Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng kiểu ăn ưa chuộng sự đậm đà không chỉ gây hại cho tim mà còn có thể dẫn đến một căn bệnh không thuốc chữa đang ngày một gia tăng.
Nghiên cứu mới của Đại học y khoa Weill Cornell ( New York, Mỹ) đã chứng minh mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối và nhóm bệnh mất trí nhớ – nguyên nhân gây t.ử v.ong sớm hàng thứ 5 thế giới theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Thí nghiệm ban đầu trên chuột cho thấy sau một thời gian thay đổi kiểu ăn, nạp nhiều muối hơn, các con chuột tỏ ra hoạt động kém hơn, thụ động hơn trong các bài kiểm tra nhận thức. Chỉ sau 12 tuần ăn mặn, chúng phải vật lộn trong các trò chơi nhận biết đồ vật và tìm đường đi qua mê cung, cho dù trước đó đã vượt qua dễ dàng.
Kiểu ăn với chén nước chấm đậm đà hoặc nêm nếm nhiều gia vị có thể gây họa cho bạn – ảnh minh họa từ Internnet
Các bước nghiên cứu sâu hơn đã tìm ra nguyên nhân: chế độ ăn nhiều muối đã thúc đẩy việc tích tụ Tau trong não. Tau là một protein độc hại, việc nó bị tích tụ trong não đã được chứng minh là gây suy giảm trí nhớ, phổ biến nhất là bệnh Alzheimer. Đồng thời, việc ăn mặn cũng gây rối loạn chức năng mạch m.áu não, hẹp lòng mạch ở một số mạch m.áu nhỏ nằm sâu trong não và ngăn chất dinh dưỡng được vận chuyển giữa các tế bào.
Những biểu hiện mà các chú chuột ăn mặn gặp phải cũng tương tự biểu hiện sớm của Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ khác ở người: giảm khả năng định hướng (lạc đường), gặp khó khăn trong việc học tập và các bài kiểm tra nhận thức…
Kết quả nghiên cứu đã chứng minh một lần nữa rằng đã đến lúc chúng ta nên tập ăn nhạt hơn. Trước đó, nhiều nghiên cứu và khuyến cáo sức khỏe đã cảnh báo nguy cơ bệnh tim mạch mà phổ biến nhất là cao huyết áp ở người hay ăn mặn. Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 5 g muối/ngày. Trong khi đó, theo kết quả Điều tra quốc gia về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 ở Việt Nam, 90% người Việt ăn đến 10 g muối/ngày. Tuy nhiên việc giảm muối có vẻ khó khăn với nhiều người bởi kiểu ăn được nêm nếm đậm đà dường như là một thói quen phổ biến trong nền ẩm thực nhiều quốc gia.
Nhóm bệnh mất trí nhớ cũng đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu mà WHO cảnh báo đang có xu hướng gia tăng và sẽ trở thành gánh nặng lớn trong tương lai. Đáng lo ngại hơn, dù đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu khắp thế giới, đến nay các bệnh mất trí nhớ vẫn không có thuốc chữa.
Theo nguoilaodong
10 bài test giúp bạn tự kiểm tra sức khỏe, sớm phát hiện mình đang mắc bệnh gì để điều trị kịp thời
Dưới đây là những bài test đơn giản bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà, nhằm dự đoán nguy cơ phát triển một số bệnh và đ.ánh giá xem có nên đi khám ngay hay không.
Các bác sĩ đều khuyên rằng, chúng ta nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 1 lần/năm. Và dĩ nhiên sẽ có vô số người không thể khám thường xuyên được bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể là điều rất quan trọng, bởi nó giúp bạn đ.ánh giá được tình trạng sức khỏe của mình và đi khám đúng lúc, ngay trước khi những triệu chứng bệnh xuất hiện. Nếu không may bị bệnh nan y, nguy cơ chữa khỏi cũng sẽ cao hơn.
Sau đây là tập hợp 10 bài tự kiểm tra và đ.ánh giá sức khỏe đơn giản bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà, giúp bạn nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.
1. Giữ thăng bằng khi đứng một chân: Kiểm tra bệnh về não
Đầu tiên bạn hãy đứng thẳng bằng hai chân, sau đó đưa một chân ra sau và nghiêng 1 góc 90 độ so với chân còn lại. Hai mắt không nhắm và giữ nguyên tư thế này trong vòng 60 giây.
Nếu bạn loạng choạng và không thể giữ vững dù chỉ mới ngoài 20 t.uổi, rất có thể bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về não trong tương lai gần. Bởi theo một nghiên cứu của Nhật Bản, 30% người không thể giữ thăng bằng trên một chân đều có siêu vi trong não!
Cụ thể hơn nó là dấu hiệu sớm về nguy cơ đột quỵ và các bệnh mất trí nhớ như Alzheimer. Mặc dù đây chỉ mới là những tín hiệu đầu tiên, nhưng nó có thể tác động ngay lập tức đến sự cân bằng sức khỏe cũng như trí nhớ của người bệnh.
2. Đứng và ngồi liên tục trên ghế: Kiểm tra sự dẻo dai của cơ bắp
Dân văn phòng hầu như luôn mắc rất nhiều bệnh bởi việc ngồi quá nhiều, ít nhiều cũng trên 8 tiếng mỗi ngày. Theo đó, bài kiểm tra này yêu cầu bạn hãy đứng ngồi liên tục trên một chiếc ghế. Đầu tiên hãy ngồi và sau đó đứng dậy, lặp lại liên tục 10 lần trong vòng 21 giây.
Theo nghiên cứu của Anh, những người trưởng thành làm bài tập này trơn tru có tỷ lệ sống cao hơn so với những người mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Bởi bài tập này là minh chứng cho sự dẻo dai của cơ bắp lẫn sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển của cơ thể và tim mạch.
3. Chạm tay vào ngón chân: Kiểm tra các vấn đề về tim mạch
Bạn ngồi vững trên sàn nhà, chân duỗi thẳng về trước mặt, sau đó ép người xuống sát chân và đưa tay với đến đầu ngón chân. Nếu bạn không thể làm được bài test này, chứng tỏ bạn có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch.
Các chuyên gia tại Đại học Bắc Texas lý giải rằng, chính do người bạn quá “cứng” nên tay không thể chạm đến chân. Bởi động mạch của cơ thể bạn đàn hồi kém, m.áu tuần hoàn chậm nên tim phải làm việc nhiều hơn để bơm m.áu đi khắp cơ thể. Lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Để cải thiện tình trạng này, bạn hãy duỗi thẳng người trước khi ngủ, sức khỏe sẽ cải thiện rõ rệt.
4. Kiểm tra nốt ruồi: Kiểm tra ung thư da
Nốt ruồi và ung thư da thật sự có mối liên hệ với nhau, bởi các triệu chứng ban đầu của ung thư da đều y hệt một chiếc nốt ruồi bình thường vậy. Chuyên gia da liễu Purvisha Patel – người sáng lập Visha Skin Care cho biết, bạn có thể tự quan sát những nốt ruồi trên da để phân biệt và phát hiện kịp thời xem liệu có phải là ung thư da hay không.
Nếu cả hai nửa của nốt ruồi đều giống nhau, có một đường viền rõ ràng thì hãy yên tâm, ngược lại thì nó chính là dấu hiệu của ung thư da. Theo tiến sĩ Patel, đường kính một khối u ác tính của ung thư da thường lớn hơn 6mm và có màu lạ. Nếu bạn phát hiện trên cơ thể mình có khối u như vậy thì lập tức đi khám ngay nhé.
5. Vừa leo cầu thang vừa nói chuyện hoặc hát: Kiểm tra tình trạng tim mạch
Leo cầu thang luôn được các chuyên gia đ.ánh giá cao bởi lợi ích nó mang lại cho sức khỏe. Vậy nên khi leo cầu thang, bạn hãy tận dụng thời cơ này để tự kiểm tra tình trạng tim mạch của bản thân luôn nhé.
Để làm bài kiểm tra này, bạn chỉ cần leo cầu thang trong khi đang nói chuyện hoặc hát một ca khúc nào đó. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, khó thở, khó khăn khi nói hoặc hát, đau thắt ngực thì hãy đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Theo tiến sĩ Jennifer Caudle – PGS tại Đại học Y học về xương thuộc Đại học Rowan, bài kiểm tra này không chỉ đ.ánh giá được sức khỏe tim mạch, mà còn cho thấy tình trạng phổi của bạn có tốt hay không. Có thể đó là những dấu hiệu của bệnh hen suyễn và viêm phế quản.
6. Đang nằm sau đó bật dậy: Kiểm tra xem có thiếu sắt không
Theo tiến sĩ Caudle, chóng mặt khi đứng dậy là một trong những dấu hiệu của thiếu chất sắt, thậm chí có thể là thiếu m.áu, huyết áp thấp, mất nước… Vậy nên bạn hãy tự kiểm tra bằng cách đang nằm duỗi thẳng trên sàn thì lập tức ngồi dậy rồi lại nằm xuống thật nhanh. Nếu có triệu chứng chóng mặt thì bạn cần đề phòng ngay.
Không chỉ đơn giản là thiếu sắt và thiếu m.áu, việc thay đổi vị trí đột ngột như vậy có thể liên quan đến sức khỏe của nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim, huyết áp, não, hệ thống thần kinh. Thế nên hãy gặp bác sĩ chuyên khoa ngay nếu bạn thấy chóng mặt khi làm bài test này nhé.
7. Dùng bút chì chạm vào ngón chân: Kiểm tra dấu hiệu bệnh tiểu đường
Bài kiểm tra này rất đơn giản: Hãy dùng đầu của bút chì và chạm vào ngón chân của bạn. Nếu bạn có cảm giác tê hoặc không có cảm giác thì hãy cẩn trọng, bởi đó chính là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường và tổn thương thần kinh.
Theo tiến sĩ Caudle, ngoài việc phát hiện bệnh tiểu đường thì bài kiểm tra này còn cho thấy dấu hiệu của các bệnh như Lupus và bệnh n.hiễm t.rùng như Lyme. Bạn có thể nhờ người khác làm bài kiểm tra này giúp mình, đ.âm đầu của bút chì vào một ngón chân bất kỳ với điều kiện là bạn không được nhìn thấy. Nếu bạn phát hiện được ngón chân nào vừa b.ị đ.âm thì cảm giác ở ngón chân vẫn còn tốt, bằng không thì hãy đi khám ngay lập tức.
8. Đặt tờ giấy lên cánh tay đang úp của bạn: Kiểm tra triệu chứng ban đầu của bệnh Parkinson
Đầu tiên hãy đặt một tờ giấy lên cánh tay của bạn và giữ nguyên tư thế này. Nếu bạn không thể giữ vững được tờ giấy và có dấu hiệu run rẩy thì đó là triệu chứng ban đầu của bệnh Parkinson – là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân.
Tiến sĩ Caudle cho biết, ngoài bệnh Parkinson thì run tay còn là dấu hiệu của việc cơ thể đang thiếu vitamin, hoocmon và tình trạng sức khỏe của hệ thần kinh. Vậy nên khi bạn cảm thấy run tay thì đừng xem nhẹ, mà hãy đến cơ sở y tế gần nhất để khám ngay nhé.
9. Nhìn vào các nếp nhăn trên lòng bàn tay: Xác định tình trạng thiếu m.áu
Ngoài việc xem tướng số tử vi, lòng bàn tay của bạn cũng tự nói lên được tình trạng sức khỏe của cơ thể đấy. Tiến sĩ Caudle cho hay, các nếp nhăn của lòng bàn tay là dấu hiệu để xác định tình trạng thiếu m.áu.
Hãy giữ bàn tay duỗi thẳng ra và tự nhìn xem tình trạng lòng bàn tay và các nếp nhăn. Khi bị thiếu m.áu thì lòng bàn tay sẽ trở nên nhợt nhạt, các nếp nhăn không hiện rõ. Và ngược lại, lòng bàn tay hồng hào kèm những nếp nhăn hiện rõ thì cho thấy tình trạng đường huyết bạn đang ổn định.
10. Tự hỏi bản thân 2 câu hỏi: Kiểm tra xem có bị bệnh trầm cảm không
Chỉ cần tự hỏi 2 câu đơn giản như: “Trong tháng vừa quan mình có điều gì phiền muộn, chán nản hay vô vọng không?”, “Mình có mất đi niềm vui khi làm việc không?”. Nếu bạn trả lời có dù chỉ một hay hai câu, đó chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm.
Theo tiến sĩ Deborah Serani, đây là hai câu hỏi được giới chuyên gia đ.ánh giá rất cao trong việc phát hiện trầm cảm. Bởi căn bệnh này phát triển một cách âm thầm và chỉ có bản thân bạn mới tự phát hiện được nó. Tiến sĩ cũng tư vấn rằng, hãy đến gặp chuyên gia để được theo dõi rõ ràng hơn bởi việc đ.ánh giá qua bài kiểm tra này không thật sự đầy đủ.
Theo The healthy/Helino