Trường hợp một bệnh nhân tại Đà Nẵng gần như mất hết thị lực vì tự ý sử dụng thuốc Tobradex tiếp tục là lời cảnh báo mạnh mẽ về hậu quả cho việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương – đã chia sẻ với VietTimes về những hậu quả đáng sợ khi tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt nói chung và thuốc Tobradex nói riêng.
Tự ý sử dụng thuốc Tobradex, đôi mắt có thể bị tổn thương nặng, thậm chí mù lòa.
Tobradex – từ “thần dược” …
Tobradex là thuốc có chứa dexamethasone và tobramycine, được chỉ định khá rộng rãi cho các bệnh lý viêm nhiễm tại kết mạc, giác mạc, bờ mi, viêm màng bồ đào trước… do nhiễm khuẩn, dị ứng, rối loạn miễn dịch. Thuốc còn được dùng sau phẫu thuật bề mặt nhãn cầu, hay phẫu thuật vào nội nhãn để hạn chế viêm nhiễm.
Trong đó, dexamethasone là hoạt chất chống viêm thuộc dòng cortico-steroid rất mạnh, hấp thu tốt vào nội nhãn, tác dụng chống viêm, giảm đau nhức và cương tụ mạch m.áu nhanh chóng.
Còn tobramycine là kháng sinh, có tác dụng mạnh và hấp thu nhanh. Sự kết hợp một kháng sinh và một chất chống viêm sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh mắt nhanh chóng được đẩy lùi, đạt hiệu quả điều trị mong muốn cho người kê đơn và cả bệnh nhân.
Đối với thuốc nhỏ mắt Tobradex, liều chỉ định khuyến cáo là từ 4-6 lần/ngày. Đối với thuốc mỡ, bệnh nhân chỉ cần dùng 2 lần khi đi ngủ vào buổi trưa và tối.
Với một số bệnh lý cấp tính như viêm màng bồ đào cấp, viêm dị ứng nặng có thể tăng liều lên từ 8 lần đến 10 lần. Ngược lại, với các bệnh lý mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định giảm liều từ từ tiến dần tới ngừng thuốc.
“Nếu chẩn đoán đúng, liều lượng chuẩn, người bệnh cảm giác như gặp “thuốc tiên” vậy. Các triệu chứng đỏ mắt, đau nhức, ra gỉ giảm hẳn, sau đó khỏi bệnh nếu ta dừng thuốc đúng lúc, chẩn đoán hoàn toàn tương thích với điều trị” – Bác sĩ Hoàng Cương nói.
Thị lực chỉ còn 0,5 vì tự ý dùng Tobradex
Vừa qua, bà N.T.T. (55 t.uổi, Đà Nẵng) tới tìm gặp bác sĩ để điều trị vì thị lực ngày càng giảm sút. Bà T. cho biết một bên mắt của bà thường bị ngứa, chảy nước mắt nên tự ra hiệu thuốc mua một chai nhỏ mắt Tobradex. Hậu quả, các bác sĩ cho biết, vì tự ý dùng thuốc nên một bên mắt của bà không thể khỏi bệnh, vĩnh viễn chỉ nhìn thấy trong cự ly 0,5m.
… biến thành “độc dược”
“Song, thuốc cũng là con dao 2 lưỡi. Mọi chuyện sẽ êm ả nếu bác sĩ, bệnh nhân hoặc cả hai không bị ru ngủ trong Tobradex. Nếu không, biến chứng sớm muộn cũng sẽ tìm đến” – Bác sĩ Hoàng Cương chia sẻ.
Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc Tobradex có thể bị mù lòa
Hậu quả đầu tiên khi bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc đó là căn bệnh ban đầu ở mắt không được chữa khỏi. Thậm chí, người bệnh còn gặp phải những bệnh lý khác đáng sợ hơn do dùng hoặc lạm dụng Tobradex gồm: glôcôm ( một căn bệnh nguy hiểm không thể chữa khỏi hoàn toàn, thường gây đau nhức mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn), đục thể thủy tinh, bội nhiễm nấm – virus, loét hoại tử hay thủng nhãn cầu do không thể làm sẹo tại mắt…
“Các bệnh nói trên đều là “sát thủ” đối với đôi mắt” – Bác sĩ Hoàng Cương đ.ánh giá.
Bác sĩ Hoàng Cương chia sẻ, đã có những trường hợp bệnh nhân trẻ chỉ sử dụng một hoặc 2 lọ đã bị glôcôm mạn tính, góc mở. Các bệnh nhân đều đến bệnh viện muộn, khi bệnh đã nặng, không thể vãn hồi được thị lực.
Bên cạnh đó, chất dexamethasone có trong thuốc gây đục thể thủy tinh cực sau khiến cho người bệnh nhìn khó vào ban ngày. Nếu tiếp tục sử dụng thuốc, thể thủy tinh sẽ bị đục lan ra vỏ và nhân thể, tiến tới gây mù lòa thực sự.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị loét giác mạc do vi khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn, virus Herpes… bởi hoạt chất này gây giảm miễn dịch tại chỗ, làm chậm quá trình liền sẹo nên vi khuẩn, virus hay nấm thường lọt qua các hàng rào bảo vệ tại mắt gây bệnh cho giác mạc thậm chí cho môi trường nội nhãn.
Dù được chỉ định, nên thận trọng khi sử dụng
Thuốc nhỏ mắt cho đến nay vẫn còn được bán thoải mái, không cần kê đơn. Tobradex cũng không ngoại lệ. Vì những biến chứng đáng sợ khi tự ý dùng thuốc, bác sĩ Hoàng Cương khuyên người dân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tuân thủ đúng liều lượng khi được chỉ định sử dụng thuốc.
Bác sĩ Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương – khám cho bệnh nhân
“Thuốc nên được dùng theo chỉ định của bác sĩ mắt cho các bệnh viêm nhiễm tại mi mắt, kết mạc, giác mạc, bề mặt nhãn cầu, viêm phần trước nhãn cầu, dùng sau một số loại phẫu thuật mắt… Ưu tiên chỉ định cho nhóm dị ứng hay viêm nhiễm vô khuẩn. Trong trường hợp sử dụng thuốc cho các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, virus hay chưa rõ căn nguyên, cả bác sĩ và bệnh nhân đều cần thận trọng, hoặc nên dùng kèm với kháng sinh” – Bác sĩ Hoàng Cương chia sẻ.
Bác sĩ Hoàng Cương cũng khuyến cáo: “Chúng ta ở trong xứ nhiệt đới, nóng ẩm và ô nhiễm, nên các bệnh mắt tương đối phổ biến”.
Vì vậy, người dân nên chủ động vệ sinh mắt, tra nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày hoặc thuốc sát trùng nhẹ trong trường hợp cần làm sạch mắt. Khi có bệnh, người dân nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn điều trị, không nên mua thuốc tự dùng, không nghe mach bảo hay truyền tai nhau.
“Đặc biệt, các thuốc có dexamethasone hay thuộc nhóm cortico-steroid nói chung đều là con dao hai lưỡi, cần có chỉ định chuyên biệt, liều lượng thích hợp và theo dõi cẩn trọng. Người dân nên khám bác sĩ mắt trước khi dùng thuốc và đừng ngại khám lại khi không hài lòng” – Bác sĩ Hoàng Cương nhấn mạnh.
Theo viettimes
N.ữ s.inh 16 t.uổi suýt mù vì dụi côn trùng bay vào mắt
Bất ngờ bị côn trùng bay vào mắt trên đường đi học về, n.ữ s.inh 16 t.uổi ra sức dụi mắt để lấy dị vật nhưng chỉ một lúc sau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt liên tục, mắt nhìn mờ.
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết gần đây viện tiếp nhận một số trường hợp bị côn trùng bay vào mắt nhưng do xử lý không đúng cách đã khiến bệnh nhân bị giảm thị lực. Điển hình là trường hợp một nữ bệnh nhân 16 t.uổi ở Hải Dương nhập viện trong tình trạng mắt phải sưng nề, phù mắt đỏ, thị lực chỉ còn 3/10.
Nhiều trường hợp bị mắt bị n.hiễm t.rùng nặng do xử lý dị vật không đúng cách – Ảnh minh họa
Bệnh nhân cho biết lúc đang đi học về mất ngờ bị côn trùng bay vào mắt. N.ữ s.inh này đã dừng xe, nhờ bạn “thổi” vào mắt để côn trùng bay ra nhưng không được. Vì mắt cộm và khó chịu nên cô đã dụi mắt liên tục để côn trùng “trôi” ra nhưng do dụi mạnh quá, côn trùng bị nát trong mắt và bám vào màng mắt gây kích ứng. Về nhà, cô gái đã ra hiệu thuốc mua nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt để nhỏ cho mắt bớt đỏ nhưng sau hơn 2 ngày tự chữa mắt n.ữ s.inh này sưng vù nên được gia đình đưa tới bệnh viện.
Theo bác sĩ Cương, tình trạng dị vật bay vào mắt như côn trùng, bụi, phấn hoa… gặp khá phổ biến ở các cơ sở chuyên khoa mắt nhưng điều đáng nói là việc xử lý hầu hết đều không đúng cách. “Khi dị vật bay vào mắt, phản ứng đầu tiên của nhiều người thường có phản xạ dụi mắt liên tục đến khi cảm thấy dễ chịu hơn hoặc nhờ người khác “thổi” dị vật ra ngoài. Tuy nhiên điều này sẽ khiến dị vật bị cọ sát mạnh với mắt làm rách giác mạc. Nếu chẳng may do dụi mạnh khiến côn trùng nát và mắc rong mắt càng khiến chúng tiết nhiều độc tố hơn, thậm chí lông của côn trùng có thể xuyên sâu rất khó lấy ra và gây viêm nhiễm, suy giảm thị lực. Nếu là kiến ba khoang hay phấn bướm thì nguy cơ bị bỏng giác mạc rất cao. Ngoài ra, việc nhờ người khác thổi vào mắt cũng có nguy cơ gây viêm nhiễm mắt vì trong nước bọt của người thổi có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, có thể xâm nhập khi thổi vào mắt.
Các bác sĩ khuyến cáo mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương nên dẫu chỉ là hạt cát, bụi hay côn trùng, hoá chất… bay vào đều có khả năng làm n.hiễm t.rùng mắt, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm cho mắt nhất là trẻ nhỏ.
Do đó, sơ cứu đúng cách vô trùng quan trọng. Đơn giản nhất là chớp mắt liên tục bởi đây chính là cách tốt để loại bỏ các dị vật nhỏ, khi nước mắt chảy ra sẽ loại bỏ sạch các dị vật nhỏ trong mắt trôi ra một cách tự nhiên. Trong trường hợp ở nhà có thể nhúng bên mắt có dị vật vào một bát nước sạch và chớp liên tục để dị vật trôi ra, tuyệt đối không dụi mắt. Sau đó, dùng nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt có thành phần Natri clorid 0,9% để tra mắt. Có thể tra liên tục 3- 4 lần sau đó để loại bỏ hoàn toàn dị vật, nhất là với những trường hợp bị côn trùng bay vào mắt.
Các bác sĩ khuyến cáo nếu rửa trôi dị vật mà mắt vẫn khó chịu nên đến các cơ sở y tế
Đối với dị vật lớn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để dị vật ra khỏi mắt. Trên đường đến cơ sở y tế cần phải che mắt bằng vải ẩm. Không dụi mắt hoặc chà miếng vải lên mắt, chỉ cần giữ miếng vải ở đó để bảo vệ mắt. Trường hợp bị hoá chất b.ắn vào mắt nên ngâm hẳn mắt vào thau nước sạch hoặc dưới vòi nước trong khoảng 15-20 phút để loại bỏ hóa chất rồi đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Bác sĩ Cương cũng lưu ý nhiều người mắt thường rửa mắt bằng cách nhở nước muối sinh lý. Tuy nhiên khi sử dụng nước muối để rửa mắt hàng ngày cần phải lựa chọn phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, không chất bảo quản để sử dụng cho chăm sóc mắt để an toàn vì mắt là cơ quan nhạy cảm, dễ phản ứng, dị ứng.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp thấy mắt đỏ sau khi bị dị vật đã tự ý mua và nhỏ các thuốc kháng sinh có thành phần corticoid (như dexamethason) để nhỏ. Một số bệnh nhân cho biết họ chỉ cần nhỏ vài giọt thuốc này đã cảm thấy rất dễ chịu, bớt cộm nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc bề mặt, mỏng lớp giác mạc, suy giảm thị lực và những tổn thương này thì không thể cứu vãn.
Các bác sĩ cũng cho biết thực tế đã có những hợp chỉ vì vài hạt bụi hay côn trùng bay vào mắt mà đã có người phải múc mắt do tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để nhỏ mắt mà không đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường.
Đặc biệt, bác sĩ Hoàng Cương cũng khuyến cáo mỗi người cần sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt riêng, kể cả nước muối sinh lý để tránh lây chéo, nhiễm khuẩn các bệnh về mắt cho nhau.
N.Dung
Theo Người lao động