B.é g.ái 10 t.uổi ở Đồng Nai được người thân đưa đến bệnh viện với các dấu hiệu do sốt xuất huyết, tuy nhiên do bệnh trở nặng nên bé đã t.ử v.ong.
Ảnh minh họa
Chiều nay, ông Phan Văn Phúc – Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai), cho biết vừa xảy ra một vụ t.ử v.ong do sốt xuất huyết.
Theo đó, nạn nhân là bé T.U. (10 t.uổi, ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Trước đó, vào ngày 6/10, người thân phát hiện bé U. bị sốt nên đưa đến điều trị tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai.
Tại đây, các bác sĩ nhận định bệnh nhi bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, bệnh nhi bị rối loạn đông m.áu nặng, n.hiễm t.rùng huyết, tổn thương đa cơ quan. Dù các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng đến ngày 27/10, bệnh nhi này đã t.ử v.ong.
Trước đó, vào ngày 12/8, tại Đồng Nai cũng ghi nhận trường hợp một phụ nữ ngụ tại huyện Trảng Bom t.ử v.ong do sốt xuất huyết, đến ngày 30/8 lại có thêm một bệnh nhi 8 t.uổi t.ử v.ong.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ tháng 1/2019 đến nay toàn tỉnh ghi nhận hơn 17.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó, có hơn 9.300 ca mắc sốt xuất huyết dưới 15 t.uổi.
Ngành y tế Đồng Nai đã tiến hành xử lý hơn 2.600 ổ dịch trong tổng số hơn 2.700 ổ dịch được phát hiện.
Theo vietnamnet
Nhiều biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết
Những tháng cuối năm 2019, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại nhiều địa phương trong cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp với số người mắc tăng cao, do chu kỳ của đỉnh dịch SXH thường vào tháng 10, 11 hàng năm.
Đáng lo ngại, số trường hợp bị SXH biến chứng nặng cũng đang có chiều hướng gia tăng nhưng nhiều người vẫn rất lơ là, chủ quan trong phòng ngừa, điều trị.
Những tuần qua, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc SXH bị biến chứng nặng, khiến việc điều trị rất khó khăn. Theo bác sĩ Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, nhiều trường hợp bị biến chứng nặng g.ây s.ốc, rối loạn đông m.áu, suy đa tạng và tổn thương gan.
Theo các bác sĩ, bệnh SXH do virus Dengue gây ra với 4 type gây bệnh D1, D2, D3, D4. Vì chưa có vaccine phòng bệnh nên người đã mắc SXH ở type nào chỉ có miễn dịch đặc hiệu đối với từng type đó, lần sau vẫn có thể mắc SXH bởi những type virus còn lại gây ra.
Bệnh SXH thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, lúc này người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Đây chính là lý do làm cho người bệnh chủ quan, nghĩ rằng bệnh đã đỡ, không tiếp tục điều trị hoặc tái khám, dẫn tới bệnh nặng và có thể t.ử v.ong.
Các biểu hiện bệnh trong giai đoạn này có thể là đau bụng nhiều, li bì, có thể kèm theo nôn ói, chấm xuất huyết rải rác ở mặt trước 2 cẳng chân và mặt trong 2 cánh tay, ra m.áu chân răng, ra m.áu mũi, nôn ra m.áu, đi ngoài phân đen hoặc m.áu… Vì thế, nếu cơ thể xuất hiện một trong các dấu hiệu trên, người bệnh cần phải được nhập viện ngay để điều trị vì đây là giai đoạn nguy hiểm của SXH.
Người dân cần biết cách tự phòng bệnh SXH bằng cách tránh muỗi đốt, phun thuốc diệt muỗi, thường xuyên vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng để tránh muỗi sinh sôi, phát triển.
Theo Cục Y tế dự phòng, tính đến tháng 10-2019, cả nước đã ghi nhận hơn 11.000 người mắc SXH, trong đó các địa phương ở khu vực phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM… vẫn là những điểm nóng của dịch SXH. Dự báo những tháng cuối năm 2019, tình hình dịch bệnh SXH sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc có thể tăng cao do đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch.
MINH KHANG
Theo SGGP