Dù không ngã hay va đ.ập nhưng từ lớp 6, chân của bé Chinh đã khó vận động, thường xuyên đau âm ỉ và sau này liệt hẳn.
Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, BV đa khoa Xanh Pôn vừa thực hiện ca phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhi Đỗ Thị Kim Chinh, 16 t.uổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên.
Theo PGS.TS Trần Trung Dũng, PGĐ BV kiêm Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, đây là một quyết định vô cùng khó khăn vì thay khớp háng cho t.rẻ e.m rất hãn hữu áp dụng, ngay cả trên thế giới.
Chị Nga, mẹ bệnh nhi cho biết, từ năm 12 t.uổi, con gái bắt đầu thấy những cơn đau âm ỉ vùng háng, hơi khó vận động dù cháu không bị ngã hay va quệt vào đâu. Bố mất sớm, chị gái đi học xa, nhà neo người nên cô bé vẫn nén chịu đau.
Khớp háng phải của bệnh nhi đã biến dạng hoàn toàn gây đau đớn, không thể đi lại
Tuy nhiên càng ngày, Chinh đau càng nhiều, không thể theo học các môn thể dục ở trường, có lúc đau quá phải uống thuốc giảm đau.
Thời điểm đó, chị Nga đưa con lên Hà Nội thăm khám. “Tôi không nhớ rõ bác sĩ điều trị khi đó đã chẩn đoán con bị bệnh gì, chỉ nhớ là con được bó bột trong vòng 1 tháng. Song các triệu chứng của con không thuyên giảm”, chị Nga nhớ lại.
Sau đó, chị được bác sĩ giới thiệu sang một cơ sở y tế khác với chẩn đoán có một khối bất thường ở vùng khung chậu bên phải và cần chỉ định phẫu thuật để nạo vét khối u. Sau phẫu thuật, cô bé tiếp tục điều trị nội trú 3 tháng rồi xuất viện.
Lúc đó, chị Nga đã thấy mừng vì các cơn đau ở chân con giảm đi, các hoạt động dần dần trở lại bình thường mặc dù vẫn còn ít nhiều khó khăn. Dù vậy, chân trái và chân phải dài không bằng nhau, chênh gần 2 cm nên dáng đi của Chinh không được tự nhiên.
Nghĩ con đã phẫu thuật, nên suốt 4 năm qua, chị Nga không đưa con đi tái khám. Gần đây, các cơn đau của con xuất hiện trở lại với tần suất liên tục và ngày càng dữ dội.
Trước mổ, 2 chân bệnh nhi không dài bằng nhau
Bệnh nhi đến BV Xanh Pôn khám trong tình trạng đau dữ dội vùng háng phải, không thể hoạt động, đi lại được. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng phải thứ phát do viêm khớp háng cũ bỏ sót 4 năm nay, hiện ổ cối, chỏm xương đùi bên phải đã biến dạng hoàn toàn.
PGS Dũng cho biết, thoái hoá khớp háng là bệnh lý thường gặp ở người cao t.uổi, việc bệnh nhi bị từ khi mới 12 t.uổi là rất hiếm gặp. Với căn bệnh này, nếu không điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ tàn tật suốt đời do phải tháo khớp háng.
“Đáng tiếc nhất là bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu được can thiệp sớm và đúng cách. Trong trường hợp trên, bệnh nhân đến viện đã ở giai đoạn di chứng, khớp háng hỏng và trật khiến trẻ di chuyển khó khăn”, PGS Dũng nói.
Tuy nhiên, ở t.rẻ e.m và trẻ dưới t.uổi vị thành niên, phẫu thuật thay khớp háng rất ít khi được thực hiện do các em còn đang trong độ t.uổi phát triển xương.
Sau khi hội chẩn với các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật khớp háng, PGS Dũng cùng ekip nhất phẫu thuật thay khớp háng toàn phần với hy vọng trả lại các hoạt động và sinh hoạt bình thường cho cô bé.
Hình ảnh sau khi thay khớp háng
Trẻ được thăm khám lâm sàng lại một lần nữa. Các bác sĩ dựa vào phim chụp cắt lớp vi tính, sử dụng công nghệ thông tin để dựng hình khung chậu ba chiều của bệnh nhân. Mọi chỉ số về kích thước, các góc độ của ổ cối và chỏm xương đùi, độ chênh lệch chiều dài giữa hai bên chân đều được đo tỉ mỉ và chính xác.
Ca mổ thành công tốt đẹp sau khoảng một tiếng đồng hồ. Sau mổ bệnh nhân được nằm theo dõi tại khoa, tập phục hồi chức năng 3 ngày. Hiện tại các cơn đau của em đã không còn, khớp háng có thể vận động hoàn toàn bình thường như bên lành, không còn chênh lệch chiều dài giữa 2 chân.
Cô bé cũng đã có thể tự đi lại được một quãng đường xa mà không còn ngại ngùng vì có dáng đi khác thường như trước đây. Dù vậy, bác sĩ có thể cân nhắc một cuộc thay khớp háng kế tiếp khi em đến t.uổi trưởng thành.
Từ trường hợp của bệnh nhi Chinh, PGS Dũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý đến những dấu hiệu đau ở trẻ, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một bệnh lý phức tạp.
Với bệnh thoái hoá khớp háng, các dấu hiệu gợi ý ở giai đoạn sớm là đau âm ỉ cần hết sức lưu ý. Nếu đợi đến khi các triệu chứng rầm rộ thì khi đó bệnh đã tiến triển nặng.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Thay thân đốt sống điều trị ung thư di căn chèn ép tủy đầu tiên ở ĐBSCL
Một nữ bệnh nhân bị liệt chân phải do ung thư di căn đốt sống ngực chèn ép tủy, vừa được các bác sĩ (BS) của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thay thân đốt sống thành công.
Ngày 18-10, bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, lần đầu tiên tại ĐBSCL, một bệnh nhân bị liệt chân phải do ung thư di căn đốt sống ngực chèn ép tủy, được các BS của BV phẫu thuật thay thân đốt sống thành công.
Bệnh nhân Tí đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Theo đó bệnh nhân Dương Thị Tý (SN 1965, ngụ tỉnh Sóc Trăng), được BV địa phương chuyển đến trong tình trạng đau nhiều ở cổ, ngực, không thể ngồi được. Bệnh nhân cho biết, ban đầu chỉ đau cổ đơn thuần nên không quan tâm, nhưng gần đây đau nhiều hơn, kèm theo chân phải không đi được, nằm một chỗ thì mới đi khám.
Khi khám lâm sàng, BS phát hiện gù nhiều phần bản lề cổ – ngực kèm theo liệt chân phải, sức cơ 2/5, phản xạ gân xương tăng, có tổn thương tháp. Qua khảo sát hình ảnh học, kết quả cho thấy đây là một tổn thương do khối u từ nơi khác di căn đến D1 hủy xương; tăng sinh mô u chung quanh đè ép tủy sống; gây phù tủy sống, làm bệnh nhân không thể cử động được chân.
Ngoài ra, đốt sống D5 cũng sắp bị ảnh hưởng, gây đau nhiều mỗi khi bệnh nhân cử động.
Các BS xác định, trường hợp này có chỉ định cắt thân đốt sống bị u xâm lấn để giải phóng chèn ép tủy D1. Đây là một trường hợp rất khó, vì bệnh nhân bị chèn ép tủy nặng, kèm theo loãng xương. Nếu không đ.ánh giá kỹ lưỡng, không thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân về trước mắt cũng như lâu dài.
Do đó, các BS quyết định phương pháp mổ cắt bỏ thân đốt sống D1 bị u xâm lấn; hủy cấu trúc để thay bằng thân đốt sống nhân tạo; cố định qua cuống từ phía sau bằng vít Titanium từ C5 đến D7 để nắn chỉnh các vấn đề của bệnh nhân.
Vị trí đốt sống mà các BS phẫu thuận thay cho bệnh nhân.
Ê kíp phẫu thuật do BSCK1 Nguyễn Quang Hưng, BS Nguyễn Trung Tính, BSCK2 Nguyễn Thanh Liêm tiến hành. Các BS bắt vít cố định qua cuống C5 đến D7; cách thân D1; lấy mô u chèn ép tủy giải ép và gởi giải phẫu bệnh. Thay thân D1 bằng 1 thân đốt sống nhân tạo có nhồi xương nhân tạo đặt thanh dọc cố định nắn chỉnh gù và khóa chặt.
Sau mổ ngày thứ 6, bệnh nhân tự mình nhấc chân phải lên; vết mổ khô, bệnh nhân không còn đau như trước, có thể tự ngồi dậy, tự đi lại và thực hiện những sinh hoạt cá nhân cơ bản.
Văn Đức
Theo CAND