Hà Nội: Sốt xuất huyết “giảm nhiệt”

Theo báo cáo mới nhất về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21 đến 27/10), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 770 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 61 trường hợp so với tuần trước).

Như vậy, tích lũy từ đầu năm đến nay, TP ghi nhận 8.416 ca mắc sốt xuất huyết nhưng chưa có trường hợp t.ử v.ong. Hiện, 95,5% ca mắc sốt xuất huyết đã khỏi và được xuất viện.

Các chuyên gia kỳ vọng dịch sốt xuất huyết sẽ bị khống chế vào tháng 11.

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nhận định, với việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thời gian qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố đã có dấu hiệu chững lại, số ca mắc mới sốt xuất huyết đã giảm hơn so với những tuần trước đó.

Tuy nhiên, các quận, huyện, thị xã không được chủ quan mà phải tiếp tục duy trì biện pháp phòng bệnh, thường xuyên tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi, khống chế kịp thời các ổ dịch mới phát sinh.

Để tiếp tục kiểm soát tốt tình hình dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà N.ội yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát dịch, triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất. Mặt khác, huy động cán bộ y tế đáp ứng tối đa cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, đặc biệt là tại các ổ dịch có diễn biến kéo dài. Phấn đấu hết tháng 11/2019, thành phố sẽ khống chế được dịch bệnh sốt xuất huyết.

D.Ngân

Theo haiquanonline

12 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại một khu dân cư ở thị xã Kỳ Anh

Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), từ ngày 12/10 – 21/10, trên địa bàn xã xuất huyệt 12 ca mắc sốt xuất huyết.

Đoàn cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh vừa có buổi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại địa bàn thôn Đông Yên cũ (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh).

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch SXH cho người dân thôn Đông Yên

Qua kiểm tra thực tế tại các hộ cho thấy, vẫn còn nhiều nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết như: Người dân đang còn thờ ơ, không chịu thu gom, lật úp các phế thải đựng nước tại nơi mình sinh sống; các dụng cụ chứa nước xung quanh đường làng ngõ xóm như: chai, lọ hoa, bể cây cảnh, bể nước tại các công trình xây dựng… còn có ổ bọ gậy, nguy cơ dịch có thể sẽ bùng phát nếu chính quyền địa phương và người dân không vào cuộc phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Thôn Đông Yên cũ đã được bố trí tái định cư để phục vụ các dự án trên địa bàn nhưng hiện tại vẫn còn 158 hộ dân sinh sống tạm thời, do chưa di dời.

Tỷ lệ bọ gậy, loăng quăng ở thôn Đông Yên khá cao do công tác vệ sinh môi trường không được người dân chú trọng

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh Nguyễn Lương Tâm: Hiện, việc tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy trên địa bàn khu dân cư Đông Yên còn hạn chế; người dân còn thờ ơ, chưa quan tâm đến công tác phòng bệnh.

Mặt khác, đây là địa bàn đã được giải phóng mặt bằng nên phần lớn những ngôi nhà bị phá dỡ, bỏ hoang, rất khó khăn trong việc thu gom phế thải chứa đựng nước (là nguồn phát sinh loăng quăng, bọ gậy).

Nhà bỏ hoang không ai ở là nơi dễ phát sinh loăng quăng, bọ gậy…

Thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay là một trong những điều kiện thuận lợi để dịch sốt xuất huyết gia tăng. Vì vậy, để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết bùng phát cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các thôn lân cận, nhất là công tác diệt bọ gậy tại các nơi có nguy cơ gây bệnh.

Đồng thời, nâng cao ý thức người dân trong công tác phòng chống dịch, cũng như khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; tiếp tục tuyên truyền các biện pháp phòng tránh muỗi đốt như ngủ màn, kem xoa ngoài da, hóa chất diệt muỗi…

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra bệnh nhân bị mắc SXH đang điều trị tại Trạm Y tế xã Kỳ Lợi

Trong trường hợp nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời; không tự ý điều trị tại nhà.

Theo baohatinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *