“Nếu chúng tôi làm sai một điểm nào đó, rất có thể cô ấy sẽ hoàn toàn mất khả năng nói”, các bác sĩ chia sẻ khi tiến hành phẫu thuật não cho cô Jenna Schardt, 25 t.uổi, tại bang Texas, Mỹ mà không gây mê.
Ngày 29-10, các nhân viên tại Trung tâm Y tế Methodist Dallas, bang Texas, Mỹ đã phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook một phần trong ca phẫu thuật não của Jenna Schardt trong lúc cô ấy vẫn còn tỉnh táo.
Ca phẫu thuật trên nhằm loại bỏ một cục m.áu tụ nhỏ đã làm ảnh hưởng đến khả năng nói và gây co giật đối với cô Schrdat, theo đài NBC.
Trong 45 phút phát trực tiếp, cô Schardt vẫn tỉnh táo, mỉm cười, và trả lời các câu hỏi của bác sĩ.
45 phút của ca phẫu thuật não không gây mê toàn bộ với cô Schardt được trực tiếp trên Facebook. Ảnh: Facebook
Quá trình phát trực tiếp trên Facebook được một phát ngôn viên của bệnh viện cùng với trưởng khoa phẫu thuật thần kinh, bác sĩ Nimesh Patel, tường thuật. Theo bác sĩ Patel, khi bệnh viện đề cập với cô Schardt việc sẽ trực tiếp ca phẫu thuật này, cô ấy tỏ ra vô cùng háo hức.
“Chúng tôi đã phải đấu tranh với ý tưởng phát trực tiếp cuộc phẫu thuật lên Facebook, nhưng vì Schardt đã rất sẵn sàng và cô ấy muốn cho mọi người thấy nếu các bạn cũng gặp trường hợp tương tự cô ấy, bạn có thể giải quyết nó”, bác sĩ Patel nói.
Việc giữ cho cô Schardt luôn tỉnh táo là một phương pháp giúp các chuyên gia phẫu thuật kiểm tra chức năng não ở khu vực có cục m.áu tụ mà họ sắp loại bỏ, cũng như nhằm tránh ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của cô ấy, tờ The Guardian dẫn lời các bác sĩ.
“Khi loại bỏ khối m.áu tụ, việc cắt bỏ nó chừng một milimet sang trái hoặc phải cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói hoặc các khả năng khác, vì vậy một nhân viên y tế cho cô ấy nhìn vào một bảng hiển thị và bảo cô xác định số lượng, màu sắc và động vật khác nhau nhẳm giúp cô ấy duy trì chức năng não trong suốt”, bác sĩ Patel cho biết.
“Tôi đã rất ấn tượng với cách cô ấy thực hiện quá trình này”.
Cô Schardt tươi tắn sau ca phẫu thuật ngày 29-10. Ảnh: Facebook Trung tâm Y tế Methodist Dallas
Video phát trực tiếp ca phẫu thuật của cô Schardt đã thu hút hơn 45.000 lượt xem và 1.000 bình luận. Tuy nhiên, phía bệnh viện cho biết họ không quay cận cảnh quá trình mổ não ở phía sau mà chỉ cho thấy hình ảnh cô Schart còn tỉnh táo.
Các thao tác và hình ảnh trong ca phẫu thuật được che lại bằng một tấm màn màu xanh. Theo bệnh viện, việc phát cận cảnh quá trình phẫu thuật với các chi tiết có quá nhiều m.áu có thể sẽ vi phạm quy tắc của Facebook.
Phẫu thuật não mà vẫn giữ cho bệnh nhân luôn tỉnh táo đã được các bác sĩ thực hiện nhiều năm qua. NBC cho biết vào năm 2017, các bác sĩ tại Đại học Rochester, New York đã thực hiện ca phẫu thuật não thành công cho một nhạc công saxophone khi loại bỏ một khối u lành tính mà không làm ảnh hưởng đến khả năng chơi nhạc của anh.
Theo PLO
Sinh non ở tuần thứ 25, gần như không có da nhưng b.é g.ái vẫn sống sót ngoạn mục
Từ lúc chào đời, b.é g.ái sinh non đã khiến cha mẹ phải “rớt tim” khi theo dõi tình trạng sức khỏe của em sau hết cuộc phẫu thuật này đến cuộc phẫu thuật khác.
Edie Radbourne là em bé sinh non khi mới được 25 tuần trong thai kỳ tại bệnh viện Hoàng Gia Derby, Anh vào tháng 4 năm 2018, nhưng ngay sau đó, c.ô b.é được chuyển đến bệnh viện Sheffield – nơi có các phương tiện kỹ thuật hiện đại để chăm sóc cho trẻ sinh non. Bởi khi chào đời, cô bé nhỏ hơn một túi đường và làn da thì gần như là trong suốt. Vì sinh non lại gặp biến chứng sau sinh, Edie đã phải chịu bốn ca phẫu thuật não, một lần phẫu thuật tim, thậm chí cô bé còn bị cắt bỏ một phần dạ dày.
Khi mới sinh, Edie nhỏ hơn một túi đường và làn da thì gần như là trong suốt.
Hồi tưởng lại quãng thời gian đó, cha của cô bé, Ben Radbourne (43 t.uổi), hiệu trưởng trường tiểu học Brackensdale, Anh, nói: “Bạn sẽ không nhận ra khó khăn như thế nào cho đến khi bạn có một đứa con sinh non quá sớm. Edie đến với thế giới sau 25 tuần trong bụng mẹ và giờ con bé đã có cơ hội được sống một cuộc đời trọn vẹn”.
“Lúc mới sinh, các bác sĩ phẫu thuật sợ rằng con bé sẽ không qua khỏi. Trong những tháng tiếp theo, chúng tôi đã từng “rớt tim” vì lo sợ Edie sẽ không thể làm được. Và cứ sau mỗi cuộc phẫu thuật, hy vọng của chúng tôi lại tăng lên. Đến tháng 10 năm ngoái, Edie được các bác sĩ cho về nhà trong hai tuần. Con bé phải uống 25 loại thuốc mỗi ngày”, anh kể.
Theo chia sẻ của Ben, khi Edie mới được 2 ngày t.uổi, các bác sĩ chuyên khoa phát hiện não cô bé bị c.hảy m.áu và cho bé thở oxy. Điều này dẫn đến việc Edie mắc bệnh phổi mãn tính – hệ lụy của việc xuất huyết não. Vài ngày sau, Edie phải phẫu thuật tim để giúp bơm m.áu đến các phần còn lại của cơ thể. Sau đó, dạ dày của bé bị vỡ. Nó chuyển qua màu đen và các bác sĩ phải thực hiện ca mổ khẩn cấp để cắt bỏ một phần của nó.
Vì sinh non lại gặp biến chứng sau sinh, Edie đã phải chịu bốn ca phẫu thuật não, một lần phẫu thuật tim, thậm chí cô bé còn bị cắt bỏ một phần dạ dày.
Vẫn chưa dừng lại ở đó, các bác sĩ cho biết áp lực lên não của cô tăng lên có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn nên họ đã đặt một ống thông nhỏ vào não để loại bỏ chất dịch. Bây giờ, Edie đang sống cùng một cái ống nhỏ mà cô bé sẽ cần có trong suốt quãng đời còn lại để cho phép m.áu di chuyển từ não đến phần của cơ thể.
Sau 7 tháng nằm viện, Edie chính thức được về nhà và cô bé mạnh mẽ nay đã được hơn 1 t.uổi. Ông bố bốn con, Ben, rất cảm kích và biết ơn các bác sĩ và nhân viên của bệnh viện Sheffield vì công việc tuyệt vời của họ. Anh chia sẻ: ” Khi Edie sinh ra, chúng tôi không được ôm con vào lòng. Tôi nghĩ con tôi sẽ mãi nhỏ bé. Nhưng không, chúng tôi đã trải qua những ngày tháng khó quên ở Sheffield. Bây giờ chúng tôi chỉ tận hưởng cuộc sống gia đình của mình“.
Theo Helino