Bệnh viện đầu tiên tại Phú Thọ ứng dụng công nghệ phẫu thuật cột sống bằng robot

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân Trương Thanh Bình, 43 t.uổi, trú tại huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) sau khi phẫu thuật cột sống bằng robot.

Lắp đặt hệ thống robot trên người bệnh chuẩn bị phẫu thuật. Ảnh: benhviendakhoatinhphutho

Sáng 28/10, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, Bệnh viện đã làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân Trương Thanh Bình, 43 t.uổi, trú tại huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) sau khi phẫu thuật cột sống bằng robot. Phú Thọ là nơi có bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ này.

Trước đó, ngày 26/9, bệnh nhân Trương Thanh Bình nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng cột sống thắt lưng, không tự đi lại được, uống thuốc giảm đau nhiều tháng dẫn đến viêm dạ dày cấp. Sau khi được các bác sỹ thăm khám, hội chuẩn, người bệnh bị hẹp ống sống L4-L5 có chỉ định phẫu thuật. Các bác sĩ đã quyết định áp dụng robot trong mổ để định vị chính xác vị trí bắt vít cột sống L4, L5 theo kế hoạch đã định sẵn từ trước với độ chính xác cao nhất.

Ngày 28/9, bệnh nhân Trương Thanh Bình được gây mê, tiến hành gắn khung định vị trên xương sống; sau đó đồng bộ hóa hình ảnh 3D (hình ảnh Xquang đứng và xiên với ảnh chụp CT của bệnh nhân trước mổ kết nối thông tin với nhau để máy hiểu và thực hiện), chọn trạm điều hành cho robot (robot hoạch định chính xác hướng của vít, vị trí đặt vít). Bệnh nhân được tiến hành mổ dưới sự hướng dẫn và điều khiển của cánh tay robot.

Các bác sĩ xem xét các thông số về vị trí, hướng đi, kích thước của vít phù hợp với từng đốt sống được phẫu thuật. Ảnh: benhviendakhoatinhphutho

Nếu như trước đây để bắt 4 vít, với một phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm cần 1 tiếng 30 phút, nay với hướng dẫn của robot, việc bắt 4 vít chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. Sau mổ 2 ngày, bệnh nhân đã khỏe lại và có thể ngồi được.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, trong phẫu thuật cột sống, xác định đúng vị trí cần bắt vít rất quan trọng, mục đích để tránh gây tổn thương đến các dây thần kinh. Vì bắt vít bằng tay nên phải kết hợp với phương pháp chụp X-quang để đảm bảo độ chính xác. Kỹ thuật mổ ít xâm lấn cũng đồng nghĩa với việc các bác sĩ sẽ bị giới hạn khoảng nhìn trong vùng cần thao tác so với mổ mở, do đó sẽ phải chụp nhiều ảnh X-quang để quan sát hơn.

Ngoài ra, việc phát tia X nhiều có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người bệnh và phẫu thuật viên. Sử dụng robot thay thế sẽ giúp các bác sĩ định vị và tiến hành các thao tác chính xác nhất trên xương sống của người bệnh (độ chính xác tới 1mm) trong khi lượng tia phóng xạ phát ra được giảm thiểu tối đa để tránh gây hại cho cả bác sĩ và người bệnh.

Ngoài ra, việc sử dụng robot còn giảm những tổn thương không cần thiết đến các vùng mô và tế bào xung quanh, tránh được những rủi ro trong phẫu thuật, mang đến cơ hội điều trị tốt hơn cho những người bệnh mắc các bệnh lý về cột sống trong tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận./.

Tạ Văn Toàn

Theo TTXVN

Chữa gù lưng thành liệt nửa người

Phía BV kết luận đ.ánh giá về chuyên môn: “Có thiếu sót trong quá trình phẫu thuật không lấy hết đốt sống ngực 10”.

“Vợ tôi 43 t.uổi, bị tật gù lưng nhẹ khá lâu. Tuy nhiên, vợ tôi vẫn đi đứng bình thường cũng như quán xuyến chuyện nội trợ trong gia đình. Nghe nói phẫu thuật cột sống có thể chữa hết tật gù lưng nên tôi đưa vợ tìm đến một số bệnh viện (BV) ở TP.HCM. Tuy nhiên, các BV này từ chối”, ông NĐA (44 t.uổi, ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết.

Bị liệt sau hai lần mổ

“Qua sự giới thiệu của một bác sĩ (BS), tôi tiếp tục đưa vợ tới gặp PGS-TS V.V.Th. (cố vấn chuyện môn BV Trưng Vương, TP.HCM) và BS HNT (Khoa chấn thương-chỉnh hình BV Trưng Vương) để khám và điều trị” – ông A. kể.

Vài ngày sau, ông Th. và ông T. bảo ông A. đưa vợ tới một cơ sở y tế bên ngoài để chụp chiếu cột sống. Sau khi xem kết quả, hai ông Th. và T. cam kết mổ cho vợ ông A. hết gù lưng, không để lại biến chứng. “Tôi nhiều lần hỏi han và được ông T. trấn an bởi người mổ cho vợ tôi là ông Th., chuyên gia hàng đầu về giải phẫu cột sống” – ông A. nói thêm.

Ngày 27-5, vợ ông A. lên bàn mổ. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, vợ ông bị liệt và mất cảm giác từ phần thắt lưng trở xuống. Thời gian dài điều trị tích cực, bệnh tình vợ ông A. vẫn không tiến triển. Gần ba tháng sau, ông T. cho vợ ông A. chụp chiếu cột sống tại cơ sở y tế bên ngoài rồi tiến hành mổ khắc phục lần hai. Ông Th. cũng tham gia đợt phẫu thuật này.

Thế nhưng bệnh tình vợ ông không cải thiện sau mổ lần hai, vẫn bị liệt. Rồi BV Trưng Vương cho vợ ông xuất viện vào ngày 30-8. Ông phải đưa vợ tới BV Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM tiếp tục điều trị.

Ông A. đang chăm sóc vợ bị liệt sau mổ cột sống. Ảnh: TRẦN NGỌC

BV nhận thiếu sót

Đau xót khi vợ bị liệt nửa người, ông A. làm đơn gửi Sở Y tế TP.HCM vào cuối tháng 9-2019 kiến nghị làm rõ trách nhiệm từng cá nhân. Ngay sau đó Sở Y tế chỉ đạo BV Trưng Vương làm rõ vụ việc và gửi báo cáo về sở này.

Lúc này BV Trưng Vương mời gia đình ông A. làm việc. Sau vài lần trao đổi, trước mắt BV thanh toán cho vợ ông A. hơn 53 triệu đồng t.iền bảo hiểm y tế trong lần phẫu thuật đợt một. Riêng ông T. cũng hỗ trợ cho vợ ông A. gần 44 triệu đồng.

Tiếp theo, ngày 22-10, BV Trưng Vương có công văn gửi ông A. giải thích nguyên nhân vợ ông bị liệt sau mổ. Theo BV, những nguyên nhân có thể gây liệt bao gồm: “Thân đốt sống N10 còn tồn tại có thể gây chèn ép; khi nắn chỉnh có thể gây ra sự chèn ép; ảnh hưởng của mạch m.áu nuôi gây thiếu m.áu nuôi; hoặc do phối hợp các nguyên nhân trên”.

BV cũng kết luận đ.ánh giá sai sót chuyên môn như sau: “Có thiếu sót trong quá trình phẫu thuật không lấy hết đốt sống ngực 10”.

Về hướng khắc phục, BV chia sẻ và hỗ trợ chi phí nằm viện, chi phí hai đợt phẫu thuật, kể cả chi phí điều trị tại BV Phục hồi chức năng-Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM của vợ ông A. Ngoài ra, BV cũng hỗ trợ chi phí tập phục hồi chức năng cho vợ ông A. trong vòng hai năm.

“BV thừa nhận là có thiếu sót trong quá trình phẫu thuật và đây có thể là nguyên nhân khiến vợ tôi bị liệt. Tôi chỉ muốn làm rõ trách nhiệm từng cá nhân để sau này không có người rơi vào trường hợp giống vợ tôi” – ông A. chia sẻ.

Bệnh viện sẽ giải quyết hợp lý hợp tình

Ban đầu lãnh đạo BV không nắm được sự việc nói trên nên không tổ chức thăm hỏi vợ ông A. Chỉ khi BV nhận được đơn kiến nghị của ông A., cùng lúc Sở Y tế TP.HCM có công văn yêu cầu làm rõ thì lãnh đạo BV mới biết vụ việc và chỉ đạo bộ phận liên quan giải quyết ngay.

BV thừa nhận có thiếu sót trong quá trình phẫu thuật vợ ông A. và đây có thể là nguyên nhân gây liệt. BV sẽ quy trách nhiệm cụ thể từng cá nhân.

Bên cạnh đó, BV cũng đã đưa ra hướng giải quyết sao cho hợp lý hợp tình. Nếu gia đình ông A. không đồng ý cách giải quyết của BV thì có quyền khiếu nại cấp cao hơn.

BS LÊ THANH CHIẾN, Giám đốc BV Trưng Vương

Thanh tra sở chờ báo cáo của BV

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM có nhận được đơn của ông A. Nội dung đơn cho rằng BV Trưng Vương thiếu trách nhiệm trong trường hợp phẫu thuật cột sống cho vợ ông dẫn đến bị liệt.

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã chuyển đơn ông A. đến lãnh đạo BV Trưng Vương để giải quyết và báo cáo kết quả cho Thanh tra sở.

Ông NGUYỄN MẠNH CƯỜNG, Quyền Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM

TRẦN NGỌC

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *