Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là giai đoạn rắn hung hãn và hay di cư nhất, chúng không những có mặt ở trong các bụi rậm, các hốc đá, mà chúng còn xuất hiện ở trên đường phố, thậm chí còn bò cả vào nhà để tấn công t.rẻ e.m.
Gần đây, có rất nhiều trường hợp t.rẻ e.m bị rắn cắn được báo chí đưa tin khiến các cha mẹ hoang mang. Cụ thể như trường hợp ở Long An, nửa đêm cả nhà đang ngủ chợt nghe con hét thất thanh, bố mẹ mới giật mình tỉnh dậy phát hiện con bị rắn độc cắn, hay vụ em bé vô tư nghịch con rắn đang ngoe nguẩy trong giỏ đồ chơi ở Bình Dương. Rắn không những có mặt ở trong các bụi rậm, các hốc đá, mà nó còn xuất hiện ở trên đường phố, ngoài bãi biển, thậm chí rắn còn bò cả vào nhà để tấn công t.rẻ e.m.
Bé 2 t.uổi thoát c.hết trong gang tấc sau khi bị rắn độc cắn
Ngày 08/10 vừa qua, cha mẹ của Atlas Johnson (2 t.uổi) đã vui mừng và cảm thấy may mắn khi con trai của họ đã thoát c.hết trong gang tấc sau khi bị một con rắn độc tấn công ở Hilty, Nam Carolina (Mỹ).
Nọc độc rắn đã khiến mô chân của Atlas bị hư hoại nghiêm trọng, chân cậu bé tím bầm xanh đen.
Gregory Johnson, cha của Atlas, kể: “Tối hôm đó, chúng tôi đang đi trên đường ra bãi giữ xe. Tôi đi trước, Atlas theo ngay sau tôi và thằng bé đã bị rắn cắn ngay tại đây. Nghe con hét lên, tôi vội quay lại rồi bế con lên thì thấy chân con bị c.hảy m.áu và có hai dấu răng nanh”. Gregory vội nhìn xuống đất và phát hiện ra có một con rắn ở đấy. Ngay lập tức, anh cùng Taylor Gibson, mẹ của Atlas, nhanh chóng đưa cậu bé đến Trung tâm y tế Conway.
Con rắn đã tấn công Atlas.
Tại đây, Atlas đã được theo dõi trong suốt bốn giờ bởi các bác sĩ, sau đó, họ cho cậu bé về nhà để theo dõi thêm. Nhưng đến sáng hôm sau, chân Atlas sưng to và bắt đầu chuyển sang màu đen, cha mẹ của cậu bé lại mau chóng đưa con trở lại bệnh viện. Taylo nhớ lại: “Khi chúng tôi trở lại bệnh viện, hình chụp cho thấy nọc độc rắn đã khiến mô chân của Atlas bị hư hoại nhanh như thế nào. Mặc dù vết cắn của rắn đồng thường không gây t.ử v.ong cho người lớn, nhưng chúng đặc biệt nguy hiểm đối với t.rẻ e.m”.
“Các bác sĩ đã thảo luận và quyết định lấy “độc trị độc”, nghĩa là lấy nọc độc rắn trị nọc độc rắn và họ hỏi chúng tôi có đồng ý với cách điều trị này không. Chúng tôi chỉ biết nói rằng hãy làm những gì mà bác sĩ thấy cần phải làm, và chúng tôi chỉ mong con chúng tôi khỏe mạnh trở lại”, cô cho biết thêm.
Sau khi được các bác sĩ điều trị, chân của Atlas đã bớt hơn rất nhiều.
Sang đến ngày hôm sau, mặc dù không còn bị ảnh hưởng thêm, nhưng chân của Atlas vẫn bị bầm tím, xanh đen. Các bác sĩ đảm bảo Atlas sẽ hồi phục hoàn toàn, nhưng vụ việc lần này đã khiến cha mẹ cậu bé lo lắng về việc để con trai rời khỏi tầm mắt của họ. “Tôi vẫn còn sợ hãi khi để con ra ngoài bãi cỏ chơi. Tôi bị ám ảnh, vì chúng tôi ở ngay bên cạnh con, chỉ cách một bước chân, nhưng đã không thể ngăn chặn khi sự việc xảy ra”, Gregory nói.
Đi trên vỉa hè cũng bị rắn cắn
Vụ việc Atlas bị rắn đồng cắn ở trên đường phố không phải là trường hợp đầu tiên. Vào tháng 4/2019, bà mẹ Lauren Heldreth đến từ Mỹ đã nói với sự ngạc nhiên khi con trai cô, Brooks, bị rắn tấn công ngay trên vỉa hè, chỉ cách nhà có vài bước chân. Cô kể: “Ngay khi bị rắn cắn, Brooks bắt đầu la hét điên cuồng, vừa hét vừa chỉ vào chân của mình. Tôi nhìn xuống và thấy một con rắn nhỏ”. Lauren cho biết đó là một con rắn đồng – một loài rắn rất phổ biến ở vùng Đông Bắc Florida, nhưng cô không bao giờ nghĩ nó lại xuất hiện ở trên đường phố.
Lauren cho biết Brooks đã phải dùng thuốc chống nọc độc và phải ở lại khoảng 1 tiếng rưỡi trong bệnh viện để theo dõi.
Lauren cho biết Brooks đã phải dùng thuốc chống nọc độc và phải ở lại khoảng 1 tiếng rưỡi trong bệnh viện để theo dõi. Sau đó, cậu bé được xuất viện về nhà để hồi phục và làm một số liệu pháp điều trị, tập luyện.
Sau vụ việc này, Lauren không bao giờ còn dám cho con đi chân trần trên đường nữa, và cô cũng khuyên mọi người nên làm điều đó: Hãy đi giày, loại cao cổ càng tốt, để bảo vệ chân khỏi rắn cắn.
Rắn nấp dưới gầm tủ lạnh và chui ra cắn bé 9 tháng t.uổi
Rắn không những xuất hiện trên đường, mà nó còn có thể chui vào trong nhà và tấn công trẻ nhỏ. Bởi cũng trong tháng 6 năm nay, một con rắn dài 1,5 mét đã chui vào một ngôi nhà ở Boston (Mỹ) và cắn một đ.ứa b.é 9 tháng t.uổi đang chơi trên sàn bếp.
James vô tư ngồi chơi với nồi và chảo ngay bên cạnh con rắn đã cắn mình.
Jenna Lees-Rolfe cho biết cô đã rất sợ hãi khi phát hiện ra con rắn sữa nằm cuộn tròn bên cạnh con trai mình, James, khi cậu bé đang chơi với nồi, chảo. Con rắn đã cắn cậu bé nhưng may mắn nó là loài rắn không có độc. Tuy nhiên, để yên tâm, Jenna vẫn đưa con đến bệnh viện, tại đây, các bác sĩ đã kiểm tra và kết luận cậu bé không sao.
Jenna nói: “Tôi vẫn còn bị sốc khi nhìn thấy con rắn ở ngay bên cạnh James. Lúc đó, tôi đang chuẩn bị bữa sáng. Tôi không nghe con tôi khóc gì cả, thằng bé đang chơi với nồi và chảo. Khi quay lại, tôi thấy cảnh tượng hãi hùng”.
Con rắn đã vào nhà thông qua nhà để xe và chui xuống dưới gầm tủ lạnh để ẩn nấp.
Ngay khi hay tin, Trung tâm kiểm soát động vật của Mỹ đã đến và tiến hành mang con rắn đi chỗ khác, đồng thời họ xác định rằng con rắn đã vào nhà thông qua nhà để xe và chui xuống dưới gầm tủ lạnh để ẩn nấp.
Vậy làm thế nào để phòng tránh việc trẻ bị rắn tấn công?
Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều trường hợp t.rẻ e.m bị rắn cắn ở trên thế giới. Do đó, các cha mẹ phải thật cẩn trọng khi trông coi trẻ, nhất là vào giai đoạn loài rắn hung hãn, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tuy rằng tỷ lệ t.ử v.ong do rắn độc cắn là cực kỳ hiếm, ít hơn 1% trong các trường hợp, nhưng nạn nhân bị rắn cắn luôn phải chịu đau đớn và tàn tật nếu không được cấp cứu kịp thời.
Dưới đây là một số việc mà cha mẹ nên làm để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị rắn cắn:
– Thường xuyên cắt tỉa hàng rào, dọn cỏ và chặt bỏ các bụi cây trong vườn.
– Thường xuyên quét dọn nhà cửa, nhất là những ngóc ngách như gầm bàn. gầm ghế, gầm giường, gầm tủ.
– Không để t.rẻ e.m chơi ở những vùng trống, cỏ cao.
– Mặc quần dài và mang giày bít mũi hoặc ủng khi cho trẻ chơi ngoài ở ngoài trời.
Theo Helino
Bé 9 t.uổi bị rắn độc cắn khi đang ngủ
Bác sĩ khuyến cáo khi bị rắn cắn nếu không bắt được con rắn thì nên nhận dạng được hình dáng bên ngoài của nó để bác sĩ có thể đoán biết đó là rắn gì mà dùng huyết thanh kháng nọc phù hợp, điều trị hiệu quả.
Bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 – ẢNH: CTV
Ngày 23.10, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhi R.H (9 t.uổi,ngụ Đắk Lắk) do bị rắn độc cắn.
Anh Y, bố bệnh nhi kể, khoảng 3 giờ sáng 18.10, khi con đang ngủ trong nhà thì rắn bò vào cắn lên chân. Bé la lên thì gia đình thức dậy, bật đèn và phát hiện con rắn nên đ.ập c.hết. Gia đình lại bó chân, lấy lá đu đủ ốp vào vào vết cắn nhưng sau đó bé than mệt, tức ngực nên đưa bé lên trạm xá địa phương và chuyển lên bệnh viện tỉnh. Lúc này bé đã ngất, được đặt nội khí quản thở máy và chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Lúc nhập vào Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi trong tình trạng suy hô hấp, kém tiếp xúc, yếu liệt tay chân, đồng tử giãn 4 mm hai bên. Với các dấu hiệu do gia đình kể lại, các bác sĩ nghi bệnh nhi bị rắn cạp nia cắn và đã truyền huyết thanh kháng nọc loại rắn này. Bệnh nhi đã được truyền 25 lọ huyết thanh, vẫn còn suy hô hấp nhiều nhưng ngón chân đã nhúc nhích được.
Theo bác sĩ, với tình trạng của bé, cần ít nhất 1 tháng để có thể hi vọng hồi phục. Tuy nhiên, hoàn cảnh của bé rất nghèo, bệnh viện mong các mạnh thường quân hỗ trợ chi phí điều trị cho bé.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn thì cách sơ cứu tại chỗ là rửa sạch vết thương, ga rô tĩnh mạch và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Riêng với rắn cạp nia, chỉ có một số bệnh viện lớn mới có huyết thanh kháng nọc rắn này, do đó người dân phải hết sức cảnh giác để tránh gặp nguy hiểm.
Theo Thanh niên