Pakistan vật vã đối phó với HIV

Gần 900 t.rẻ e.m ở thị trấn Ratodero, Pakistan đã phải nằm liệt giường từ đầu năm nay vì sốt cao mà không có thuốc nào điều trị được.

Mới đây, tờ New York Times đưa tin bác sĩ nhi khoa Muzaffar Ghanghro ở Ratodero đã bị bắt hồi tháng 5 với cáo buộc cẩu thả và ngộ sát sau khi các bệnh nhân tố cáo với cơ quan điều tra về hành vi trái đạo đức nghề y.

Bác sĩ khám bệnh cho t.rẻ e.m tại Ratodero, Pakistan ngày 23/10. Ảnh: The New York Times.

Từ đó, câu chuyện được lật lại khi mà giữa tháng 4, giới chuyên gia bắt đầu lần ra chân tướng căn bệnh lạ: Nhiều t.rẻ e.m sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân Kết quả chẩn đoán thật kinh hoàng: Thị trấn Ratodero chính là tâm điểm của vùng dịch HIV. Nạn nhân bị lây nhiễm chủ yếu là trẻ nhỏ. Từ đó, người ta tiến hành tìm nguyên nhân và đặt nghi vấn vào một bác sĩ nhi khoa gây ra thảm kịch khi cho rằng ông ta dùng đi dùng lại kim tiêm.

Vào thời điểm đó, bác sĩ Muzaffar Ghanghro không nhận tội và khẳng định mình không bao giờ dùng lại kim tiêm. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay, người ta xác định có tới 1.100 người ở thị trấn này có kết quả xét nghiệm dương tính với HIV. Có nghĩa là cứ 200 công dân thành phố này lại có 1 người nhiễm HIV. Trong số đó, gần 900 nạn nhân dưới 12 t.uổi.

Theo nhà báo Gulbahar Shaikh- người thông tin đầu tiên về dịch bệnh này (vào tháng 4) thì hầu hết t.rẻ e.m nhiễm bệnh đều đến phòng khám nhi của ông Muzaffar Ghanghro. “Chúng là những đ.ứa t.rẻ con nhà nghèo”- Shaikha cho biết, đồng thời dẫn ra câu chuyện của nhà Imtiaz Jalbani có tới 6 đứa con đều được đưa đến bác sĩ Muzaffar Ghanghro để trị bệnh, khi chúng bị sốt cao. Trong số 6 đứa, thì có tới 4 đứa sau đó bị phát hiện nhiễm HIV; 2 bé nhỏ t.uổi nhất đã t.ử v.ong.

Bác sĩ Muzaffar Ghanghro trong nhà giam. Ảnh: Getty Images.

Sau đó, vào tháng 5, giới chức Pakistan đã đóng cửa phòng khám của bác sĩ Ghanghro. Điều đáng buồn là, theo cơ quan phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc, khoảng 60.000 bác sĩ, thầy thuốc không đủ trình độ đang hành nghề trái phép tại Pakistan. Một nửa trong số đó mở phòng khám tại tỉnh Sindh, nơi có thị trấn Ratodero. Theo bác sĩ Imran Akbar, người đầu tiên lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh HIV trong dân chúng thị trấn này, thì “nếu những “lang băm” như vậy vẫn tồn tại, số vụ nhiễm HIV sẽ tiếp tục tăng”. Còn theo giới quan chức địa phương, tình trạng này khá phổ biến bởi người dân Pakistan quá nghèo để chi trả cho các dịch vụ đảm bảo an toàn vệ sinh. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ nhiễm HIV của nước này tăng cao.

Tới nay, sự hiểu biết của người dân Pakistan về HIV vẫn còn rất hạn chế khi không ít người sợ lây bệnh qua đường tiếp xúc thông thường. Hầu hết t.rẻ e.m bị nhiễm HIV bị bạn bè xa lánh, phải ngồi cách ly ở trường. Chính các bậc cha mẹ cũng sợ bị lây nhiễm từ con cái của họ, nên những đ.ứa t.rẻ lại càng ít được chăm sóc, hay nói cách khác chúng bị xa lánh ngay trong ngôi nhà của mình. Tại một ngôi làng nhỏ chuyên nghề nông ở miền Nam Pakistan – làng Allah Dino Seelro – người dân ở đây không còn dám bắt tay Hazar Khan Seelro nữa, bởi 5 người trong gia đình của người đàn ông 70 t.uổi này được chuẩn đoán nhiễm virus HIV. Theo bác sĩ Ramesh Lal Shetiya- Giám đốc bệnh viện khu vực, trong số 21 người tại làng này đã nhiễm virus HIV, có tới 17 t.rẻ e.m.

HIV không phải là căn bệnh hiếm thấy tại Pakistan, hiện có khoảng 150.000 người đang phải sống với căn bệnh này. Pakistan với số dân gần 206 triệu người, đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Đáng chú ý, vấn đề kim tiêm không an toàn không chỉ xuất hiện tại riêng thị trấn Ratodero, mà nó còn xuất hiện trên khắp đất nước Pakistan. Theo bà Naseem Salahuddin- Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Indus (thành phố Karachi), tình trạng này đã xảy ra suốt nhiều năm “và không phải chính quyền các địa phương không biết vì đã được cảnh báo, ít ra là từ năm 2017″. Vẫn theo bà Salahuddin, tại các phòng khám nhỏ một bác sĩ nhiều khi phải làm việc với 200 bệnh nhân một ngày. Để tiết kiệm thời gian, họ thường sử dụng lại một kim tiêm cho nhiều bệnh nhân. Và như thế việc lây nhiễm không chỉ HIV là hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngọc Mai

Theo AFP, New York Times/daidoanket

Chủ động phòng ngừa HIV từ mẹ sang con

Theo thống kê, cứ khoảng 100 bà mẹ mang thai nhiễm HIV thì sẽ có 30 đ.ứa t.rẻ sinh ra cũng bị lây truyền HIV từ mẹ. Tuy nhiên, con số này sẽ giảm đi đáng kể nếu biết cách điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Chị N.T.H. (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cách đây 5 năm, khi phát hiện mình bị HIV, chị đã sốc và nghĩ tới cái c.hết đang đến gần. Được tư vấn và uống thuốc ARV miễn phí, sức khỏe của chị cải thiện rõ rệt. Gần 1 năm trước, biết thông tin thuốc ARV không còn được phát miễn phí, chị đã mua BHYT và nhờ có BHYT nên chị không phải “đau đầu” lo t.iền thuốc.

Vì mặc cảm mình có HIV nên chị không nghĩ tới chuyện sinh con. Nhưng qua các buổi đến Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm lấy thuốc, được bác sĩ tư vấn, trước khi mang thai nếu sử dụng thuốc điều trị virus HIV đúng cách, sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang con. Chị đã quyết định mang thai.

Trong quá trình mang thai, chị khám thai thường xuyên và được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc để tránh nguy cơ lây truyền sang con. Sau khi sinh, con chị được điều trị trong vòng 4-6 tuần để giúp ngăn ngừa nhiễm HIV. Để tránh lây nhiễm, chị không cho con bú sữa mẹ. Đến nay, con chị đã 8 tháng t.uổi, qua xét nghiệm cháu hoàn toàn khỏe mạnh. “Tôi vô cùng hạnh phúc, những tưởng đời mình không có cơ hội làm mẹ, nhưng thật may mắn tôi đã có con và cháu khỏe mạnh” – chị H. xúc động cho biết.

Ths.BS Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm Y tế Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, trung bình có 800 người được tư vấn xét nghiệm HIV hàng tháng tại Trung tâm và tại 10 Trạm y tế xã/phường của quận Nam Từ Liêm. Mỗi năm, Trung tâm tổ chức 2 chiến dịch xét nghiệm HIV lưu động với 1.000 người được xét nghiệm/chiến dịch.

Qua các chiến dịch, phát hiện người nhiễm HIV, đã kịp thời tư vấn để người bệnh sử dụng thuốc ARV. Đặc biệt, nhờ tư vấn kỹ càng, theo dõi sát sao, nên tỷ lệ bà mẹ HIV mang thai không lây truyền sang con đã tăng lên.

Phát thuốc ARV cho người bệnh tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm

Tại quận Nam Từ Liêm có 1.530 người bệnh đang điều trị ARV, trong đó người bệnh có BHYT không ngừng gia tăng. Nhờ có BHYT nên tỷ lệ người bệnh sử dụng thuốc ARV tăng trong năm 2019. Hiện quận có 400 người đang điều trị methadone và 800 người đã được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Hằng năm, Trung tâm cấp phát trung bình 108.000 bơm kim tiêm, 68.000 BCS cho đối tượng có nguy cơ cao.

Theo số liệu thống kê, tử lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là rất lớn, con đường lây truyền có thể từ lúc thai nhi còn trong bụng, trong lúc sinh nở hay quá trình mẹ cho con bú. Vì vậy, nếu thai phụ là người nhiễm HIV, thì có thể điều trị với sự kết hợp của các loại thuốc chống HIV, giúp cải thiện sức khỏe của bản thân và làm tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trước, trong hoặc sau khi sinh, thời gian điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao.

Nhật Minh

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *