Áp dụng trí tuệ nhân tạo cứu sống bệnh nhân đột quỵ đã quá “giờ vàng”

Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận người bệnh đột quỵ tiến triển xấu khi đã qua “giờ vàng”. Nhờ được áp dụng kỹ thuật hiện đại, bệnh nhân may mắn đã thoát hiểm.

Mạch não được tái thông hoàn toàn sau can thiệp (BVCC).

Người bệnh Đ.X.Th là nam giới, 71 t.uổi, Cẩm Khê – Phú Thọ, được chuyển tuyến từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê trong tình trạng ý thức lơ mơ, liệt nửa người, thất ngôn vận động, liệt mặt, rối loạn nuốt nặng với t.iền sử nhồi m.áu nãocách đây 4 tháng không để lại di chứng

Bệnh nhân ngay lập tức được chỉ định sử dụng chụp cắt lớp vi tính có sử dụng trí tuệ nhân tạo (RAPID). Hình ảnh RAPID phát hiện gần như toàn bộ vùng thân não người bệnh bị tổn thương, thể tích vùng cần cứu lên đến 40ml.

Hệ thống mạch sau khi được dựng 3D ở nhiều góc độ giúp các bác sỹ kết luận người bệnh bị tắc động mạch đòi hỏi phải can thiệp sớm để lấy huyết khối và tái thông mạch.

Bệnh nhân đã có thể vận động (BVCC).

Ê kíp can thiệp đầu tiên của Trung tâm đã bắt tay thực hiện cho người bệnh vào giờ thứ 8.

Ths.Bs Phan Ngọc Nhu – Phó trưởng Đơn vị điều trị thần kinh – đột quỵ bán cấp – Trung tâm Đột quỵ chia sẻ: “Chúng tôi đã sử dụng stent Solitaire tạo luồng thông tạm thời và lấy huyết khối ra khỏi mạch não. Tuy nhiên, do xuất hiện hẹp nặng mạch m.áu tại vị trí tắc nên việc can thiệp trở nên khó khăn. Nỗ lực sau 2 lần nong bóng, chúng tôi đã tái thông mạch hoàn toàn”.

Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc mạch m.áu não, trong đó xơ vữa động mạch chiếm đến 50% các ca bệnh và thường gặp người có t.uổi mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, mỡ m.áu cao, nghiện t.huốc l.á nặng; xuất hiện nhiều vào những đợt rét đậm….

Bệnh nhân Đ.X.Th được theo dõi tại Trung tâm Đột quỵ đã có thể ra viện ngày 28/10 khi tình trạng sức khỏe đã ổn định, có thể vận động bình thường.

Bác sỹ Phan Ngọc Nhu cũng khuyến cáo: Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo RAPID giúp các bác sỹ mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ. Tuy nhiên, người bệnh đột quỵ càng được phát hiện sớm càng giảm nguy cơ t.ử v.ong nhất là trong giờ vàng (3 – 4,5 giờ đầu). Người dân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì, có chệ độ ăn uống, lối sống lành mạnh và luyện tập thể dục thể thao để phòng tránh đột quỵ

Minh Châu

Theo GDTĐ

Chứng xuất huyết não nguy hiểm như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, xuất huyết não là một trong hai thể của đột quỵ. Đột quỵ gồm nhồi m.áu não và xuất huyết não nhưng nếu bị xuất huyết não thì bệnh nhân bị nặng hơn rất nhiều.

Ảnh minh họa.

Xuất huyết não do vỡ mạch não có tỷ lệ t.ử v.ong cao, việc nhận biết để điều trị sớm nhằm giúp kích thước khối m.áu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bệnh xảy ra khi m.áu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Khi m.áu từ tổn thương kích thích các mô não thì sẽ gây ra phù não, m.áu tập trung thành một khối gọi là tụ m.áu. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng làm c.hết các tế bào não và vỡ mạch não.

Bệnh nhân xuất huyết não nặng có tỷ lệ t.ử v.ong cao, tiên lượng phụ thuộc chủ yếu vào kích thước khối m.áu tụ trong não. Kích thước này càng lớn thì bệnh nhân có nguy cơ t.ử v.ong và tàn phế càng cao. Thông thường việc điều trị chỉ nhằm giúp kích thước khối m.áu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng. Số ít bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục, đi lại được và phần lớn bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn.

Xuất huyết não khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường, thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh như sau:

Bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên hoặc bị tê liệt một cánh tay, một bên chân.

Không nói được, nói không rõ tiếng, mặt méo xệch, miệng cũng méo.

Cơ thể vã mồ hôi, tiểu tiện không tự chủ, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt.

Rối loạn về nuốt như nuốt khó, nuốt dễ bị sặc, không nhai được.

Trí nhớ giảm sút nhanh chóng, hay quên hoặc quên hoàn toàn mọi thứ nhanh chóng …

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ vì người bị xuất huyết não nên được cấp cứu trong thời gian 3 – 4 giờ sau khi bệnh khởi phát để giảm bớt được mức độ nguy hiểm và hạn chế biến chứng do bệnh.

30% bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục, đi lại được và 30% bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn. Tàn phế ở đây gồm hai mức độ là có thể tự sinh hoạt cá nhân nhưng không thể quay lại công việc ban đầu; tàn phế nặng là phải nằm một chỗ trên giường, không thể tự chăm sóc bản thân.

Cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng xử trí và cấp cứu đột quỵ. Trong khi chờ xe cấp cứu, nếu người bệnh tỉnh, đặt nằm nghiêng về bên lành, đầu hơi nâng nhẹ. Không cho ăn hoặc uống bất kỳ loại gì. Lấy bỏ các vật hoặc lau đờm dãi trong miệng có thể gây nên khó thở. Nếu liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên lành.

Khi người bệnh hôn mê, tiến hành các bước trên. Nếu bệnh nhân không thấy mạch hoặc ngưng thở, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) cho đến khi tim đ.ập lại. Gọi điện thoại đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *