Tôm cực bổ nhưng ăn kiểu này vừa mất hết chất, vừa ‘rước họa vào thân’

Tôm giàu chất béo, canxi, khoáng chất tốt cho sức khỏe con người, nhưng nếu ăn tôm không đúng cách hoặc với một sống người mắc các bệnh sau đây, tôm lại có thể gây hại khủng khiếp cho cơ thể.

Ảnh minh họa: Internet

Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng cường sức khỏe xương khớp. Thế nhưng rất nhiều người mắc các sai lầm sau đây làm mất giá trị dinh dưỡng của tôm, gây hại sức khỏe.

Ăn đầu tôm sẽ bổ mắt

Nhiều người có suy nghĩ ăn luôn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt. Thế nhưng chưa có bất kì nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh tác dụng của đầu tôm với đôi mắt. Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.

Ăn nhiều tôm tốt cho sức khỏe

Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên. Đồng thời, nếu ăn luôn vỏ tôm khi đang ho thì phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt. Ảnh minh họa: Internet

Vỏ tôm chứa rất nhiều canxi

Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt t.rẻ e.m ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.

Sau khi ăn tôm không nên uống vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C hoặc ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể).

Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, mướp đắng, rau ngót.. sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây c.hết người.

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C hoặc ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Ảnh minh họa: Internet

Không ăn tái

Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán.

Người bị dị ứng

Ngoài ra cũng cần nói thêm, có một số ít người, nhất là t.rẻ e.m có thể trạng dị ứng với tôm (không riêng đối với tôm, nhiều thức ăn khác như trứng, cá, sữa bò, sôcôla… cũng dễ gây dị ứng).

Triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng thức ăn là nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa.

Những mảng mày đay thường thấy ở mình, chân tay, có khi ở mặt, cổ, chỉ sau mấy giờ sẽ lặn, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hàng tuần. Khi nổi mày đay cũng có trẻ bị sốt nhẹ.

Người đang bị ho

Những người đang mắc bệnh ho cấp tính hay mẫn tính, hoặc có vẫn đề về đường hô hấp thì không nên ăn tôm. Bởi trong thành phần dinh dưng của vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho cho người bệnh. Bên cạnh đó, khi ăn tôm sẽ khiến cho bệnh càng nặng hơn bởi chất tanh trong tôm kỵ với bệnh liên quan tới họng. Nên cách tốt nhất bạn không nên ăn tôm khi đang ho

Nếu tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung mà bạn không nấu chín kỹ khi ăn thì rất dễ mắc bệnh giun sán. Ảnh minh họa: Internet

Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ kinh nghiệm thì khi bạn đang mắc bệnh đau mắt đỏ thì không nên ăn tôm. Bởi việc này khiến cho bệnh đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn nguy hiểm tới sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá khi đang mắc bệnh đau mắt đỏ…

Người mỡ m.áu cao

Trong thành phần dinh dưỡng của tôm chứa nhiều chất đạm khiến cho acid uric tăng nên tôm không phải thực phẩm dành cho người mỡ m.áu cao, có nhiều cholesterol trong người cao khi ăn tôm sẽ khiến bệnh tình tăng nặng làm tăng nguy cơ đột quỵ nguy hiểm cho tính mạng nhiều hơn.

Người bệnh gout và viêm khớp

Hải sản rất giàu dinh dưỡng tốt cho con người nhưng nếu trong người bạn đang mắc bệnh dạ dày hoặc chướng bụng thì không nên ăn hải sản bởi trong trong tôm chứa nhiều dinh dưỡng khiến bạn khó tiêu hơn.

Bên cạnh đó, do tôm chứa nhiều dinh dưỡng làm tăng acid uric trong m.áu nên không tốt cho người bệnh gout và người viêm khớp dễ làm cho bệnh tình tăng nặng hơn.

Do tôm chứa nhiều dinh dưỡng làm tăng acid uric trong m.áu nên không tốt cho người bệnh gout và người viêm khớp dễ làm cho bệnh tình tăng nặng hơn. Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mới sinh con

Theo dân gian thì sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng. Những người sinh mổ nếu ăn tôm có thể dẫn đến sẹo lồi.

Nhưng thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên. Nếu bạn bị sẹo lồi sau mổ thì đó là do vấn đề cơ địa của bạn mà thôi.

Tôm cũng là thực phẩm giàu protein, tốt cho sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hơn nữa, tôm còn giàu canxi nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp canxi cho con qua sữa mẹ.

Tuy nhiên, ăn nhiều tôm có thể gây khó tiêu hóa, vì vậy, sản phụ sau khi sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải.

Mặc dù tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn.

Những con tôm bị c.hết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

THÁI HÀ (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

3 đối tượng cần nói “không” với rau ngót kẻo ung thư “ghé thăm” bất ngờ

Rau ngót là loại rau được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể tuỳ tiện ăn rau ngót. Hãy chú ý đến những trường hợp đặc biệt sau đây.

Người cao t.uổi, người hay bị mất ngủ, ăn kém

Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.

Người bị thiếu canxi, còi xương

Rau ngót gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Nguyên nhân là trong loại rau này có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị coi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc.

Phụ nữ mang thai

Rau ngót tính mát và theo quan niệm dân gian thì nó có khả năng làm tăng sự co bóp của dạ con. Do đó, với phụ nữ mang thai thì rất độc.

Ảnh minh họa.

Đặc biệt là ở thời kỳ đầu rất dễ gây xảy thai, lưu thai khi thường xuyên ăn rau ngót.

Theo y học hiện đại thì lượng papaverin trong rau ngót sẽ gây kích thích dạ con dễ gây xảy thai, hơn nữa trong cuốn Dược thư Việt Nam 2002 cũng có khuyến cáo rằng: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

Khi phụ nữ mang thai ăn lượng rau ngót vượt quá 30mg/ lần sẽ dễ gây xảy thai. Đặc biệt ở thời kỳ đầu xảy thai sẽ dễ dàng xảy ra. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót là cách tốt nhất.

Cẩn trọng để tránh ăn phải rau ngót phun thuốc kích thích

Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), để tránh mua phải rau ngót phun thuốc kích thích, trừ sâu… bạn cần mua rau ở những nơi có địa chỉ uy tín và nguồn gốc xuất xứ đáng tin cậy.

Chú ý nhất là khâu chọn mua rau ngót. Rau ngót an toàn có màu xanh lá mạ, lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, có thể có lá bị sâu đục, khi nấu canh có màu xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường, khi chế biến, rau có mùi vị đặc trưng riêng, không bị quá nồng xen lẫn mùi hắc…

Ngay cả khi mua được rau ngót với những tiêu chí tương đối an toàn, khi chế biến, bạn cũng không được chủ quan. Sau khi tuốt lá xong nên loại bỏ lá rau héo, rửa sạch bằng nước sạch nhiều lần và nên rửa dưới vòi nước chảy. Có thể ngâm rau vào nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút để loại bỏ chất độc hại rồi mới chế biến.

Theo Mộc/Khỏe & Đẹp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *