Bệnh từ miệng mà vào: Những cách ăn tai hại của người Việt

Tại Hội thảo về phòng chống Bệnh không lây nhiễm lần thứ VIII do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia đã cùng nhau đ.ánh giá gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm gây ra, trong đó chủ yếu nguyên nhân đến từ lối sống.

Bệnh do ăn uống vô tội vạ

Bệnh từ miệng

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng ngày càng gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi tắc nghẹn mạn tính và ung thư. Ước tính cứ trong 100 ca t.ử v.ong ở Việt Nam thì có 73 ca t.ử v.ong là do bệnh không lây nhiễm. Đặc biệt, trong số 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay có tới gần 60% chưa được phát hiện bệnh và trên 80% chưa được quản lý điều trị. Trong tổng số hơn 3 triệu người bị đái tháo đường thì có gần 70% chưa được phát hiện bệnh và trên 70% chưa được quản lý điều trị thuốc.

Trong khi đó, nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2017, năm 2015, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 15 triệu người trường hợp t.ử v.ong tại các quốc gia đang phát triển, tăng gần 3,8 triệu so với năm 2000. Chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân của hơn 19% tổng số ca t.ử v.ong toàn cầu năm 2017 và gần 70% các ca t.ử v.ong do bệnh động mạch vành.

Thực tế cho thấy bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống đang gia tăng ở nhóm trẻ t.uổi hơn, gây ra những gánh nặng kinh tế lâu dài cho xã hội. Thực phẩm, chế độ ăn uống và tình trạng dinh dưỡng bao gồm thừa cân, béo phì là một trong các yếu tố, nguy cơ quan trọng nhất của bệnh không lây nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy, ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày, ruột, 31% các bệnh thiếu m.áu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ. Ăn nhiều muối là nguy cơ của đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác…

Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế năm 2105, hơn 1/2 người trưởng thành ăn thiếu rau hoặc trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp 2 lần so với khuyến nghị của WHO. Tỉ lệ thừa cân béo phì cũng tăng nhanh theo các năm.

Cách ăn sai lầm hại sức khỏe

Hiện nay, các chuyên gia đều cảnh báo rằng ngoài chế độ ăn nhiều hoa quả, trái cây ăn như thế nào, thời gian hợp lý cũng là điều đáng bàn.

Thực tế, người Việt ăn sáng là ăn cho mình thì không ăn, ăn qua loa, đại khái. Ăn trưa cho bạn nhưng cũng rất chớp nhoáng. Do đặc thù họp hành, công việc liên tục khiến rất nhiều người, nhất là giới văn phòng chỉ có ít thời gian dành cho bữa trưa và buộc họ phải ăn thật nhanh. Tuy nhiên, ăn nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.

Bữa tối – được coi là ăn cho kẻ thù thì hầu như 90% người Việt lại coi đây là bữa ăn thịnh soạn nhất trong ngày. Những thức ăn có nguồn gốc từ động vật chỉ nên chiếm 20%. Nhưng nhiều người ngày nay dường như làm ngược lại, do đó có rất nhiều bệnh tật xuất hiện.

Có đến 51,4% người tiêu dùng (đặc biệt là giới trẻ) đang ưa chuộng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn… Nhiều người thích ăn bánh snack, khoai tây chiên vì cho rằng có cảm giác vui vẻ khi ăn; khi uống nước ngọt có ga cảm thấy mình hiện đại; ăn thức ăn nhanh chứng tỏ được mình theo kịp tiến độ…

Từ tình trạng thiếu thốn đến dư thừa; từ các món ăn thuần túy rất thiên nhiên đến những món ăn được chế biến cầu kỳ, sử dụng nhiều phụ gia để tăng tính hấp dẫn; từ thực phẩm sạch, an toàn đến các thực phẩm tồn dư hóa chất chống sâu bọ, tăng năng suất, và hóa chất bảo quản thực phẩm trong quá trình lưu chuyển, phân phối.

Món ăn trong bữa ăn hàng ngày trở nên công phu hơn với các cách chế biến sử dụng thêm dầu ăn, các loại gia vị khác: các món xào, hầm, chiên, rán, nướng… xuất hiện với tần suất cao hơn thay vì các món luộc, hấp, ăn tươi,…như trước đây.

Người Việt Nam lâu nay có thói quen “Ăn theo tiếng gọi của dạ dày chứ không ăn theo chế độ dinh dưỡng”. Đó là lời nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn uống thiếu khoa học hiện nay của số đông người dân.

Theo infonet

Tín hiệu mừng từ việc ghép tế bào gốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn

Hơn một năm trước bác Tạ Xuân Tr. (69 t.uổi, Hà Nội) chỉ đi bộ 100-200m đã thấy khó thở, thường xuyên vào viện cấp cứu vì lên cơn cấp phổi tắc nghẹn mạn tính. Song nhờ ghép tế bào gốc, hiện nay bác đã có thể đi bộ quãng đường dài hơn, leo cầu thang mà không bị khó thở.

Trong một lần tái khám tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, bác Tr phấn khởi cho biết gần 1 năm sau khi được điều trị tế bào gốc, bác thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt, đặc biệt là khả năng gắng sức.

“Tôi đã đi bộ được quãng đường dài hơn, leo được cầu thang với tầng cao hơn mà không xuất hiện khó thở hoặc xuất hiện khó thở với mức độ nhẹ. Trong 1 năm vừa rồi tôi không hề xuất hiện một đợt cấp nào liên quan đến bội nhiễm. Khi xuất hiện các cơn khó thở, tôi đã tự kiểm soát được theo hướng dẫn của bác sĩ mà không phải vào viện để điều trị”, bác Tr chia sẻ.

Tại Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai đã có 40 bệnh nhân được ghép tế bào gốc điều trị bệnh mắc phổi tắc nghẽn mạn tính. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác là một trong những bệnh nhân được ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ vào tháng 11/2018.

Bác sỹ Nguyễn Thanh Thủy, Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiều năm nay với mức độ nặng, phải vào viện nhiều lần vì các cơn cấp. Chức năng hô hấp dưới 50%, điều đó có nghĩa thông khí tắc nghẽn ở mức độ nặng. Vì thế, bệnh nhân có chỉ định để ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ để điều trị bệnh. Nhờ đó sức khoẻ bệnh nhân cải thiện rõ rệt.

PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, đến nay đã có 40 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này và kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy chưa có biến cố bất lợi nào liên quan đến truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ, tủy xương. Sức khỏe của các bệnh nhân đều có sự cải thiện rõ rệt.

“Chúng tôi hy vọng đây sẽ là hướng điều trị triển vọng cho các bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Theo PGS Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng biệt hóa để trở thành các tế bào khác với các chức năng riêng biệt mới. Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell) thu nhận từ tủy xương, mô mỡ… không chỉ có khả năng làm mới mà còn có khả năng biệt hóa thành nhiều kiểu tế bào khác nhau như xương, mỡ, sụn, cơ, gan, thận, tim mạch, tế bào tiết insulin, thần kinh, tế bào khí quản…

Đồng thời, tế bào gốc tự thân có tính an toàn cao. Vì thế, hiện nay tế bào gốc trưởng thành đang được nghiên cứu ứng dụng điều trị trong rất nhiều bệnh lý.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trưởng thành có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, có tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch. Ảnh: Webmd.

Các nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trưởng thành là loại tế bào gốc đa năng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, có tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch. Vì vậy, tế bào gốc trưởng thành có thể tác động đến cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và làm chậm tiến triển của bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tủy xương, mô mỡ là nguồn cung cấp số lượng tế bào gốc trưởng thành nhiều nhất trong cơ thể. Việc dùng tế bào gốc trưởng thành tự thân giúp tránh được nguy cơ liên quan đến thải ghép.

Nghiên cứu điều trị tế bào gốc cho bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam đang là hướng đi mới với nhiều triển vọng. Năm 2017, Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” đã được Bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt.

Theo PGS Hạnh, đến nay đã có 40 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này và kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy chưa có biến cố bất lợi nào liên quan đến truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ, tủy xương. Sức khỏe của các bệnh nhân đều có sự cải thiện rõ rệt.

“Chúng tôi hy vọng đây sẽ là hướng điều trị triển vọng cho các bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Tiêu chuẩn bệnh nhân được điều trị tế bào gốc:

– Bệnh nhân được chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính ở mức độ nặng và rất nặng, trong độ t.uổi từ 40 đến 80.

– Chỉ số FEV1 (đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân) 60%.

– Có ít nhất 2 đợt cấp hoặc ít nhất 1 đợt cấp phải nhập viện trong 1 năm trước đó.

Nam Phương

Theo Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *