C.hảy m.áu chân răng khi đ.ánh răng hay xỉa răng là một tổn thương răng rất thường gặp. Hầu hết mọi người đều chủ quan và cho rằng hiện tượng này không đáng lo ngại.
Nguyên nhân
C.hảy m.áu chân răng có thể là bệnh răng miệng nhưng cũng là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng
Bệnh bạch cầu. Một dạng ung thư trong m.áu hoặc tủy xương biểu hiện là thiếu thành phần đông m.áu. Như vậy, c.hảy m.áu lợi có thể chỉ ra sự hiện diện của nó.
Suy dinh dưỡng. Lợi c.hảy m.áu có thể cho biết sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và có thể được sửa chữa bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.
Thiếu vitamin. Thiếu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài c.hảy m.áu chân răng, người bệnh còn gặp các triệu chứng như ngủ lịm, khó thở và đau xương. Ngoài ra, vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông m.áu, vì thế quá ít vitamin này có thể dẫn đến c.hảy m.áu chân răng bất thường.
Viêm lợi. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi là do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho các mảng bám, cao răng hình thành. Các mảng bám và cao răng ở lại trên răng gây kích thích lên lợi, chân răng. Theo thời gian, lợi trở nên sưng và dễ c.hảy m.áu.
Viêm nha chu. Đây là giai đoạn nặng của bệnh viêm lợi. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là c.hảy m.áu chân răng. Ở giai đoạn nặng xuất hiện vôi đóng xung quanh chân răng, răng lung lay…
Áp xe chân răng. Áp xe răng là ổ mủ gây ra do n.hiễm t.rùng bởi vi khuẩn ở phần trong của răng. Áp xe chân răng thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị, hoặc răng bị thủng, vỡ cho phép vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong. Khi răng lợi liên tục đau nhói, chân răng chảy nhiều m.áu, người lên cơn sốt, sưng tấy vùng mặt là khi các túi áp xe trở nên trầm trọng.
Tiêu xương chân răng. Tiêu xương chân răng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt như tụt nướu, răng xô lệch, nghiêng vẹo, tiêu xương hàm, móm và khuôn mặt già đi nhiều hơn so với t.uổi.
Cách xử trí
Nếu bạn thường xuyên c.hảy m.áu chân răng, cần có các biện pháp làm sạch kẽ răng và bảo vệ lợi, sử dụng nước muối sinh lý hay các loại nước súc miệng thảo dược. Kiểm tra răng định kỳ; đ.ánh răng đúng cách, ít nhất hai lần một ngày; dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn; ngừng hút t.huốc l.á… Ngoài ra, nên bổ sung trong chế độ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C, canxi…
Theo anninhthudo
Bệnh viêm lợi và những nguy hiểm khó lường
Viêm lợi rất phổ biến trong các bệnh lý về răng miệng, nhiều người đặt ra câu hỏi bệnh viêm lợi gây nguy hiểm hay không?
Bệnh viêm lợi hay còn được gọi là bệnh viêm nướu là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra với nhiều người, ở mọi lứa t.uổi.
Dấu hiệu bị viêm lợi.
BS CKI Trịnh Đức Mậu cho biết: “Lợi khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, săn chắc, bám dính chắc chắn quanh chân răng. Phần mô mềm có tác dụng làm trơn tuột thức ăn, không cho thức ăn bám dính trên răng, gây ra các bệnh lý răng miệng”.
Theo BS Mậu, biểu hiện của viêm lợi là lợi sưng tấy, đỏ, ra m.áu khi đ.ánh răng hoặc va chạm mạnh, miệng xuất hiện mùi hôi và có thể làm lung lay răng. Tùy vào cơ địa của từng người sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau.
“Trên thực tế lợi có nhiệm vụ bảo vệ răng và tránh cho răng có thể gặp những chấn thương từ bên ngoài. Khi nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian nhất định mà không được điều trị ngay, lợi sẽ bắt đầu có biểu hiện viêm nhiễm, mô lợi bắt đầu mềm ra. Và đến khi bệnh đã biến chứng sang một giai đoạn mới đó là bệnh nha chu thì sẽ dẫn tới những nguy hiểm khó lường”, BS Mậu cho biết.
Viêm lợi có thể gây tiểu đường
Khi viêm lợi ở giai đoạn đầu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho lớp lợi và xương hàm bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành lỗ hổng quanh răng. Những lỗ hổng này sẽ là nơi tích tụ thức ăn thừa và lâu dần sẽ dẫn đến việc nhiễm khuẩn xung quanh chân răng.
BS Mậu cho biết: “Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều, vi khuẩn ngày càng phát triển sẽ làm cho hệ miễn dịch ngày càng yếu đi. Các độc tố do vi khuẩn tiết ra và các enzym được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết (những mô này có chức năng bảo vệ răng chắc chắn trên cung hàm). Lợi bị viêm, sưng đỏ, chảy mủ và có mùi hôi, gây đau nhức khó chịu kéo dài cho bệnh nhân”.
Bệnh càng nặng, lợi càng bị tụt sâu xuống, làm lộ chân răng, gây mất thẩm mỹ và hơn thế xương mô hàm sẽ bị phá hủy, dần tiêu đi, chân răng không còn chỗ bám, ngày càng lỏng lẻo và sau đó sẽ dẫn tới tình trạng mất răng.
Theo BS Mậu, một số loại thuốc kháng sinh chống viêm lợi có thể làm khô các tuyến nước bọt và gây ra hiện tượng hôi miệng. Do miệng không được thường xuyên làm sạch bằng tuyến nước bọt. Những vi khuẩn có hại sẽ tích tụ thành những mảng bám và cao răng, lâu dần nó sẽ tạo ra mùi hôi và gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.
Trong trường hợp nếu viêm chân răng mãn tính kéo dài thì tuyến tụy phải ngày càng tiết thêm nhiều insulin trong khoảng thời gian dài. Làm tăng nguy cơ làm suy nhược tuyến tụy và sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
“Cách tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi đó là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh để bệnh lý xảy ra rồi mới bắt đầu điều trị. Khi đó sẽ rất khó để điều trị dứt điểm được nó. Nên tập thói quen đến bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa để khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng miệng luôn được khỏe mạnh”, BS Mậu khuyến cáo./.
Theo VOV