Điều tối kỵ khi bị ngộ độc thực phẩm

Theo các bác sĩ nếu có hiện tượng ngộ độc thực phẩm lại cố uống thuốc cầm tiêu chảy hay nôn ói thì bệnh càng nặng hơn thậm chí có thể gây n.hiễm t.rùng tạng.

Bát canh chua để từ trưa có nguy cơ nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Suýt c.hết vì bát canh

Chị Đỗ Thị Hà – Hà Đông, Hà Nội không thể nào quên được việc chị đã chạm tới tử thần. Chị Hà kể, cách đây vài tháng gia đình về quê hết, chỉ còn chị ở lại Hà Nội. Khi đi làm về, chị Hà thấy bát chua nấu từ buổi trưa cho vào lò vi sóng quay lên ăn tạm.

Khi ăn cơm từ 7h tối thì đến khoảng 12h đêm, chị Hà đau bụng dữ dội kèm theo nôi ói, tiêu chảy. Cơn đau khiến chị không chịu nổi nên chị Hà vội vàng vào tủ thuốc gia đình lấy viên thuốc cầm tiêu chảy và giảm đau ra uống.

Kết quả, chị đỡ đau hơn và chỉ còn đi tiêu chảy 1,2 lần nữa. Mệt quá, chị chìm vào giấc ngủ. Đến buổi sáng ngủ dậy, chị Hà thấy da người phỏng đỏ rát, người sốt cao mệt mỏi.

Chị Hà vội vàng nhờ hàng xóm đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại BV 103 bác sĩ cho biết chị bị ngộ độc thực phẩm nặng và có dấu hiệu n.hiễm t.rùng toàn thân do chất độc lưu cữu lại.

Sai lầm của chị Hà đó là khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm lại uống thuốc cầm tiêu chảy để chất độc không được thải ra bên ngoài. Chị Hà phải điều trị cả tháng. Từ sau đợt ngộ độc đó, chị không còn muốn ăn nhiều. Đường tiêu hóa cũng yếu hẳn, ăn đồ lại là bụng ậm ạch, khó chịu. Đây cũng là bài học cho chị về việc sơ cứu ngộ độc thực phẩm như thế nào.

Trường hợp của anh Hoàng Văn Thành – 41 t.uổi, Linh Đàm, Hà Nội cũng tương tự. Anh Thành đi ăn ở ngoài về thì đến chiều miệng nôn, trôn tháo. Mẹ anh đưa cho anh viên thuốc loperamid cầm tiêu chảy có sẵn ở nhà. Ngay sau khi uống thuốc hiện tượng giảm. Tuy nhiên nửa đêm anh Thành lại đau bụng kèm theo sốt cao.

GS Nguyễn Khách Trạch – BV Đa khoa An Việt

Bác sĩ cho biết anh bị n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm lại uống thuốc cầm tiêu chảy làm cho chất độc lưu cữu trong ruột gây n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa nặng.

Vì sao tiêu chảy không được uống thuốc cầm?

Theo GS Nguyễn Khách Trạch – nguyên Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ tại BV Đa khoa An Việt, khi bị tiêu chảy nhiều người vội vàng uống thuốc cầm tiêu chảy mà quên rằng tùy theo nguyên nhân. Trường hợp nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm nếu uống thuốc cầm tiêu chảy thì cực kỳ nguy hiểm.

Khi ngộ độc thực phẩm do chất độc nào đó hoặc do vi khuẩn, nấm men, điều đầu tiên được các bác sĩ ưu tiên đó là cho đường ruột thải bớt chất độc, vi khuẩn… ra ngoài nhằm giảm mức độ bệnh. Nếu uống ngay thuốc cầm tiêu chảy, có thể sẽ khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn vì độc tố, vi khuẩn không được thải ra ngoài mà tồn tại trong dạ dày, đường ruột gây nên tình trạng n.hiễm t.rùng nặng.

Theo bác sĩ Trạch, ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều tác nhân trong đó có ngộ độc do Salmonella. Đây là loại n.hiễm t.rùng, nhiễm độc thức ăn, thường xảy ra trong giai đoạn ngắn. Biểu hiện nhiễm độc do độc tố của vi trùng là buồn nôn, nhức đầu, choáng váng… sốt, nôn, tiêu chảy nhiều lần, phân nhiều nước đôi khi có m.áu.

Còn ngộ độc thực phẩm do tụ cầu (staphylococcus) ban đầu người bệnh thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn dữ dội, đau quặn bụng, tiêu chảy, đau đầu, mạch nhanh, có thể sốt nhẹ.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, nguyên tắc đầu tiên làm làm sao tống hết chất độc ra ngoài. Cách gây nôn đơn giản nhất mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Nếu không kịp pha nước muối thì có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Sau khi gây nôn, nếu thấy nôn ra được hầu hết thức ăn thì để người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi sát và nếu có bất cứ triệu chứng gì khác lạ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Sau đó tiến hành các biện pháp bù nước cho nạn nhân. Có thể bù nước bằng cách uống orezol pha theo tỷ lệ khuyến cáo của thuốc. Uống orezol để tránh tình trạng mất nước. Sau đó đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Tuyệt đối không uống bất cứ loại thuốc cầm tiêu chảy hay bất cứ loại thuốc giảm đau nào. Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm có khá nhiều loại mà đôi khi chúng ta vô tình gặp phải như các loại cá độc, nấm độc, thức ăn bị ôi thiu… Vì vậy cần hết sức cẩn trọng với dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm để sơ cứu và điều trị kịp thời.

Khi bị tiêu chảy, việc đầu tiên cần nghĩ đến là bù nước và điện giải bằng dung dịch oserol (có bán tại các nhà thuốc). Chỉ có điều cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì để được dung dịch đạt tiêu chuẩn. Tránh pha loãng quá hoặc đặc quá sẽ gây hại cho cơ thể.

Theo infonet

53 người bị ngộ độc thực phẩm của Công ty Theodore Alexander đã xuất viện

53 công nhân thuộc Công ty TNHH Theodore Alexander ( Thủ Đức) phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm (NĐTP) đã được điều trị an toàn, xuất viện vào tối 24-10.

Liên quan tới vụ việc hàng loạt công nhân của Công ty TNHH Theodore Alexander phải nhập viện vì cấp cứu do ngộ độc thực phẩm ( NĐTP), sáng 25-10, ông Lương Hoàng Liêm-Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện (BV) quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh cho hay, tính cho tới chiều tối ngày 24-10, khoa cấp cứu của BV cùng phối hợp với lực lượng cấp cứu Ngoại viện 115 của và lực lượng y bác sĩ thuộc các đơn vị y tế trên địa bàn, BV đã tổ chức tiếp nhận, thu dung, cấp cứu, điều trị cho tổng số 53 trường hợp công nhân thuộc Công ty TNHH Theodore Alexander – Khu chế xuất Linh Trung 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức vào do NĐTP.

Trong đó có 16 ca được đưa vào khoa cấp cứu, theo dõi, điều trị; 37 ca Được chuyển ra phòng chum.

16h cùng ngày, 52 ca đã được xuất viện ra về; 1 trường hợp do có triệu chứng đi ngoài mất nước nhiều đã được theo dõi tới tối 24-10 thì được xuất viện.

Như vậy cả 53 ca có triệu chứng NĐTP đã được theo dõi, điều trị an toàn. Tất cả các bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên theo nhận định, không có ca nào nặng.

Một trong 16 trường hợp được đưa vào khoa cấp cứu của bệnh viện quận Thủ Đức.

Khoảng 16h30 cùng ngày, đoàn công tác của Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã cử các bác sĩ và chuyên viên kỹ thuật xuống trực tiếp tại bệnh viện phối hợp lấy mẫu điều tra dịch tễ, tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc. Ban này cho biết, sẽ công bố nguyên nhân gây NĐTP khi có kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm nghi ngờ.

Cả 53 trường hợp công nhân đều được cấp cứu kịp thời, xuất viện an toàn.

Huyền Nga

Theo CAND

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *