Ngày 30-10, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, sau 4 tiếng đồng hồ, Ê kíp phẫu thuật thuộc Khoa Ngoại Lồng ngực đã cấp cứu thành công ông N.V.B. (SN 1930, quê quán phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).
Trước đó, ngày 28-10, ông B. nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn. Nghi ngờ ông B. bị phình động mạch chủ bụng vì thấy rõ trên thành bụng, các Bác sĩ kiểm soát huyết áp đồng thời yêu cầu ông phải hạn chế vận động và thực hiện siêu âm, xét nghiệm, chụp CT bụng để đ.ánh giá kích thước và vị trí túi phình động mạch bụng đang dọa vỡ.
Người nhà cho biết, ông B. phát hiện bệnh cách đây 4 năm và có chỉ định phẫu thuật nhưng gia đình không đồng ý phẫu thuật. Kết quả siêu âm và CT cho thấy bệnh nhân bị phình động mạch chủ dài 15cm, đường kính 8cm, có huyết khối bám thành và vôi hoá thành động mạch chủ đoạn ngay sau động mạch thận đến động mạch chậu chung 2 bên, khả năng dọa vỡ cao.
Hình ảnh từ ca phẫu thuật phình động mạch chủ bụng.
Ông B. và gia đình được bác sĩ giải thích thêm túi phình rất to, thành động mạch mỏng có nguy cơ vỡ cao nếu không phẫu thuật kịp thời. Nếu vỡ túi phình sẽ gây một lượng lớn m.áu c.hảy ra trong ổ bụng, nguy cơ t.ử v.ong trên 90%. Ngay sau đó, ông B. được đưa lên xe cấp cứu đến thẳng phòng mổ cấp cứu.
Ca phẫu thuật diễn ra thành công với sự phối hợp nhịp nhàng giữa Khoa Ngoại Lồng ngực, Khoa Hồi sức cấp cứu và Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức.
Hiện, bệnh nhân đang được theo dõi thêm tại khoa Ngoại Lồng ngực về tình trạng sức khỏe.
V. Đức – T. Lĩnh
Theo CAND
Điều trị bướu cổ không cần phẫu thuật
Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ vừa triển khai kỹ thuật đốt vi sóng xử lý khối bướu mà không cần mổ, thời gian xử lý chỉ trong vòng 15 phút và ra viện ngay trong ngày. Đây là phương pháp điều trị đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và một số bệnh viện lớn tại Việt Nam.
Bác sĩ Phạm Văn Phương thăm khám cho người bệnh đầu tiên sau thủ thuật đốt vi sóng.
Cô Nguyễn Thị Kim Liên (55 t.uổi, ở quận Ninh Kiều) là một trong hai nữ bệnh nhân đầu tiên được tiếp cận kỹ thuật mới, kể: “Tôi bị bướu cổ lâu rồi, khối bướu ngày càng to làm khó thở, ăn uống khó khăn và ngày càng ốm. Nhiều lần đi khám bệnh, bác sĩ chỉ định mổ, nhưng vì sợ, nên khất lần. Sức khỏe ngày càng suy kiệt, cứ phải vô bệnh viện hoài. Mới đây, bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị mới, có cách xử lý khối bướu cổ mà không cần phẫu thuật, nên tôi đồng ý làm ngay”. Theo cô Liên, nghe nhiều người nói mổ bướu cổ thì có tai biến, khàn giọng, mất tiếng nên cũng sợ, không biết phương pháp mới này ra sao. Nhưng giờ nói chuyện, nghe giọng vẫn bình thường, cô rất mừng.
Bác sĩ CKII Phạm Văn Phương, Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – mạch m.áu Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cũng dặn dò, tư vấn cho bệnh nhân Liên trước khi xuất viện, về nhà theo dõi sức khỏe. Trong tuần đầu sau thủ thuật, chỗ khối bướu có thể to lên do phản ứng sưng, nhưng sau một tháng thì sẽ teo nhỏ lại và sau 3 tháng thì hầu như biến mất, chỉ còn vết sẹo. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn tái khám định kỳ của bác sĩ. Thông qua hình ảnh siêu âm các lần tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi được hiệu quả điều trị triệt để khối bướu.
U tuyến giáp lành tính, dân gian gọi là bướu cổ, chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng hình thành trong tuyến giáp – một tuyến nhỏ nằm trước vùng cổ, ngay trên xương ức. Tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo t.uổi, thường gặp nhiều ở nữ. Theo bác sĩ CKII Phạm Văn Phương, đa phần người dân phát hiện bệnh khi đã có triệu chứng khàn giọng, nuốt nghẹn, sờ ở cổ thấy khối u ngày càng to mới đến bác sĩ thăm khám chứ chưa chủ động tầm soát bệnh định kỳ. Trước đây, việc điều trị bướu cổ và các u tuyến giáp lành tính, bác sĩ thường mổ mở hoặc nội soi từ ngực hoặc nách. Khi phẫu thuật, phải gây mê bệnh nhân, nằm viện lâu ngày và để lại sẹo mổ. Chưa kể, việc phẫu thuật tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng như khàn giọng hay suy giáp.
Hiện nay, việc ứng dụng nhiệt trong điều trị các khối u rất hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần được gây tê tại chỗ khoang quanh tuyến giáp và vẫn tỉnh táo suốt quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật. Các bác sĩ đưa một kim nhỏ vào vùng nhân giáp và sử dụng nhiệt của vi sóng để đốt, phá hủy toàn bộ nhân giáp. Tiến bộ của kỹ thuật này là không phải rạch da, nên sau đốt vi sóng, bệnh nhân chỉ cần nằm lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi vài giờ và xuất viện trong ngày. Phương pháp này giúp bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp và hạn chế thấp nhất tỷ lệ biến chứng so với phẫu thuật.
Theo các bác sĩ, dù xử lý khối bướu bằng đốt vi sóng hay phẫu thuật, đều có khả năng tái phát, trừ việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp. Do vậy, người có t.iền sử có bướu giáp cần dự phòng ngăn ngừa bệnh, bằng cách tầm soát sức khỏe định kỳ, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung muối I-ốt, ăn hải sản, hạn chế ăn rau cải trắng… Bác sĩ lưu ý, tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước cổ nên rất dễ nhận ra những biểu hiện khác thường. Mọi người hãy đi khám ngay khi thấy các triệu chứng: sờ thấy khối u ở cổ, nổi hạch to ở cổ, ho mạn tính kéo dài, khàn giọng, khó nuốt, khó thở, đau trong họng hoặc vùng cổ.
Kỹ thuật đốt vi sóng điều trị bướu giáp lành tính đã được triển khai ở một số bệnh viện trong nước và được bảo hiểm y tế thanh toán. Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới triển khai kỹ thuật này, đã đăng ký với Sở Y tế, thực hiện quy trình thủ tục để đưa vào danh mục kỹ thuật được thanh toán bảo hiểm y tế giúp người bệnh trong vùng được tiếp cận kỹ thuật cao với chi phí hợp lý.
Bài, ảnh: THU SƯƠNG
Theo baocantho