Đối với gia đình này, thủ tục cắt b.ao q.uy đ.ầu tưởng chừng tương đối đơn giản hóa ra lại là một cơn ác mộng cô cùng khủng khiếp.
Cắt b.ao q.uy đ.ầu là một thủ tục khá bình thường đối với nam giới. Với một số người, đó là việc làm vì lý do tôn giáo, với một số người khác, họ lựa chọn thực hiện vì sự sạch sẽ. Cũng có những người tiến hành cắt b.ao q.uy đ.ầu vì lý do liên quan đến bệnh nào đó.
Nhưng đối với một gia đình người Brazil, thủ tục tưởng chừng tương đối đơn giản này hóa ra lại là một cơn ác mộng cô cùng khủng khiếp. Theo báo cáo của Daily Mail, trong một lần kiểm tra sức khỏe bình thường, một bác sĩ nhận thấy đứa con trai 3 t.uổi của Alberthy Camargos bị hẹp b.ao q.uy đ.ầu (Phimosis). Đây là tình trạng không thể lột b.ao q.uy đ.ầu sau này có thể gây khó chịu cho cậu bé khi lớn lên. Một biện pháp khắc phục phổ biến cho vấn đề này là phẫu thuật cắt b.ao q.uy đ.ầu. Alberthy Camargos, 24 t.uổi, đã cho con đến thực hiện phẫu thuật tại một phòng khám ở Malacacheta, miền đông Brazil.
Tuy nhiên, lẽ ra ca phẫu thuật kiểu này chỉ kéo dài 30 phút thì với con trai anh lại kết thúc sau 4 tiếng đồng hồ. Và điều này khiến anh vô cùng lo lắng. Khi Camargos đi gặp bác sĩ Pedro Abrantes, người đã phẫu thuật cho con trai anh, để hỏi những gì đã xảy ra, bác sĩ đã trấn an rằng mọi thứ đều ổn và con trai anh vẫn khỏe mạnh. Thế nhưng, sau khi tháo băng, người bố trẻ mới nhận ra tình trạng khủng khiếp mà con trai mình phải chịu đựng: D.ương v.ật của con trai anh đã được thay thế bằng một miếng gạc cuộn lại.
Camargos nói rằng anh đã ngã quỵ xuống và bị tê liệt hoàn toàn vì sốc khi phát hiện ra điều này. Ông nói thêm rằng anh đã mất niềm tin hoàn toàn vào đội ngũ y tế do bác sĩ Abrantes dẫn đầu và ngay lập tức ký giấy từ bỏ xuất viện để đưa con trai ra khỏi bệnh viện.
Camargos nói rằng anh đã mất niềm tin hoàn toàn vào đội ngũ y tế do bác sĩ Abrantes dẫn đầu và ngay lập tức ký giấy từ bỏ xuất viện để đưa con trai ra khỏi bệnh viện.
Đ.ứa t.rẻ được chuyển đến bệnh viện Teofilo Otoni, một đơn vị y tế tư nhân ở một thành phố lân cận. Tại đó, cậu bé đã trải qua những đ.ánh giá mới và chi tiết với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ tiết niệu. Cả hai bác sĩ đều xác nhận, sau khi dùng thuốc để kiểm soát cơn đau và để ngăn ngừa sự lây lan của n.hiễm t.rùng, cơ quan s.inh d.ục của trẻ đã bị cắt đứt. Theo báo cáo y khoa thì “một phần của d.ương v.ật của cậu bé đã bị cắt cụt… chỉ còn lại gốc d.ương v.ật”.
Mặc dù đã được chuyển đến một bệnh viện khác, các bác sĩ đã xác nhận rằng rất tiếc, d.ương v.ật của em bé không thể được gắn lại . Thay vào đó, phẫu thuật thẩm mỹ đã được thực hiện để bảo vệ những gì còn sót lại của niệu đạo của cậu bé, vì vậy cậu không cần phải đặt ống thông tiểu.
Gia đình đang xem xét hành động pháp lý chống lại bệnh viện. Thế nhưng, sau khi thực hiện ca phẫu thuật thất bại, bác sĩ Pedro Abrantes đã qua đời do bị ngừng tim. Được biết, ông đã duy trì một hồ sơ y tế hoàn toàn sạch sẽ trong thời gian làm bác sĩ.
Bác sĩ Pedro Abrantes, người đã phẫu thuật cho con trai anh Camargos.
Rất may, các bác sĩ đã nói rằng vì việc chăm sóc khắc phục bắt đầu từ giai đoạn đầu đời của cậu bé nên có thể mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Họ có thể tạo ra một d.ương v.ật thực tế với da được lấy ra từ cẳng tay hoặc đùi và bảo tồn mô cương dương. Điều này có nghĩa là cậu bé sẽ có thể có một đời sống t.ình d.ục bình thường và trở thành bố trong tương lai.
Hiện tại, đ.ứa t.rẻ đã được xuất viện và đang hồi phục ổn định tại nhà.
Theo Helino
Bác sĩ Nhi chỉ rõ những việc làm thừa khi chăm con, hóa ra mẹ bỉm sữa nào cũng đang làm sai mà cứ nghĩ đúng
Hầu hết các mẹ đều nghĩ rằng đây là những việc làm vô cùng cần thiết khi chăm con để giữ gìn sức khỏe cho các bé sơ sinh, nhưng bác sĩ Nhi khoa đã chỉ rõ nó không có tác dụng như các mẹ vẫn tưởng.
Khi các mẹ vừa sinh bé ra, có một số thói quen được coi như là “chân lý” khi chăm trẻ sơ sinh được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là thói quen nhỏ mắt mũi cho bé, vệ sinh rốn bằng nước muối sinh lý, dùng bông tăm ngoáy tai cho trẻ sau khi tắm… Những thói quen này được khuyến cáo thực hiện hàng ngày khi chăm con, vừa để đảm bảo vệ sinh, vừa để phòng bệnh cho trẻ, đó là niềm tin của các mẹ bỉm sữa.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo (hiện đang công tác tại Bệnh viện sản nhi Vĩnh Phúc), có nhiều thói quen của các mẹ bỉm sữa là thừa thãi, không cần thiết. Bác sĩ Hữu Thảo đã giải thích cụ thể về thắc mắc của các mẹ bỉm sữa liên quan đến các thói quen trên.
Câu hỏi 1: Có nên nhỏ mũi, rửa mũi thường quy hàng ngày (nghĩa là ngày nào cũng nhỏ kể cả mũi con không viêm, không có dịch gì hết) cho con bằng nước muối sinh lý hay không?
Không có khuyến cáo nào về việc rửa hoặc nhỏ mũi thường quy cho trẻ khỏe mạnh hàng ngày để ngừa viêm mũi cả.
Đây là việc làm không cần thiết. Mục đích của việc nhỏ mũi hay rửa mũi là để làm sạch mũi (nếu mũi viêm, nhiều dịch). Không có khuyến cáo nào về việc rửa hoặc nhỏ mũi thường quy cho trẻ khỏe mạnh hàng ngày để ngừa viêm mũi cả. Chỉ rửa hoặc nhỏ mũi khi có chỉ định của bác sĩ.
Câu hỏi 2: Có cần vệ sinh rốn trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý?
Việc này cũng không cần thiết. Rốn trẻ sơ sinh khi chưa rụng chỉ cần để thoáng, giữ sạch, tắm trẻ bằng sữa tắm và lau khô là được. Nếu rốn trẻ bẩn do trẻ đái, ị dây vào thì làm sạch bằng nước muối sinh lý và cồn 70 độ là được.
Rốn trẻ sơ sinh khi chưa rụng chỉ cần để thoáng, giữ sạch.
Câu hỏi 3: Có cần rửa mặt trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý?
Việc này cũng không cần thiết. Bác sĩ Hữu Thảo khuyến cáo chỉ cần rửa mặt cho bé bằng nước sạch là được.
Câu hỏi 4: Có cần nhỏ mắt cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý?
Nước mắt của trẻ có tác dụng làm sạch mắt rồi, vì vậy các mẹ cũng không cần nhỏ mắt cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Chỉ nhỏ khi mắt bị bụi, viêm hoặc theo chỉ định bác sĩ.
Thói quen ngoáy tai cho trẻ sau khi tắm cũng không cần thiết.
Câu hỏi 5: Có nên ngoáy tai trẻ hàng ngày và sau khi tắm?
Bác sĩ Thảo cho biết đây là việc không nên. Bạn sẽ làm tăng nguy cơ tạo nút ráy tai cho trẻ và dễ làm xước ống tai trẻ, từ đó có thể gây viêm ống tai ngoài. Nguy hiểm hơn, khi trẻ lớn, trẻ có thể bắt trước bố mẹ và tự cầm bông chọc vào tai mình gây chấn thương ống tai hoặc thủng màng nhĩ. Các bác sĩ gặp rất nhiều trường hợp như thế.
Theo Helino