến kì tuyển sinh đại học, nhà trường tổ chức kiểm tra thể chất. Tiểu Linh được bác sĩ khám và phát hiện huyết áp cao (khoảng 140mmHg). Tuy nhiên, ngoài huyết áp cao thì không còn vấn đề sức khỏe nào khác. Tiểu Linh cũng an tâm hơn và chỉ lo vùi đầu vào học để chuẩn bị thi đại học.

Hay chóng mặt là dấu hiệu bệnh tình đầu tiên của Tiểu Linh.

Kì thi tuyển sinh của cô kết thúc khá suôn sẻ, áp lực học hành được giảm bớt phần nào nhưng huyết áp của Tiểu Linh vẫn liên tục cao khiến bản thân và gia đình có chút lo lắng. Cô quyết định đi khám tại Bệnh viện thuộc Đại học Chiết Giang.

Lần kiểm tra này, vấn đề sức khỏe của Tiểu Linh mới được làm rõ. Trong nước tiểu của cô có chứa protein được gọi là protein niệu. Bác sĩ chẩn đoán cô có khả năng mắc bệnh về thận, cần làm những xét nghiệm về thận sâu hơn.

Lúc đó, cô không hề biết rằng protein niệu nghiêm trọng như thế nào. Lúc đó, gia đình khuyên Tiểu Linh nghỉ một năm để dưỡng bệnh nhưng cô không đồng ý bởi không cảm thấy cơ thể có đau đớn, bất thường gì, nên không cần phải làm quá lên.

Cứ thế thời gian trôi qua hơn nửa năm, việc kiểm tra thận cũng bị hoãn lại từng ấy thời gian. Năm 2016, Tiểu Linh trở thành sinh viên năm nhất của một trường đại học ở Giang Tô. Một kì học qua đi và đến kì nghỉ đông, cô quyết định về nhà. Gia đình giục cô đi kiểm tra thận thêm lần nữa. Vài ngày sau, cô nhận được giấy chẩn đoán bệnh.

Tiểu Linh bị huyết áp cao cũng là do bệnh thận IgA gây nên. Bệnh thận IgA là một loại viêm thận mãn tính. Biểu hiện của bệnh có thể bị đi tiểu ra m.áu hoặc protein niệu.

Bệnh thận IgA xảy ra khi kháng thể IgA tích tụ trong thận, dẫn đến viêm, cản trở khả năng lọc chất thải.

Vì tình trạng của cô vào thời điểm đó không nghiêm trọng cho nên bác sĩ kê đơn thuốc hằng ngày và lên lịch kiểm tra định kỳ mỗi tháng. Nhưng bởi vì nơi khám chữa lại cách quá xa trường học hiện tại, cứ đi đi về về khiến Tiểu Linh cảm thấy phiền phức.

Sau một năm, cô cảm thấy sức khỏe mình đã ổn định và tự ý dừng thuốc, không đi khám định kỳ nữa. Cuộc sống đại học của cô dần buông thả hơn, thường xuyên ăn đêm, giờ giấc sinh hoạt không khoa học, điều độ.

Một lần nữa, cơ thể của Tiểu Linh lại “kêu cứu”. Vào năm cuối đại học, năm 2018, cô thường bị sốt, nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên, cô vẫn không nhận ra sự nguy hiểm của căn bệnh đang rình rập.

Một năm sau, Tiểu Linh mất hứng thú với việc ăn uống, nhìn thấy thức ăn là cảm thấy buồn nôn và nôn. Có lúc chỉ ăn một chút điểm tâm nhưng cô vẫn nôn ra nước dịch màu vàng. Cô vẫn chỉ nghĩ chắc là bị dạ dày không tốt hoặc bị viêm dạ dày.

Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn có thể là triệu chứng của các bệnh về thận.

Thời điểm tốt nghiệp năm 2019 gần đến cũng là lúc Tiểu Linh thực sự phải đối mặt với bệnh tình vô cùng nghiêm trọng của mình. Nhịp tim đ.ập nhanh đến mức khiến cô không thể thở nổi và phải nhập viện điều trị khẩn cấp.

Trải qua hàng loạt xét nghiệm như xét nghiệm m.áu, nước tiểu, chụp CT, bác sĩ nhận thấy chỉ số creatinine (chỉ số đ.ánh giá suy thận) ở mức cao 500mmol/l và không ngừng tăng lên đến 1200mmol/l, quá cao so với chỉ số của người bình thường.

Người cô bị sưng vù, đặc biệt là ở mặt, tay và chân. Lúc đó, Tiểu Linh mới nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề. Cô bị suy thận mạn tính là biến chứng từ bệnh thận IgA. Hiện giờ chỉ phương pháp lọc màng bụng, chạy thận, ghép thận để chữa trị mới có thể giúp cô sống sót.

Tiểu Linh ngày ngày tiếp nhận điều trị, chạy thận nhân tạo và cũng may mắn khi thận của người mẹ phù hợp với cơ thể của cô. Ca cấy ghép diễn ra rất thành công. Sức khỏe của cô dần ổn định hơn.

Chạy thận, ghép thận là phương pháp điều trị dành cho những người mắc suy thận mạn tính giai đoạn cuối.

Bệnh thận IgA (hay còn được gọi bệnh berger) thường không có triệu chứng nổi bật nào ở giai đoạn đầu, bởi vậy bệnh rất dễ bị bỏ qua trong nhiều năm hay nhiều thập kỉ. Đôi khi, không thể xét nghiệm ra được protein và tế bào hồng cầu trong nước tiểu nếu không có kính hiển vi.

Một số người mắc bệnh trong nhiều năm mà không xuất hiện vấn đề gì. Một số trường hợp khác có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao, cholesterol cao, hội chứng thận hư, suy thận cấp tính, suy thận mạn tính.

Bởi vậy, có điểm bất thường về sức khỏe dù là nhỏ nhất cũng không nên chủ quan, nên đi kiểm tra, thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: QQ, Mayoclinic, Kidney

Theo kenh14.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *