Báo động trẻ suy dinh dưỡng do thực phẩm chế biến

Thực phẩm “siêu chế biến” vừa rẻ lại tiện lợi nhưng là một trong những nguyên nhân ẩn sau cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m trên toàn cầu.

Mì ăn liền có thể ngon, rẻ, tiện lợi nhưng giá trị dinh dưỡng thấp. Ảnh: Sun Daily

Kết luận được dẫn từ báo cáo “Tình hình T.rẻ e.m 2019″ của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef). Theo Unicef, thế giới hiện có 700 triệu t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi nhưng cứ 3 trẻ thì ít nhất một bé bị thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân, và khoảng 50% trong tình trạng “đói tiềm ẩn” (tiêu thụ thực phẩm tiện lợi, mau no nhưng thiếu vitamin cùng vi chất dinh dưỡng thiết yếu). Ngoài ra, báo cáo ghi nhận 149 triệu t.rẻ e.m bị thấp còi trong khi 50 triệu trẻ gầy còm. Ước tính, gần 45% t.rẻ e.m từ 6 tháng đến 2 t.uổi trên toàn thế giới không được ăn trái cây, rau củ và 60% không được ăn trứng, sữa, cá hoặc thịt.

Trước thực trạng quá nhiều t.rẻ e.m và thanh thiếu niên không nạp đủ chất dinh dưỡng, Giám đốc Unicef Henrietta Fore cảnh báo thế hệ tương lai có thể đối mặt nguy cơ kém phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Cơ quan LHQ cho biết thay đổi trong chế độ ăn uống ở t.rẻ e.m có thể bắt nguồn từ xu hướng ngày càng nhiều gia đình di cư từ nông thôn lên thành thị để tìm việc làm. Trong đó, môi trường và tính chất công việc khiến nhiều phụ huynh lệ thuộc vào thực phẩm chế biến sẵn, vừa rẻ vừa tiện lợi. Theo chuyên gia dinh dưỡng Michelle Lau, những thức ăn “trữ lâu, dùng ngay” chứa rất ít thậm chí không có dinh dưỡng, điển hình là mì ăn liền. Với thành phần chủ yếu là carbohydrate (chất bột đường) tinh chế, cơ thể phải mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa loại thực phẩm này. Đặc biệt trẻ nhỏ sau khi ăn sẽ càng lâu thấy đói. Điều này khiến nhiều phụ huynh nghĩ rằng con họ được ăn no là khỏe nhưng thật ra những thực phẩm rẻ t.iền và tiện lợi như vậy không hề tốt cho các bé.

Không riêng t.rẻ e.m, chuyên gia Michelle cho biết người lớn cũng nên hạn chế ăn mì gói bởi ngoài carbohydrate, chất béo bão hòa cao không tốt cho sức khỏe, trong mì còn chứa nhiều calorie, muối, màu thực phẩm nhân tạo, hương liệu, chất bảo quản và hàm lượng natri liên quan tăng huyết áp và bệnh béo phì. Trong số các lựa chọn thay thế, mọi người có thể cân nhắc mì kiều mạch ít calorie và carbohydrate hơn. Bún gạo cũng tốt vì không có cholesterol và ít chất béo. Hơn nữa, những thực phẩm trên đều không chứa chất bảo quản, chất tẩy trắng hoặc màu nhân tạo.

Báo cáo của Unicef cũng cho thấy một nghịch lý là kinh tế phát triển đôi khi tỷ lệ nghịch với chế độ ăn. Chẳng hạn Philippines, Indonesia và Malaysia ngày càng giàu có nhưng chế độ ăn uống của người dân các nước này trở nên nghèo nàn hơn, đặc biệt là t.rẻ e.m khi các bậc phụ huynh ngày càng ít thời gian chuẩn bị bữa ăn lành mạnh. Thực tế này được phản ánh qua tỷ lệ 40% t.rẻ e.m dưới năm t.uổi ở 3 quốc gia nói trên bị suy dinh dưỡng hay béo phì – cao hơn nhiều so với mức 1/3 bình quân toàn cầu.

Tuy không lành mạnh, nhưng nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Năm ngoái, thị trường mì gói toàn cầu đạt 42,2 tỉ USD và dự kiến tăng lên 57,5 tỉ USD vào năm 2024. Tại Trung Quốc, mì gói còn được coi như một chỉ số kinh tế và là thước đo bên cạnh số lượng tiêu thụ xe hơi để xem liệu người tiêu dùng trong nước có cải thiện chi tiêu – mua thêm những món đồ đắt t.iền – hay thắt lưng buộc bụng.

MAI QUYÊN

Theo SCMP/baocantho

Gánh nặng dinh dưỡng kép của t.rẻ e.m Việt

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đó là tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tăng nhanh và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm chậm.

Béo phì tăng nhanh, thấp còi giảm chậm

Chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý là biện pháp để giúp t.rẻ e.m Việt phát triển khỏe mạnh.

Theo nghiên cứu mới được công bố gần đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia sau 1 năm nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng, khẩu phần, tần suất tiêu thụ và thói quen sử dụng thực phẩm của học sinh tiểu học, THCS và THPT tại 75 trường thuộc 25 xã, phường của Hà Nội, TP HCM, Thái Nguyên, Nghệ An và Sóc Trăng cho thấy, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học khá cao, nhất là ở khu vực thành thị.

Cụ thể, tình trạng thừa cân béo phì của học sinh tiểu học thành thị chiếm 41,9%, trong khi tỉ lệ này ở nông thôn là 17,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp còi, gầy còm của t.rẻ e.m nông thôn lại cao hơn nhiều so với t.rẻ e.m thành thị. Học sinh THCS nông thôn lại có tỷ lệ thấp còi lên tới 20,1%, gầy còm lên tới 15,6% còn học sinh thành thị là 3,8% và 3,4%.

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, khẩu phần ăn của học sinh THCS và THPT chưa đạt ngưỡng khuyến nghị về khẩu phần canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, song lượng chất béo động vật trong bữa ăn, trong đồ ăn nhanh lại tăng quá cao. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt như thường xuyên ngồi trước màn hình tivi, điện thoại, sử dụng nhiều đồ uống có đường trên đường phố (như nước mía, nước đá bào siro, trà sữa…) làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

Theo nghiên cứu, tần suất sử dụng đồ uống có đường trên đường phố là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thừa cân béo phì của học sinh trung học phổ thông lên 1,4 lần. Đó là chưa kể, trẻ ăn quá nhiều protit kể cả protit từ sữa bò đã khiến hoạt động của thận trẻ trở nên quá tải.

Các chuyên gia dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì đan xen là cửa ngõ của nhiều bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, xơ vữa mạch m.áu, nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch chi, ngừng thở khi ngủ. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc thừa cân, béo phí có thể thời điểm hiện tại chưa biểu hiện nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây như các bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ…

Đặc biệt, ảnh hưởng tâm lý của trẻ thừa cân, béo phì cũng rất lớn, gây nhiều hệ lụy. Qua phản ánh của nhiều bậc phụ huynh có con mắc thừa cân, béo phì cho thấy, khi đến trường trẻ hay bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Điều này kéo dài sẽ khiến trẻ thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn, nặng hơn có thể là trầm cảm.

Với suy dinh dưỡng, hậu quả cũng nghiêm trọng không kém. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của các quốc gia này, tạo gánh nặng cho hệ thống y tế. Cụ thể, tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi gây giảm năng suất lao động khi đến t.uổi trưởng thành. Mỗi 1% tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn tồn tại, có thể gây thiệt hại khoảng hơn 20 triệu USD mỗi năm.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn có thể dẫn đến các bệnh mãn tính không lây nhiễm, khuyết tật và thậm chí t.ử v.ong, làm giảm lực lượng lao động tiềm năng. Ước tính suy dinh dưỡng có thể làm giảm đến 3% tỷ lệ tăng trưởng GDP của một quốc gia mỗi năm.

Để xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi tại vùng nông thôn vẫn cao, theo ông Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nguyên nhân cơ bản là do trẻ thiếu đa vi chất dinh dưỡng ở người mẹ ngay từ thời kỳ trước khi mang thai, trong khi mang thai, thời kỳ cho con bú và ở t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi. Một khảo sát mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khẳng định, tình trạng thấp còi đang xảy ra sau 3 năm đầu đời ở t.rẻ e.m nông thôn và ảnh hưởng từ t.uổi thứ 10 trở đi.

Chiến lược dinh dưỡng, vận động hợp lý

Hiện nay, học sinh chiếm 1/4 dân số của cả nước. Vì vậy, để cải thiện tầm vóc của người Việt cần có chiến lược, định hướng để tăng cường vận động, theo dõi chăm sóc thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh hợp lý. Bà Trần Thúy Nga, chuyên gia nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, với trẻ thừa cân, béo phì, gia đình, nhà trường, cộng đồng cần thường xuyên theo dõi chế độ dinh dưỡng, tình trạng khẩu phần ăn của học sinh để kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, một trong những biện pháp tốt nhất để kiểm soát cân nặng là thay đổi lối sống, hành vi. Đó là sử dụng thực phẩm hợp lý, nhiều chất xơ, ít chất béo, bổ sung các loại vi chất cần thiết, tăng hoạt động thể lực (thời gian hoạt động ở mức trung bình ít nhất 60 phút/ngày), giảm thời gian tĩnh của trẻ. Trẻ dưới 2 t.uổi không nên xem ti vi, trẻ lớn hơn thì chỉ được xem tivi dưới 2 giờ/ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần.

Cũng theo chuyên gia của Viện Dinh dưỡng quốc gia, để khắc phục tình trạng tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi của t.rẻ e.m Việt, đặc biệt tại các vùng nông thôn, các can thiệp phòng chống duy dinh dưỡng thấp còi cần được tiến hành sớm, tốt nhất là trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội”. Đó là 1.000 ngày vàng từ khi trong bào thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi- đây được coi là giai đoạn lập trình cho sự tăng trưởng và phát triển sau này của trẻ.

Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng là biện pháp hiệu quả giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Với trẻ thấp còi, theo các chuyên gia, cần lưu ý hai vấn đề là phát triển chiều cao tối ưu để bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cường miễn dịch. Cụ thể, trẻ thấp còi cần được dự phòng bằng các chăm sóc dinh dưỡng bắt đầu từ giai đoạn bà mẹ trước và trong khi mang thai đến khi trẻ sinh ra.

Theo đó, trước, trong khi mang thai bà mẹ cần được bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất, bổ sung canxi cho bà mẹ có nguy cơ do chế độ ăn thấp canxi (nếu bà mẹ không dùng sữa và chế phẩm sữa, ít ăn cá tôm cua, đậu đỗ…), bổ sung protein và năng lượng cân bằng, dùng muối i ốt trong chế biến thức ăn. Trẻ cần bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng t.uổi hoặc lâu hơn. Bổ sung vi chất cho t.rẻ e.m có nguy cơ; bổ sung vitamin A cho t.rẻ e.m từ 6- 59 tháng t.uổi’ bổ sung kẽm dự phòng cho trẻ từ 12- 59 tháng t.uổi.

Năm 2025, Việt Nam đặt ra nhiều mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi dưới 20%; khống chế tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%; giảm tỷ lệ người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây xuống dưới 50%… Để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam cần phải tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và người dân.

T.Hiếu

Theo baohaiquan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *