Cụ thể hơn dưới đây là những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng từ việc ngồi quá lâu.
Cơ lưng và cột sống bị ảnh hưởng bởi sự không hoạt động vì ngồi cả ngày – Ảnh: Internet
Bệnh tiểu đường
Insulin là hoóc môn giúp cơ thể bạn đốt cháy đường và carbohydrate để lấy năng lượng. Không hoạt động sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hoóc môn và tác động thêm đến hệ thống miễn dịch.
Một người trung bình ngồi khoảng 8 giờ một ngày. Để ước tính công bằng giữa những lúc làm việc văn phòng và khi xem TV hay chơi game ở nhà, bạn có thể đang dành 6 giờ mỗi ngày để ngồi.
Chỉ sau 2 tuần với lượng thời gian ngồi này, cơ thể bạn sẽ kháng insulin và phản ứng vật lý của nó là biểu hiện tăng cân. Cản trở insulin khiến lượng đường trong m.áu cao hơn và đây là nguyên do dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Các chuyên gia chia sẻ rằng cố gắng dành 3 phút di chuyển sau khi ngồi xuống trong 30 phút sẽ giúp cải thiện mức đường huyết.
Cục m.áu đông
Các triệu chứng bao gồm đau nhức hoặc cảm giác nặng nề ở tay chân.
Tuy nhiên, một mối quan tâm lớn hơn là VTE – huyết khối tĩnh mạch có liên quan đến tứ chi bao gồm cả cánh tay.
Ở một vài trường hợp hiếm hoi, nó có thể phát triển thành thuyên tắc phổi (PE), là lúc cục m.áu đông biến mất và di chuyển đến phổi. Đây rõ ràng là một căn bệnh đe dọa tính mạng.
Một ví dụ đáng ngạc nhiên về tình trạng này được đưa ra sau trận động đất ở Kumamoto tại Nhật Bản vào năm 2016.
Khi đó, những người chạy trốn khỏi cuộc khủng hoảng đã dành thời gian đáng kể trong xe hơi của họ. Có đến 82% trong số 51 người di tản nhập viện có vấn đề về đông m.áu và 35 trong số họ mắc thuyên tắc phổi.
Loãng xương
Nếu bạn ngồi trên một chiếc ghế không thoải mái, bạn có thể sẽ quen với việc bị đau lưng và cổ.
Mặc dù bạn có thể hạn chế thiệt hại này bằng việc đổi chỗ ngồi, nhưng cơ lưng và cột sống vẫn bị ảnh hưởng bởi sự không hoạt động vì ngồi cả ngày tác động tiêu cực đến bộ xương của bạn.
Đối với một số người, có thể dẫn đến chứng loãng xương, nghĩa là xương bị yếu.
Không hoạt động, nghĩa là khối lượng xương sẽ giảm với tốc độ lớn hơn vì tiêu thụ oxy giảm.
Lo lắng và trầm cảm
Việc ngồi một chỗ cả ngày, thiếu tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít trò chuyện và tâm sự cũng như áp lực công việc quá căng thẳng là nguyên nhân gây nên trầm cảm và lo âu ở người làm việc văn phòng. Stress kéo dài còn gây suy giảm trí nhớ cũng như nhiều vấn đề về hệ thần kinh khác.
Suy tĩnh mạch
Ngồi quá nhiều trong thời gian dài gây nên suy tĩnh mạch chân. Đó là bởi m.áu tới các chi không đủ. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là các tĩnh mạch nổi hằn dưới da, chằng chịt như mạng nhện và bị sưng lên. Trong nhiều trường hợp, suy tĩnh mạch còn có thể gây ra các cục m.áu đông. Khi các cục m.áu đông vỡ ra, có thể làm đứt hoặc rách các mạch m.áu đi nuôi các chi và các bộ phận khác của cơ thể như tim hay phổi, dẫn tới t.ử v.ong nhanh chóng.
Thoái hóa xương khớp
Ngồi nhiều khiến cho nguy cơ mắc bệnh xương khớp tăng cao. Thông thường ở t.uổi 35-40 mới thấy các triệu chứng của bệnh loãng xương. Nhưng ngày nay, độ t.uổi này đã bị trẻ hóa do trong độ t.uổi lao động nhiều người phải ngồi liên tục quá lâu. Ngồi nhiều, thiếu vận động khiến xương bị vôi hóa, rất dễ gãy. Đặc biệt là vùng cột sống phải gánh chịu sức nặng và toàn bộ trọng lượng cơ thể.
Hãy nghe theo những lời khuyên sau đây để hạn chế tác động tiêu cực của việc ngồi nhiều:
– Thường xuyên đứng dậy di chuyển quanh bàn làm việc và văn phòng.
– Đứng khi nói chuyện điện thoại.
– Đi bộ đi làm và tập thể thao thường xuyên hơn.
– Nghỉ ngơi tại chỗ khi cảm thấy quá mỏi mệt.
– Hạn chế sử dụng thang máy.
– Chú ý uống nhiều nước rất quan trọng vì mất nước có thể dẫn đến cục m.áu đông.
Như vậy, biết được mức độ nguy hại của việc ngồi quá lâu một ngày sẽ giúp bạn có động lực để vận động cơ thể và làm một số bài tập thể dục hữu ích. Lối sống lành mạnh là rất quan trọng, hãy cố gắng để sống khỏe.
Quỳnh An
Theo motthegioi
Vì sao dân văn phòng thường bị thoái hóa xương khớp sớm?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, bệnh nhân đến với các phòng khám cơ xương khớp ngày càng nhiều và càng trẻ hóa, trong số những bệnh nhân trẻ đa phần là giới văn phòng.
Chính vì ngồi quá lâu, làm việc liên tục, lối sống ít vận động gây ra sự quá tải cho hệ xương khớp dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm.Do tính chất công việc, nhân viên văn phòng thường phải làm việc liên tục với máy vi tính, thời gian ngồi làm việc có thể kéo dài hơn 8 giờ một ngày, môi trường làm việc chủ yếu trong phòng máy lạnh không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
Ngoài ra, với cách sắp đặt nơi làm việc chưa phù hợp với thể trạng cơ thể (màn hình máy tính có thể quá cao hoặc quá thấp), sử dụng điện thoai, máy tính bảng liên tục trong một tư thế, lười vận động hay lười đứng dậy từ ghế là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thoái hóa xương khớp ở giới văn phòng.
Giới văn phòng thường bị thoái hóa xương khớp sớm
Để phòng tránh thoái hóa xương khớp cần lưu ý:
– Sau khi ngồi làm việc khoảng 45 phút hãy đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp hệ cơ xương khớp được giảm tải mà còn giúp cho não bộ thư giãn, tăng hiệu suất công việc.
– Uống đủ nước ngay cả khi không khát, trung bình 2 lít/ngày. Nước là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và các cơ quan khác trong cơ thể.
– Giữ chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh lạm dụng rượu bia.
– Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Giữ tinh thần được vui vẻ, thoải mái là phương pháp tốt nhất để phòng tránh thoái hóa sớm.
Thoái hóa (lão hóa) nói chung và thoái hóa xương khớp nói riêng thường không được xem là một bệnh mà là một tình trạng. Các bác sĩ không thể chữa khỏi vì đây là một tiến trình tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện được tình trạng và kéo dài tiến trình này.
Các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo, thoái hóa xương khớp không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Từ những dấu hiệu dễ nhận biết như: Đau mỏi vai gáy, đau lưng, tê tay chân, đau đầu hay đau nửa đầu, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu để kéo dài, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: yếu liệt các chi, tay chân mất cảm giác do tổn thương thần kinh, từ đó dẫn đến những khó khăn trong vận động, di chuyển, sinh hoạt và làm việc.
Theo petrotimes