Ông lão cấp cứu vì lỡ nuốt phao câu vịt xiêm

Trong lúc ăn món cà ri vịt xiêm, người đàn ông 69 t.uổi lỡ nuốt phao câu nên bị nghẹn. Bác sĩ đã phải xử trí gắp dị vật ra ngoài.

Chiều 29/10, Bệnh viện Quân y 120, T.iền Giang cho biết các bác sĩ vừa xử trí gắp dị vật kịp thời cứu sống bệnh nhên B.V.M. (69 t.uổi, ngụ xã Quới Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).

Ông M. nhập viện cấp cứu sau khi ăn món cà ri vịt xiêm cùng người thân. Theo gia đình, ông M. răng rụng gần hết nên không cắn, nhai được. Khi ngậm phao câu vịt trong miệng, người đàn ông lỡ nuốt vào họng nhưng không trôi.

Miếng phao câu chèn ép thanh quản, khiến bệnh nhân khó thở. Ảnh: BVCC.

Thượng tá, bác sĩ Phan Bá Lưu – người trực tiếp nội soi và gắp dị vật – cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, nuốt đau, nặng ngực sau xương ức…

Sau khi nội soi phát hiện dị vật chèn ép thanh quản, các bác sĩ đã gắp ra ngoài.

Miếng phao câu vịt tróc da còn nguyên thịt và xương, kích thước 3 cm x 3,5 cm x 5 cm nằm kẹt cứng, chèn ép gần hết thanh quản.

“Đây là trường hợp đặc biệt, bởi miếng phao câu vịt khá lớn nằm kẹt cứng vào hố lê hai bên, chèn ép thanh quản”, bác sĩ thông tin.

Sau khi gắp dị vật ra ngoài, bệnh nhân đã giảm đau, mạch và huyết áp ổn định nên đã về nhà.

Theo Zing

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Bệnh bạch hầu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim, gây viêm cơ tim rồi t.hiệt m.ạng.

Bệnh bạch hầu là tình trạng nhiễm vi khuẩn (Corynebacterium diphtheriae), n.hiễm t.rùng ở đường thở (thanh quản, khí quản) hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám gây thở khó, thở rít… Bệnh có thể lây qua đường giọt nước không khí (hắt hơi, ho), dùng chung vật dụng cá nhân hay qua vết thương của người nhiễm bệnh…

Người bị bạch hầu sau 2 – 5 ngày sẽ có những biểu hiện như: đau họng, khàn giọng, giả mạc hai bên thành họng có màu trắng ngà, xám, đen, dính, dễ xuất huyết, khó thở, thở rít, chảy nước mũi, sưng hạch bạch huyết, khó chịu, sốt…

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, có khả năng gây c.hết người nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Ở nhiều người, khi nhiễm vi khuẩn bạch hầu thường không có dấu hiệu gì đặc biệt hoặc triệu chứng rất nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp, đặc biệt là t.rẻ e.m, bạch hầu có thể gây đau, đỏ, sưng, loét bao phủ vùng hầu, ra m.áu mũi, liệt cơ, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, viêm cơ tim rồi dẫn đến t.hiệt m.ạng.

Bệnh bạch hầu thường gặp nhất là t.rẻ e.m, nhưng người lớn và những người chưa tiêm vaccine cũng có thể nhiễm bệnh.

Theo các chuyên gia, dù hiện nay có thuốc và rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh bạch hầu như: kháng độc tố, kháng sinh, liệu pháp oxy hay mở/đặt nội khí quản, nhưng ngay cả khi được điều trị, người bệnh vẫn có nguy cơ gây t.hiệt m.ạng lên tới 3%.

Thậm chí, với t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi, tỷ lệ này còn cao hơn. Do vậy, việc phòng chống bệnh bạch hầu vẫn là quan trọng hơn cả để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để phòng bệnh bạch hầu, cách tốt nhất hiện nay là đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch.

Ngoài ra cần đảm bảo cho trẻ thường xuyên được rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, che miệng khi hắt hơi, ho, giữ vệ sinh cơ thể và hạn chế tiếp xúc với người lạ, người nghi bị nhiễm bạch hầu.

Nếu đang trong đợt dịch cần cho trẻ ở nhà hay lớp học có không gian thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tránh đưa trẻ ra ngoài nhiều và thường xuyên uống thuốc phòng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, cần đưa ngay tới cơ sở y tế để sớm được điều trị và can thiệp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Theo VTC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *