Chiều 29-10, Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cơ sở 2 cho biết, các y bác sĩ Bệnh viện vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cứu sống b.é g.ái sơ sinh bị dây rốn thắt nút cản trở tuần hoàn.
Trước đó, chiều 23-10, sản phụ Hồ Thị Dịu H (SN 1993, trú ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) được gia đình chuyển vào Khoa phụ sản Bệnh viện T.Ư Huế cơ sở 2 với chẩn đoán thai 40 tuần 3 ngày/thiểu ối/ thai kém phát triển/ vảy nến toàn thân, cân nặng thai nhi ước tính 2,1kg.
Quá trình theo dõi sản phụ chuyển dạ, các bác sĩ phát hiện nhịp tim thai bất thường. Ngay sau đó, ê kíp bác sĩ sản khoa phối hợp cùng bác sĩ gây mê hồi sức của Bệnh viện đã hội chẩn và nhanh chóng tiến hành phẫu thuật lấy thai lúc 22h20 ngày 24-10. Trong quá trình phẫu thuật, dây rốn bị thắt nút cản trở tuần hoàn thai nhi, nếu không được can thiệp kịp thời thì cháu bé sẽ t.ử v.ong. Tuy nhiên, các bác sĩ đã xử lý thành công để cứu sống trẻ sơ sinh này.
Mẹ con sản phụ H sau ca phẫu thuật.
BS CKII Bùi Phim, Trưởng khoa sản, Bệnh viện T.Ư Huế cơ sở 2 cho biết, dây rốn trung bình dài từ 40-60cm và có đường kính 1,5-2cm, có vai trò vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai tới bào thai. Việc dây rốn bị thắt nút là trường hợp hiếm gặp trong quá trình mang thai với tỷ lệ khoảng 0,3-2%. Dây rốn thắt nút rất nguy hiểm, đặc biệt quá trình chuyển dạ càng kéo dài thì nguy cơ t.ử v.ong của bé càng cao (gấp 4 lần bình thường) nếu không được xử lý kịp thời.
Dây rốn trẻ sơ sinh con của sản phụ H bị thắt nút được các bác sĩ phát hiện, xử lý kịp thời.
“Việc chuyển dạ ở thai nhi có dây rốn thắt nút cần được theo dõi nghiêm ngặt bằng monitoring tim thai để phát hiện sớm dấu hiệu thai suy và mổ lấy thai kịp thời. Hiện không có biện pháp phòng ngừa dây rốn thắt nút, các bà mẹ mang thai nên khám thai định kỳ, siêu âm thai ít nhất ba lần trong quá trình mang thai và nên quan tâm đến các chương trình tầm soát trước sinh, siêu âm đ.ánh giá tình trạng dây rốn trong suốt thời kỳ mang thai mới giúp phát hiện sớm, ngăn ngừa biến chứng trước, trong và sau sinh”, bác sĩ Phim khuyến cáo.
Hiện mẹ con sản phụ H đang dần ổn định sức khoẻ và dự kiến ngày 30-10 sẽ được cho xuất viện.
Anh Khoa
Theo CAND
Mới 3 t.uổi, b.é t.rai mắc ung thư di căn
Hôm nay, 17/10, các bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vui mừng thông báo, ca phẫu thuật chữa ung thư tuyến giáp thể tủy cho bé N.Q.D (3 t.uổi, Quảng Bình) đã thành công.
Họ vui mừng vì hai điều: căn bệnh ung thư quái ác trên cơ thể bé D. đang được điều trị và Bệnh viện vừa thực hiện thành công thêm một ca phẫu thuật khó.
Bác sĩ phẫu thuật cho bé 3 t.uổi mắc ung thư di căn.
2 tháng trước, bé N.Q.D (3 t.uổi, Quảng Bình) bỗng dưng bị khò khè, khó thở nhưng sau khi được gia đình đưa đi thăm khám ở nhiều nơi, sử dụng nhiều loại thuốc, bệnh tình của bé không thuyên giảm. Bố mẹ quyết định đưa con tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám thì được biết D. đã mắc ung thư tuyến giáp thể tủy di căn, phải phẫu thuật sớm.
PGS.TS Trần Ngọc Lương – Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương – nhận định, bé D. là trường hợp mắc ung thư tuyến giáp nhỏ t.uổi nhất được phát hiện tại Bệnh viện. Ung thư đã di căn nhiều ở hạch cổ 2 bên của D., còn khối u tuyến giáp phát triển lớn chèn ép khí quản gây khó thở.
Ảnh chụp CT khối u của bé D.
Bên cạnh đó, do mức độ di căn lan rộng vào dây thần kinh, tĩnh mạch cảnh và khí quản, khối u gây đè bẹp khí quản nên quá trình gây mê cho bé D. rất khó khăn. Ngoài ra, việc sử dụng liều lượng thuốc cùng cần được cân nhắc kỹ lưõng.
“Đặc biệt, việc phẫu thuật cho các bệnh nhi nhỏ t.uổi đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm cả về phẫu thuật mạch m.áu và nội khí quản mới có thể thực hiện được” – PGS. TS. Trần Ngọc Lương cho biết.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, đã thực hiện thành công, không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, PGS. TS. Trần Ngọc Lương cũng thông tin, vì ung thư tuyến giáp thể tủy di căn hiếm gặp, có yếu tố di truyền, nên Bệnh viện cũng sẽ kiểm tra và sàng lọc ung thư trong gia đình của bé D. để có hướng điều trị kịp thời.
Theo viettimes