Hạnh phúc tập đi ở t.uổi… 62

“ Tập đi ở t.uổi 62, tôi cảm thấy mình cao quá, khổng lồ quá. Hạnh phúc của tôi khó có thể diễn tả hết. Đó là tự do rộng mở vì biết sớm mai này sẽ có lúc tôi lại tự mình làm được mọi việc, như thể tôi mới chỉ… 26 t.uổi”.

Cô bộ đội Bùi Thị Mùi không giấu được niềm hạnh phúc khi khoe về sự “thay da đổi thịt” của mình sau 2 lần ghép tế bào gốc điều trị liệt do chấn thương tủy sống tại Bệnh viện Vinmec.

Cổ tích giữa đời thường!

Bà Bùi Thị Mùi (ở xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ) chính là nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng “Cô bộ đội bế em bé” được nhiếp ảnh gia Trần Văn Thường chụp trong chiến tranh biên giới 1979. Bốn năm trước, sau khi bị cây đổ đè trúng người, bà bị chấn thương tủy sống và liệt nửa người dưới, ngay cả đại tiểu tiện cũng không thể chủ động, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ vào chồng.

Sau lần ghép tế bào gốc đầu tiên vào tháng 3/2019, chân phải của bà bất động hoàn toàn bắt đầu có thể nhấc lên khỏi mặt gường 15 – 20 độ. Bên chân trái khi nằm nghiêng có thể nhấc lên một chút có tiến bộ rõ rệt, cô đứng được trên chân trái.

Khi những tiến triển sau khi ghép tế bào gốc lần đầu tiên tại Bệnh viện Vinmec của “cô bộ đội” năm xưa được chia sẻ, người thân và cộng đồng đã rất mừng và mà chờ mong phương pháp điều trị mới này có thể viết trọn vẹn câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

“Tôi nhận được nhiều điện thoại và tin nhắn chúc mừng. Nhiều người cũng bị liệt mong muốn được chính tôi kể lại những tiến bộ của mình. Khi đó, họ mới thực sự tin và nhờ tôi tư vấn. Tôi mong rằng sự phục hồi kỳ diệu của tôi sẽ là động lực cho những người cùng cảnh ngộ không bao giờ từ bỏ hy vọng” – bà Mùi cho biết.

Sau lần ghép thứ 2 vào tháng 6/2019, chân phải của bà Mùi phục hồi thêm được 3/5 phần, có thể đứng trên đất. Bên chân trái đã cử động tốt và mềm mại. Từ chỗ phải có người đỡ mới ngồi dậy được, giờ đây đã có thể tự ngồi dậy và bước đi khi có xà đỡ. Bà đã đứng cả tiếng đồng hồ với dụng cụ trợ giúp mà vẫn thấy vững vàng. Một tiến bộ lớn khác, bàn tay trái vốn rất yếu của đã có thể vận động nhẹ, cầm nắm khá tốt, tay phải gần như khỏe hẳn.

Sau 2 lần ghép tế bào gốc, cô bộ đội Bùi Thị Mùi đã đứng cả tiếng đồng hồ với dụng cụ trợ giúp mà vẫn thấy vững vàng, dù trước đó cô bị liệt hoàn toàn thân dưới 4 năm.

Với những thay đổi này, không như những lần trước từ Phú Thọ về Hà Nội đều phải nằm cáng, khi trở lại Bệnh viện Vinmec để thực hiện lần ghép thứ 3 vào cuối tháng 9/2019 vừa qua, bà Mùi tự tin ngồi trên xe ô tô suốt quãng đường gần 120 km mà không thấy mệt.

Phục hồi đôi chân tê liệt nhờ ghép tế bào gốc

Một tuần nằm viện sau ca ghép tế bào gốc lần thứ 3 tại Bệnh viện Vinmec, “cô bộ đội” u uất vì nằm một chỗ dài ngày như trước như lột xác, trở nên một người khác hẳn.”Tất cả những biến chuyển của đôi chân, đôi tay và cơ thể ngày hôm nay, khi bị liệt có nằm mơ tôi cũng không thể tin. Vậy mà giờ đây, tôi đã phục hồi được đến 50 – 70%. Ở t.uổi 62 t.uổi, tôi lại như được sống lại t.uổi 20 ngày nào” – miệng nói, chân bà Mùi nhẹ nhàng đạp xe bon bon. Sức sống lấp lánh trong đôi mắt rạng ngời và nụ cười mãn nguyện không không biết mệt mỏi.

Đôi chân của cô từng liệt gần như hoàn toàn, ngồi xe lăn cả ngày giờ đây có thể nhẹ nhàng đạp xe bon bon.

“Có thể nói, tế bào gốc đã từng ngày đem lại sự phục hồi cho cô Bùi Thị Mùi. Những tiến triển ở lần ghép thứ 3 này đang giúp cô tiến gần hơn tới sự phục hồi hoàn toàn. Với sự tập luyện kiên trì của cô, việc trở lại đi được bình thường chỉ còn là thời gian”- GS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc công nghệ gen Vinmec tiên lượng về khả năng phục hồi của cô Mùi.

Có thể giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, thay đổi chất lượng cuộc sống là động lực suốt những năm qua để GS Liêm cùng các đồng nghiệp Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec say mê với các công trình nghiên cứu về tế bào gốc.

Mục tiêu của Viện là tập trung nghiên cứu theo hướng ứng dụng, nhằm chuyển đổi nhanh các phát minh trong nghiên cứu khoa học cơ bản về tế bào gốc và gen thành các liệu pháp y học để điều trị các bệnh nan y.

Cho đến nay, sau 5 năm tiếp cận lĩnh vực gen và tế bào, Vinmec đã “sở hữu” hàng chục công trình nghiên cứu chuyên sâu và đã công bố nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế có uy tín . Các ứng dụng tế bào gốc điều trị nhiều bệnh từ trước đến nay chưa có thuốc đặc trị như bại não, tự kỷ, liệt do chấn thương tủy sống, xơ gan… đã thu được những kết quả rất tốt đẹp.Vinmec đang là một trong những đơn vị đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực này.

Tại Hội thảo Liệu pháp gen và tế bào Vinmec lần thứ 3 dự kiến diễn ra ngày 31/10 tới, GS Nguyễn Thanh Liêm cùng các nhà khoa học Vinmec sẽ chia sẻ với y giới nhiều kết quả nghiên cứu tích cực

Ngày 31/10, Viện nghiên cứu Tế bào gốc & công nghệ gen Vinmec tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Liệu pháp gen và tế bào Vinmec lần thứ 3 (VCGT 19) với chủ đề “Liệu pháp gen và tế bào: Từ giấc mơi tới hiện thực” với sự tham gia hơn 500 đại biểu là các chuyên gia tế bào gốc, tế bào miễn dịch, công nghệ chỉnh sửa gen, y học hệ gen … từ các bệnh viện, trường đại học, Viện nghiên cứu cả nước và các hiệp hội chuyên ngành uy tín thế giới. Hội thảo sẽ tập trung vào các chủ đề ứng dụng tế bào gốc, tế bào miễn dịch và liệu pháp gen trong điều trị bệnh; các hướng nghiên cứu tế bào gốc vạn năng cảm ứng, chẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền, bệnh tự miễn và ung thư.

Đặng Linh

Theo vnmedia

Tế bào ung thư ‘bốc hơi’ nhờ kỹ thuật xạ trị chuẩn

Phương pháp xạ trị định vị thân (SBRT) đã trở thành lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ ung thư, ngay cả khi điều trị các khối u di căn bởi khả năng làm “bốc hơi” u triệt để, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ.

Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh – Trưởng Khoa Xạ trị Vinmec Central Park tư vấn cho người bệnh về phương pháp xạ trị SBRT

Tại TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Vinmec đã áp dụng công nghệ xạ trị này để điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân ung thư.

Hiện Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cũng đang triển khai áp dụng phương pháp này trong điều trị. Dự kiến, trong tuần sau sẽ bắt đầu điều trị cho bệnh nhân.

Chính xác đến từng milimet

Theo TS.BS Nguyễn Duy Sinh, Trung tâm Ung bướu Vinmec Central Park, ưu điểm nổi bật của phương pháp này là công nghệ xạ trị kỹ thuật cao chính xác đến từng milimet. Phương pháp này có thể phát liều xạ cao 5 – 10 lần khi đến khối u, đồng thời giảm liều nhanh chóng khi tiếp xúc mô lành. Ngoài ra, SBRT có thể xạ trị theo chuyển động của khối u và bộ phận cơ thể.

Xạ trị SBRT còn không gây đau cho người bệnh, thời gian xạ chỉ từ 7 – 10 ngày chứ không kéo dài vài tuần như xạ thường và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Ngày càng có nhiều loại bệnh ung thư được áp dụng được phương pháp này như ung thư phổi nguyên phát và di căn phổi; ung thư tụy, ống mật, gan nguyên phát và di căn, thận, tuyến t.iền liệt và vùng chậu, sarcomas, ung thư di căn ở cột sống.

Đối với xạ trị thường, tỷ lệ thành công sau 2 năm chỉ từ 30 – 40%, nhưng khi xạ bằng SBRT, tỉ lệ bệnh nhân sống thêm 2 năm lên tới 80 – 90%. Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy, hiệu quả xạ trị SBRT với ung thư phổi giai đoạn sớm tăng đến 200% so với xạ trị truyền thống, đồng thời người bệnh không bị viêm phổi do phóng xạ – tác dụng phụ thường gặp nhất trong xạ trị phổi thường quy. Điều đó có được nhờ khả năng đặc biệt xạ theo chuyển động cơ thể của SBRT.

Bác sĩ Hổ Văn Trung, trưởng khoa Xạ 4, Bệnh viện Ung bướu cho biết khi thực hiện phương pháp này các bác sĩ phải đảm bảo sự chính xác tuyệt đối vì số lần xạ trị ít hơn nhiều so với xạ trị thông thường, liều xạ cao hơn.

Sắp tới, Bệnh viện Ung bướu sẽ áp dụng phương pháp này điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tai mũi họng, ung thư đầu cổ trước đây đã được xạ trị nhưng giờ tái phát. Ngoài ra còn điều trị cho những trường hợp mắc bệnh ung thư vú nhưng có một vài nốt ở phổi (bướu phổi có kích cỡ dưới 5cm).

TS Duy Sinh nhận xét, phương pháp này có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều bệnh viện áp dụng. Lý do là phương pháp xạ trị siêu chuẩn này chỉ thực hiện được trên các máy gia tốc hiện đại có chi phí đầu tư lớn.

Ngoài ra, khi xạ trị SBRT bắt buộc bệnh viện phải trang bị đồng bộ hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp CT 4D, PET/CT, MRI… để định vị chính xác khối u và khu vực cần điều trị, kể cả khi u di chuyển theo chu kỳ thở. Điều này không phải bệnh viện nào cũng làm được.

Ngoài việc trang bị đồng bộ, bệnh viện còn phải có nhân lực giỏi chuyên môn và kinh nghiệm để đ.ánh giá và chỉ định SBRT chính xác đúng bệnh, liều phù hợp và theo sát kế hoạch xạ trị cho người bệnh mới đạt hiệu quả.

Đội ngũ bác sĩ, kỹ sư vật lý y khoa và kỹ thuật viên xạ trị Vinmec có mặt tại bàn điều trị, sử dụng tất cả các công nghệ hình ảnh tích hợp để điều trị SBRT chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh

Xạ trị của tương lai

Số người mắc bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Bệnh nhân ngày càng có nhu cầu được tiếp cận với các phương pháp sàng lọc và điều trị ung thư tiên tiến.

Hiện các tổ chức uy tín về ung thư trên thế giới như Hội xạ trị ung bướu châu Âu, châu Á và Mỹ (ASCO, ASTRO, ESTRO) công nhận SBRT có thể thay thế cho phẫu thuật cắt ung thư có kích thước dưới 5cm. Các chuyên gia dự báo phương pháp này sẽ phổ biến và có mặt ở hầu hết các trung tâm điều trị bức xạ trong những năm tới.

Các nghiên cứu của Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu cho thấy SBRT có thể thay thế phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn đầu hoặc nút mạch (TACE) trong ung thư gan, đồng thời kích thích cơ thể tăng khả năng đáp ứng với điều trị miễn dịch.

Phương pháp này loại bỏ được khối u mà người bệnh không phải chịu rủi ro trong phẫu thuật. Do vậy, phương pháp này phù hợp đặc biệt đối với người già yếu hoặc có nguy cơ cao khi mổ.

Với sự hỗ trợ của Đại học Pensylvania (Mỹ), Vinmec đang xây dựng Trung tâm Tim mạch và Ung bướu phát triển toàn diện về chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nhân lực và vận hành theo các tiêu chuẩn cao nhất thế giới đang áp dụng tại Mỹ.

Trong điều trị các loại bệnh ung thư, Vinmec hướng đến trình độ điều trị tương đương với các quốc gia phát triển ở khu vực.

Theo tuoitre

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *