Uống “thuốc lạ” người đàn ông bị rút gân 1 cách đáng sợ

Một người đàn ông bị biến chứng nặng, ngón tay co cứng, biến dạng, mất hết chức năng cầm nắm sau thời gian uống “thuốc” với lời quảng cáo chữa khỏi 100% bệnh vảy nến.

Bệnh viện Da liễu TP HCM sáng 30-10 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp bị tàn phế bàn tay do uống “ thuốc đông y” với lời quảng cáo trị vảy nến.

Bệnh nhân là anh Lê Vĩnh T. (38 t.uổi, ngụ Vĩnh Long), nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng, các khớp ngón tay co cứng, mất hết chức năng cầm nắm.

Anh T. bị vảy nến đã 12 năm. Nghe lời quảng cáo cam kết chữa khỏi bệnh vảy nến nên anh đã chích, uống các loại “thuốc nam”, “thuốc bắc” của các phòng mạch. Hậu quả tốn rất nhiều t.iền mà bệnh ngày càng nặng hơn, các khớp tay, chân sưng, biến dạng.

Bàn tay anh T. co rút, biến dạng sau thời gian uống “thuốc đông y” với lời quảng cáo chữa khỏi 100% bệnh vảy nến

BS Nguyễn Vũ Hoàng, Phó trưởng Khoa Lâm sàng 2 Bệnh viện Da liễu, cho biết thuốc mà các phòng mạch chích cho bệnh nhân là corticoid. Mặc dù hiệu quả thuốc rất nhanh nhưng sẽ gây những biến chứng nặng nề về sau như biến chứng khớp, loãng xương, tiểu đường, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tay chân teo tóp, người sưng phù lên…

“Khi ngưng thuốc này, tình trạng vảy nến sẽ bùng phát, đỏ da toàn thân, mụn mủ đầy người, sốt, ăn uống không được, nguy cơ n.hiễm t.rùng, thậm chí n.hiễm t.rùng huyết. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân vảy nến. Người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới khởi phát mới kiểm soát được bệnh, tránh các nguy cơ bị biến dạng các khớp và tàn phế” – BS Hoàng khuyến cáo.

Nguyễn Thạnh

Theo nguoilaodong

Uống thuốc đông y trôi nổi và những hậu quả khó lường

Tự ý mua và sử dụng các loại thuốc đông y với những thành phần không rõ ràng một cách tùy tiện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình, thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Thời gian gần đây, một số bệnh viện ở TP HCM liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, hơn nữa là không thể cứu chữa, sau khi đã sử dụng một số loại thuốc đông y có chứa chất cấm phenformin…

Thuốc đông y giả hậu quả khôn lường

Ngày 16-10, bà Đ.T.S (67 t.uổi, ngụ quận 12, TP HCM) được đưa vào BV Thống Nhất trong tình trạng đau bụng, huyết áp tụt, lượng đường huyết rất cao, vượt cả ngưỡng đo của máy, suy hô hấp rất nặng. Bệnh nhân được xác định nhiễm toan lactic (nồng độ axitlactic vượt mức bình thường) do chất cấm phenformin và được lọc m.áu liên tục. Tuy nhiên, do diễn tiến bệnh ngày càng nặng nên gia đình đã xin đưa về nhà vào chiều 20-10.

Theo thông tin từ gia đình bệnh nhân, bà Đ.T.S có t.iền sử bệnh tiểu đường 10 năm nay. Thời gian gần đây, nghe lời người quen giới thiệu, bà chuyển sang uống hai loại thuốc có nhãn mác in chữ Trung Quốc để trị bệnh và xảy ra tình trạng trên.

Một trường hợp khác là bệnh nhân V.T.B.L (60 t.uổi, ngụ quận Tân Bình, TP HCM) phát hiện bị đái tháo đường từ tháng 10-2018. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không đi khám để được điều trị thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ mà nghe theo lời truyền miệng sử dụng “Tiểu đường hoàn”. Qua thời gian sử dụng “thuốc” này, bệnh nhân nhập viện BV Thống Nhất ngày 17-10 trong tình trạng đau lưng, tăng huyết áp và đái tháo đường.

Từ các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị nhiễm toan lactic rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao bởi có những thời điểm bệnh nhân sắp rơi vào trạng thái hôn mê. Tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, các bác sĩ đã điều trị hoàn toàn bằng nội khoa, ổn định đường huyết. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã may mắn dần ổn định.

Theo lời kể của bệnh nhân, do thấy trên mạng internet quảng cáo loại thuốc “Tiểu đường hoàn” do Công ty Difoco (có địa chỉ đăng ký ở số 276/17/2 Mã Lò, khu phố 6, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) sản xuất (loại thuốc này đã bị Bộ Y tế ra quyết định yêu cầu ngưng sản xuất, lưu hành trên thị trường). Sau khi bệnh nhân uống liên tục ba tháng thì xảy ra tình trạng trên.

BS.CK2 Hoàng Ngọc Ánh thông tin về các ca bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Ngọc Ánh, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, từ đầu năm đến nay, BV Thống Nhất đã tiếp nhận 5 trường hợp bị toan chuyển hóa rất nặng, nguy kịch sau khi uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc chứa chất cấm phenformin.

Hoạt chất phenformin được phát hiện vào năm 1950 và bước đầu ghi nhận sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, đến năm 1963, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những ca bị biến chứng do chuyển hóa toan lactic nặng sau khi uống hoạt chất này. Đến thập niên 1980, chất phenformin bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, thuốc trôi nổi chứa chất cấm này vẫn xuất hiện với nhiều dạng trình bày khác nhau: dạng viên thuốc gia truyền, thuốc tễ, tiểu đường hoàn, viên tiểu đường…

Khi sử dụng thuốc chứa chất cấm phenformin, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, yếu cơ. Sau đó, mức độ nặng tăng dần với những triệu chứng thở nhanh, tim đ.ập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tri giác và suy hô hấp, có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Không chỉ một số bệnh nhân trên, gần đây tại một số BV khác ở TP HCM cũng phát hiện những trường hợp tương tự. Cụ thể, tại BV Nhân dân 115, vào đầu tháng 9 vừa qua, ông N.N.Đ (47 t.uổi, ngụ quận 12) nhập viện trong tình trạng hôn mê.

BS Võ Tuấn Khoa, Khoa Nội tiết BV Nhân dân 115, cho biết bệnh nhân N.N.Đ bị viêm xoang mạn tính, không có t.iền sử bị đái tháo đường. Một tuần trước khi nhập viện, ông Đ. đọc thông tin và đặt mua một lọ thuốc trị viêm xoang không rõ nguồn gốc trên mạng về uống. Những ngày tiếp theo, ông Đ. vẫn ăn uống và đi làm bình thường. Nhưng sau đó, ông Đ. lên cơn co giật, sùi bọt mép và mất ý thức.

Bệnh nhân được đưa vào BV địa phương thử đường huyết, ở mức rất thấp và được chuyển viện lên BV Nhân dân 115. Tại BV Nhân dân 115, bác sĩ khám bệnh và chẩn đoán bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng nghi do dùng thuốc không rõ nguồn gốc (có thể chứa các chất gây hạ đường huyết). Bệnh nhân được điều trị tích cực. Sau ba ngày điều trị, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng và có thể xuất viện.

“Đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở người khỏe mạnh mà nguyên nhân liên quan đến việc uống các thuốc không rõ nguồn gốc”, BS Võ Tuấn Khoa đ.ánh giá.

Trước đó, BV Đại học Y dược TP HCM cũng điều trị kịp thời cho bệnh nhân Đ.T.M (65 t.uổi, ngụ quận Thủ Đức) với những biểu hiện tương tự. Bà M. vốn được theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường tại BV. Tuy nhiên sau đó, nghe theo lời người quen mách bảo về loại thuốc gia truyền giúp trị bệnh tiểu đường cấp tốc, bà M. đã ngưng theo dõi bệnh tại BV mà chuyển sang dùng loại thuốc theo truyền miệng không rõ nguồn gốc này.

Sau một thời gian dùng thuốc dân gian, bà M. thường xuyên bị mệt mỏi, ăn uống kém, sức khỏe ngày càng suy giảm dần. Bệnh nhân vào cấp cứu tại BV Đại học Y dược TP HCM trong tình trạng nguy kịch: suy hô hấp, tụt huyết áp, toan m.áu nặng, chỉ số axít lactic trong m.áu tăng rất cao.

Thuốc bà M. sử dụng được người nhà mang vào cho bác sĩ xem có dạng viên vo tròn với nhiều màu sắc. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và phối hợp liên chuyên khoa khẩn để cấp cứu, hồi sức tích cực, lọc m.áu để loại bỏ bớt axit lactic ra khỏi cơ thể, giành lại sự sống cho bệnh nhân. Sau hơn 10 ngày điều trị và chăm sóc tích cực tại BV, bệnh nhân dần hồi phục và được xuất viện…

Thống kê của BV Đại học Y dược, từ khoảng cuối năm 2018 đến tháng 4-2019, BV đã điều trị cấp cứu hơn 10 trường hợp nhiễm axit lactic do sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường không rõ nguồn gốc, có chứa phenformin.

Không chỉ TP HCM, nhiều địa phương phía Nam cũng phát hiện những bệnh nhân có những biểu hiện nguy kịch do sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc này.

Nữ bệnh nhân V.T.B.L qua cơn nguy kịch sau thời gian điều trị tích cực.

Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc một cách tùy tiện

Tìm hiểu trên mạng internet, mọi người có thể dễ dàng thấy được các “status” quảng cáo các sản phẩm “Đông y gia truyền” với những lời giới thiệu như “đúng rồi” kiểu như “Hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên”, “Không tác dụng phụ, an toàn tuyệt đối cho người dùng”, “Điều trị dứt điểm”… Tất cả những lời “có cánh” như vậy dễ tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng. Thế nhưng, thực tế tác dụng cũng như mức độ an toàn của các loại “đông dược” này thì chẳng ai dám khẳng định.

Đáng nói, người mua thuốc chỉ cần ngồi một chỗ lên mạng online xem và đặt mua thuốc, nên dĩ nhiên cũng được… khám bệnh, chẩn đoán, bốc thuốc online hầu như tất cả các bệnh nặng nhẹ khác nhau – từ xương khớp, dạ dày, sỏi thận, viên gan B, giảm cân, thậm chí là ung thư… và sau đó được giao thuốc tận nhà như các loại sản phẩm tiêu dùng bình thường khác. Việc này rõ ràng cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Theo BS Võ Tuấn Khoa, thuốc được chia làm hai loại: Thuốc kê đơn là thuốc do chính bác sĩ có chứng chỉ hành nghề kê và sau đó người bệnh đến nhà thuốc hay cơ sở y tế mua theo đúng đơn này; và thuốc không kê đơn (gọi là OTC viết tắt từ chữ Over-the-counter) có thể mua tại siêu thị, cửa hàng tiện dụng hay nhà thuốc… Các thuốc này thường chứa các chất bao gồm vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng bổ sung, thảo dược, thuốc nhuận trường, thuốc cảm cúm và thuốc giảm dịch vị ở dạ dày.

Tất cả các loại thuốc đều có lợi ích và rủi ro cho người sử dụng. Lợi ích có thể bao gồm chữa lành bệnh, giảm đau… Rủi ro là những triệu chứng hay cảm giác không mong muốn có thể xảy ra cho người bệnh còn gọi là tác dụng phụ. Tác dụng phụ này có thể ở mức độ nhẹ như chán ăn, khô miệng… và nặng như suy gan cấp, suy thận cấp, thậm chí t.ử v.ong.

Riêng với bệnh đái tháo đường, không thể phủ nhận tác dụng của các loại thảo mộc dân gian nếu sử dụng đúng cách trong việc ổn định đường huyết cho người bệnh. Tuy nhiên hiện nay tồn tại một bộ phận người bệnh tự ý sử dụng tràn lan các loại đông dược không rõ nguồn gốc để điều trị, khiến tình trạng bệnh không được cải thiện mà còn nặng hơn như những trường hợp kể trên.

Lọ thuốc không rõ nguồn gốc được bệnh nhân mua trên mạng.

Theo BS CK2 Hoàng Ngọc Ánh, nguyên nhân chất phenformin vẫn xuất hiện trong thuốc đông y là do một số người mua về trộn vào thuốc cao (dạng viên). Và gần đây việc sử dụng phenformin để sản xuất thuốc điều trị đái tháo đường ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát.

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính ngày một gia tăng, gây ra nhiều biến chứng. Loại bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa được biến chứng nếu người bệnh tuân thủ điều trị đúng cách, theo dõi định kỳ.

Người bệnh tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, hay tin những quảng cáo trên internet, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bỏ điều trị, làm các biến chứng ngày càng nặng nề và có thể nhiễm axit lactic nguy hiểm c.hết người.

Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc một cách tùy tiện vì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để có khuyến cáo phù hợp. Đặc biệt, khi mua thuốc trực tuyến, cần tra cứu website của thuốc đó.

Nếu cần phải gọi số điện thoại trên web để xác nhận, yêu cầu gửi thông tin cung cấp giấy tờ đăng ký thuốc, giấy chứng nhận của Bộ Y tế về chất lượng thuốc và lưu hành thuốc. Nếu bên bán từ chối hoặc trả lời qua loa thì không nên mua.

Người bệnh muốn sử dụng thuốc đông y, nên được thầy thuốc chuyên khoa y học dân tộc khám và chỉ định, sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng thuốc đảm bảo.

Ánh Xuân

Theo CAND

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *