Hít bóng cười suốt 1 năm, nam thanh niên bị biến chứng thần kinh

Mới đây các bác sĩ lại vừa tiếp nhận nam thanh niên nhập viện trong trình trạng tê tứ chi, biến chứng thần kinh do nam thanh niên đã hít bóng cười suốt năm qua.

Bóng cười để lại nhiều hệ lụy về sức khỏe (ảnh minh họa)

Mới đây, BV Medlatec tiếp nhận nam bệnh nhân N.T.A, (26 t.uổi sống tại Tây Hồ, Hà Nội) trong tình trạng chân tay tê bì, đặc biệt là hai chân yếu. Tuy đã được điều trị tích cực nhưng biến chứng thần kinh là khó tránh khỏi.

Trực tiếp thăm khám, BSCKI Nguyễn Đình Tuấn, Chuyên Khoa Thần kinh, BV ĐK Medlatec đã tư vấn, đồng thời chỉ định anh A., làm các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết như: Tổng phân tích tế bào m.áu, sinh hóa m.áu, thăm dò điện sinh lý thần kinh – cơ…

Kết quả thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán viêm đa dây thần kinh mạn tính trên nền bệnh nhân có t.iền sử hút bóng cười. Thông tin từ gia đình, bệnh nhân này trong vòng 1 năm liên tục hút bóng cười.

BS. Tuấn cho biết, Dinitơ monoxid (N2O) được gọi là khí cười, bóng cười vì sau khi hít phải, gây ra ảo giác, kích thích hưng phấn cười. Hiện nay tại các nhà hàng, quán bar, quán cà phê, thậm chí một số quán vỉa hè cũng cung cấp bóng cười thu hút rất nhiều thanh thiếu niên. Giới trẻ coi bóng cười như một thú vui an toàn và đang lạm dụng.

Trước kia, khí cười được ứng dụng trong Y tế có tác dụng giảm đau, giải lo âu, tuy nhiên khi sử dụng quá liều sẽ gây tác hại đến hệ thần kinh và tim mạch. Hút khí này vào trong cơ thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên và gây ảnh hưởng chu trình chuyển hóa vitamin B12.

Nếu lạm dụng cười có thể dẫn tới rối loạn thần kinh như co giật, mất kiểm soát, trầm cảm, rối loạn cảm giác, liệt vận động, rối loạn giấc ngủ, tổn thương thần kinh trung ương,… Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp thì người dùng cũng sẽ bị giảm nhận thức, tầm nhìn và thính giác.

Với những người bị bệnh về tim mạch, hen suyễn và các bệnh liên quan tới đường hô hấp nếu sử dụng và tiếp xúc với khí cười có thể bị nguy hiểm tới tính mạng. Khí cười cũng có thể gây ảo giác, có dấu hiệu tượng tự như m.a t.úy tổng hợp và cũng gây nghiện.

Theo baogiaothong

Bóng cười vẫn mê hoặc giới trẻ

Chúng tôi như lạc vào ma trận với tiếng nhạc xập xình, cùng đó là làn khói mờ ảo trong buổi tiệc hút shisha “kiêm” thổi bóng cười vẫn mê hoặc giới trẻ.

Nhóm bạn trẻ đang sử dụng bóng cười trong một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (P.5, Q.3) – HOÀNG MỸ

Một ngày tháng 5, chúng tôi có mặt tại quán cà phê nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (P.5, Q.3) để ghi nhận về thực trạng bóng cười vẫn mê hoặc giới trẻ. Đây là địa chỉ của nhiều người mê bóng cười, shisha tìm đến…hưởng lạc.

Khác với vẻ bề ngoài yên ắng, bên trong quán là một thế giới hoàn toàn khác. Tiếng nhạc được mở tới mức đinh tai nhức óc. Đèn được bật mờ ảo, nhiều nhóm bạn ngồi thổi bóng cười, tay giơ lên đưa qua đưa lại, đầu thì không thôi lắc lư.

Sử dụng bóng cười trong một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Minh Khai – HOÀNG MỸ

Bóng cười loại nhỏ giá 35.00 đồng/cái; loại lớn 110.000 đồng/cái. Đặc biệt dùng “combo” 5 bóng lớn sẽ giảm giá còn 500.000 đồng/5 cái. Còn shisha có giá 249.000 đồng/bình.

Đêm 28.5, chúng tôi thử đi dọc phố Tây Bùi Viện (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) và không khó để bắt gặp các bạn trẻ đang hít nhả khói shisha và “phê” bóng cười.

Bạn Yến My (24 t.uổi, ngụ Q.1), một “dân chơi” chia sẻ việc cùng bạn vào bar, hay ra phố Tây Bùi Viện chơi mà không hút shisha, thổi bóng cười được cho là… lạc hậu.

“Vô đấy ai cũng sử dụng, mình phải làm theo chứ không người ta nói mình quê mùa. Hơn nữa, phải sử dụng cho biết vì đó là… xu hướng của giới trẻ”, My nói.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa T3, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho hay bản thân ông đã nhiều lần cảnh báo bóng cười vẫn mê hoặc giới trẻ. Nạn hít bóng cười đang phổ biến đã rất phổ biến. Bác sĩ Hiển cho biết chất khí được bơm vào bóng cười là N2O, có tên quốc tế là Dinitrogen monoxide; hoặc Nitrous oxide. Đồng thời người bán còn pha thêm tạp chất không rõ nguồn gốc vào bóng cười.

“Hiện nay, bóng cười chưa được xem là chất m.a t.úy và không bị cấm. Tuy nhiên, đã có những trường hợp phải đến bệnh viện khi sử dụng quá liều. Bệnh nhân khi lạm dụng bóng cười với tần suất cao và có xu hướng tăng liều sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tính tình thay đổi, cáu gắt, cộc cằn; tay chân bị tê hay còn gọi là tê bì; đau nhức xương cơ; rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ”, bác sĩ Hiển nói và cho rằng trường hợp bệnh nặng có thể bị tổn thương não và nhấn mạnh “tổn thương não là loại tổn thương không thể hồi phục”.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần phải mạnh tay dẹp nạn hít shisha và bóng cười vẫn mê hoặc giới trẻ.

Giá bóng cười, shisha trong một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) – HOÀNG MỸ

Ngoài bóng cười, shisha cũng luôn hút giới trẻ – HOÀNG MỸ

bóng cười vẫn mê hoặc giới trẻ – HOÀNG MỸ

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *