Đường – “sát thủ” âm thầm trong bữa ăn hàng ngày

Đường được xem là một “sát thủ” âm thầm gây hại cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều đường trong suốt thời gian dài bạn sẽ phải đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm sau đây.

Thừa cân, béo phì

Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ béo phì (Ảnh minh họa)

Ăn quá nhiều đường thường xuyên hoặc tiêu tụ các sản phẩm chứa đường fructose như bánh kẹo, nước ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh béo phì. Nạp nhiều đường không chỉ khiến tăng lượng insulin gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể mà còn gây mất kiểm soát, tăng hormone gây cảm giác đói khiến bạn ăn nhiều hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

Gây sâu răng

Đây là một trong những tác hại rõ nét nhất của đường đối với sức khỏe. Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ bị sâu răng cao hơn, bởi đường chính là loại thức ăn lý tưởng cho các loại vi khuẩn trong miệng. Các tác nhân gây hại này sử dụng đường và tạo ra axit khiến phần khoáng của răng bị ăn. Tình trạng này lặp lại thường xuyên dẫn đến sâu răng.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan

Đường được tạo thành từ fructose và glucose, được chuyển hóa trong gan thành lipid. Vì thế khi bạn ăn quá nhiều đường có nghĩa là gan phải làm việc quá sức và sản xuất lipid thừa, điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng của gan.

Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ (Ảnh minh họa)

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hepatology, việc tiêu thụ đường thường xuyên làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ, đặc biệt ở những người béo phì và thừa cân.

Mắc bệnh tim mạch

Chế độ ăn nhiều đường tác động rất tiêu cực đến tim mạch, thậm chí còn nguy hiểm hơn chất béo. Đường có thể gây tổn thương cho tim và động mạch, tăng mức insulin, tăng nhịp tim, huyết áp và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, người thường xuyên ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, động mạch vành cao hơn so với những người có chế độ ăn uống cân bằng.

Dễ mắc bệnh tiểu đường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, trong đó thói quen ăn uống nhiều đường cũng là một tác nhân rây ra căn bệnh này. Theo cấu tạo của cơ thể, tuyến tụy là cơ quan có chức năng sản xuất ra một loại hormone có tên insulin để kiểm soát và ổn định lượng đường trong m.áu. Tình trạng kháng insullin sẽ xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường.

Gây mụn trứng cá

Đường gây tác hại rất xấu đối với làn da của bạn (Ảnh minh họa)

Một chế độ ăn uống bao gồm thực phẩm và đồ uống có nhiều đường cực kỳ gây hại cho làn da của bạn. Chúng làm tăng lượng hormone androgen- một loại hormone gây rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da bị đổ nhiều dầu hơn nên dễ bị mụn trứng cá.

Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn dung nạp vào cơ thể quá nhiều đường trong suốt một thời gian dài. Nguyên nhân là do não cần một lượng nhất định glucose và insulin để hoạt động bình thường, tuy nhiên nếu bạn ăn nhiều đường sẽ khiến não bị quá tải glucose và insulin, dẫn đến tình trạng lo lắng, bồn chồn, tăng nguy cơ trầm cảm.

Thúc đẩy bệnh gout phát triển

Các loại đường phụ gia thường được tìm thấy trong nước ngọt có ga hay các loại đồ uống khác có thể khiến nồng độ axit uric trong m.áu tăng cao. Theo thời gian, lượng axit uric dư thừa sẽ lắng tụ tại khớp dẫn đến phản ứng viêm và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gout hình thành và phát triển.

Theo giadinhvietnam

“Hảo ngọt”, bộ phận nào của cơ thể phải chịu trận nhiều nhất?

Thói quen ăn nhiều đường của người Việt được thể hiện qua sở thích uống nước ngọt, ăn đồ ngọt thậm chí sữa của trẻ nhỏ cũng ngọt hơn bình thường.

Ảnh minh họa.

Những “siêu nhân” nghiện đồ ngọt

Bé Nguyễn Thành Khang 4 t.uổi ở Trung Hòa, Cầu Giấy nặng 32 kg, cháu Khang có thể tự mình ăn hết chiếc bánh gato size 16 cm trong sự ngỡ ngàng của cha mẹ.

Mẹ của Khang cho biết, từ lúc 1 t.uổi Khang đã thể hiện là cậu bé thích ăn đồ ngọt. Các loại hoa quả, bánh kẹo có vị ngọt đều làm cậu bé háo hức và đến nay nếu uống sữa không có đường Khang sẽ không uống. Cậu phải sử dụng đồ uống có đường.
Biết con rơi vào tình trạng béo phì nhưng để giảm béo cho con vô cùng khó khăn.

Chị Đỗ Thị Kim Oanh – 36 t.uổi ở Hà Đông, Hà Nội cao 1m55 nặng 73 kg. Chị Oanh ý thức được cân nặng của mình nhưng chị cũng là tín đồ của đồ ngọt. Tất cả các loại bánh kẹo ngọt đều hút hồn chị. Nhiều lần giảm cân đều thất bại vì thiếu đồ ngọt chị thấy người mình không được tỉnh táo.

Chị Oanh kể, khi nào stress hay làm việc không hiệu quả, chị Oanh lại làm cái bánh ngọt hay cái kẹo là tỉnh táo hơn. Không chỉ sử dụng bánh kẹo ngọt mà nước ngọt đóng chai, mật ong cũng là thứ thực phẩm chị yêu thích.

Tác hại của đường

Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, bình thường m.áu của chúng ta chứa một lượng đường cần thiết khoảng 0,8-1.2g/l, dưới dạng glucose. Glucose sẽ bị đốt cháy hay dự trữ trong tế bào để cung cấp năng lượng cho các cơ quan khi cần thiết.

Đường được tiêu hóa và hấp thu vào m.áu, nhưng để vào được bên trong tế bào nó cần có hormone insulin – đây là hormone được sản xuất và điều hòa bởi tuyến tụy. Nếu hormone insulin không đủ hoặc hoạt động không hiệu quả, glucose sẽ không vào bên trong tế bào được sẽ tích lũy trong m.áu.

TS Sơn cho biết nếu lượng đường>1,8g/l nó sẽ bị thải qua nước tiểu. Mặt khác, những tế bào bị thiếu glucose sẽ phải dùng những chất đốt dự trữ khác. Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào m.áu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết).
Nếu sự kiện này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao t.uổi, tụy hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đường, đường sẽ được hấp thu tại ruột non, đi vào hệ tuần hoàn và tới thẳng gan. Gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa phân tử đường.Nếu lượng đường tiêu thụ vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, thì gan sẽ không còn cách nào khác là chuyển hóa lượng đường thừa này thành chất béo.Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, khi gan chuyển hóa đường thành chất béo và gan bị phơi nhiễm với chất béo sẽ gây ra tình trạng kháng insulin.

Tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là một hội chứng bao gồm các bệnh như tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, các vấn đề về chất béo, bệnh tim mạch, ung thư hoặc mất trí.
Theo TS. Sơn, việc sử dụng đường cần trong chế độ vừa phải. Đối với phụ nữ không nên ăn quá 6 thìa cà phê đường mỗi ngày và nam giới không nên ăn quá 9 thìa, t.rẻ e.m thì chỉ dừng ở mức tối đa 4 thìa/ngày.

Cần có thói quen đọc thành phần sản xuất chứa đường trên nhãn để thấy hàm lượng đường trên các sản phẩm như thế nào. Ngoài ra, TS Sơn khuyến cáo người dân cũng không nên quá tin vào các nhà sản xuất khi các công ty thực phẩm cũng có thể tuyên bố sản phẩm của họ không có đường tinh luyện nhưng không có nghĩa là nó không có đường. Tên gọi của một số loại đường hóa học thường được sử dụng có thể là aspartame, Saccharin, Sucralose, Acesulfame kali.

Tuy nhiên, rất khó để thể nhận ra sự hiện diện của đường trong nước sốt, gia vị, trong món salat trộn, và các thực phẩm đóng hộp khác. Do vậy, nếu muốn hạn chế tiêu thụ đường, ngoài chú ý đến những nguồn thực phẩm cung cấp đường phổ biến như bánh kẹo, nước ngọt thì cũng nên chú ý tới các loại gia vị, sốt được sử dụng khi nấu nướng.

Theo vietQ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *