4 sai lầm của người lớn khiến trẻ vào bữa ăn rất chậm, đừng trách con mà hãy tự trách mình

Nhiều cha mẹ than phiền rằng con mình vào bữa ăn rất chậm. Tuy nhiên họ không nhận ra rằng những việc làm này của mình là nguyên nhân chính khiến trẻ ăn chậm như thế.

Cho trẻ uống quá nhiều nước

Sau 6 tháng t.uổi, trẻ đã có thể uống nước. Vào mùa đông, uống thêm nước tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cho trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn sẽ khiến trẻ không cảm thấy đói. Lúc này sự thèm ăn của trẻ sẽ giảm xuống và việc ăn uống tự nhiên sẽ chậm lại.

Cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt

Một số cha mẹ dùng đồ ăn vặt để dỗ khi trẻ khóc hoặc đòi hỏi gì đó mà không biết trong đồ ăn đó chứa nhiều calo và chất béo. Trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ có cảm giác đầy bụng. Do đó bé sẽ không còn hứng thú khi vào bữa ăn chính, tốc độ ăn cũng sẽ chậm lại.

Cho trẻ ăn đồ ngọt

Hầu hết t.rẻ e.m thích ăn món tráng miệng ngọt ngào, vì vậy cha mẹ cũng sẽ thưởng cho trẻ bằng đồ ngọt. Nhưng hàm lượng đường cao trong đồ ngọt có thể gây ra lượng đường trong m.áu cao. T.rẻ e.m ăn đồ ngọt sẽ có cảm giác no, sẽ ảnh hưởng đến bữa tối. Khi trẻ không thèm ăn, tự nhiên ăn sẽ chậm lại.

Chế độ ăn mất cân bằng

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với t.rẻ e.m. Hoạt động bình thường của cơ thể trẻ đòi hỏi phải hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Một số cha mẹ có yêu cầu chế độ ăn quá khắt khe và yêu cầu về protein và đường luôn cao. Họ tin rằng điều này giúp t.rẻ e.m tăng trưởng và phát triển. Trên thực tế, điều này không khoa học và dẫn đến tiêu hóa kém.

Cha mẹ nên chú ý điều chỉnh cấu trúc chế độ ăn của trẻ cân bằng. Mẹ có thể làm cho thức ăn có hương vị khác nhau khi nấu, làm cho thức ăn ngon hơn, do đó làm tăng sự thèm ăn của trẻ.

Moon

Theo Sohu/emdep

Dùng gia vị nấu nướng nếu không biết cách làm đúng thì chưa chắc đã thu về được nhiều lợi ích sức khỏe

Một số loại gia vị quen thuộc như ớt, tiêu, gừng, tỏi… có thể giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn mà bạn chế biến, nhưng nếu biết sơ chế đúng cách thì còn giúp cơ thể nhận về vô vàn lợi ích tuyệt vời.

Trong quá trình nấu nướng, ngoài những loại gia vị như mì chính, hạt nêm thì chúng ta còn sử dụng thêm các thành phần gia vị như tỏi, hành, gừng, hạt tiêu… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng những thành phần gia vị này đúng cách nên vô tình làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng mà cơ thể có thể nhận lại được.

Gừng

Trong củ gừng tươi có chứa chất Gingerol giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn m.áu và kích thích dạ dày tiết dịch vị, cải thiện chức năng tiêu hóa đường ruột để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, gừng còn có hiệu quả giúp bảo vệ tỳ vị, tăng cảm giác thèm ăn.

*Cách sử dụng gừng:

Do gừng là loại thực vật gia vị có công hiệu kháng oxy hóa nên trong quá trình nấu nướng, nếu thêm một ít gừng tươi vào sẽ làm giảm tình trạng thất thoát hàm lượng vitamin C trong rau cải, từ đó giúp cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất tuyệt vời hơn trong các món ăn hàng ngày.

Tỏi

Tỏi vốn chứa nhiều allicin với tác dụng thúc đẩy sự hấp thu vitamin B1 trong dạ dày và đường ruột, từ đó giúp giảm mỡ m.áu, diệt khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.

*Cách sử dụng tỏi:

Nghiền nhuyễn những tép tỏi tươi và để sau 15 phút rồi mới cho vào chế biến sẽ giúp tỏi phát huy tối đa lợi ích từ allicin.

Hạt tiêu

Hạt tiêu có đặc trưng là vị cay nồng nên sẽ làm tăng hương vị cho món ăn, đồng thời chữa giải cảm do nhiễm lạnh và bảo vệ sức khỏe dạ dày. Bên cạnh đó, loại thực vật gia vị này cũng thường dùng để khử mùi tanh của thức ăn.

*Cách sử dụng hạt tiêu:

Khi sử dụng hạt tiêu, bạn không nên cho vào khi nhiệt độ đang ở mức quá cao, bởi nó sẽ tạo nên vị đắng cho các món ăn. Với các món nhiều thịt, bạn nên cho nhiều hạt tiêu vào hơn để đạt hiệu quả làm ấm cơ thể sau khi ăn.

Ớt

Ớt không chỉ là loại thực vật gia vị quen thuộc mà còn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng vitamin C dồi dào, ớt sẽ giúp giải cảm, sáng mắt, ngăn ngừa ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, ớt còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn m.áu, tăng hoạt tính tế bào não, làm chậm lại quá trình lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

*Cách sử dụng ớt:

Khi ớt kết hợp với tỏi sẽ làm sản sinh thêm nhiều vitamin E cho cơ thể, từ đó cũng giúp cải thiện chức năng tim mạch, giảm bớt mỡ m.áu và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên kết hợp ớt với cà rốt. Do trong cà rốt có chứa nhiều carotene và còn có enzyme phân giải vitamin C nên sử dụng hai loại nguyên liệu này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng từ ớt, thậm chí còn làm xảy ra phản ứng sinh hóa không tốt cho cơ thể.

Hành

Trong hành có chứa hợp chất sunfua hữu cơ với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư và thanh trừ các gốc tự do dư thừa. Bên cạnh đó, hành còn giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn m.áu cục bộ, cải thiện chức năng hệ thần kinh và phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết quản, cải thiện trí nhớ.

*Cách sử dụng hành:

Bạn nên ăn hành ở trạng thái tươi sống hoặc nếu cắt khúc xong thì nên thả vào nồi nấu và bắc ra ăn ngay chứ không nên để lâu. Với những người bị dị ứng hải sản thì có thể sử dụng hành trong khi nấu để cải thiện sức khỏe.

Source (Nguồn): Familydoctor

Theo helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *