Đó là hạnh phúc trào nước mắt của một người mẹ nghèo có con bị tai nhỏ bẩm sinh khi mong ước của cả gia đình chị sắp thành hiện thực.
Chị Bùi Thị Yến có con gái Hoàng Thị Kiều Mến (9 t.uổi ở Lạng Sơn), cháu bị tai nhỏ bẩm sinh, đây là lần phẫu thuật lần đầu.
“Con bị tật từ nhỏ, vợ chồng tôi muốn đưa con đi điều trị từ lâu nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên không thể đưa con đi phẫu thuật được. Năm 2018, có chương trình phẫu thuật cho các cháu nhưng tôi nộp đơn chậm, năm nay đơn của con được nhận. Các bác sĩ Hàn Quốc phẫu thuật cho con từ hôm 30/11, đến hôm nay sức khoẻ của con đã bình phục. Con nằm lại viện khoảng 4 ngày nữa thì được về nhà” – chị Yến chia sẻ.
Điều chị Yến vui nhất là các bác sĩ cho biết kết quả sau ca phẫu thuật của con rất thành công.
Kể lại những bất tiện của con khi mắc tai nhỏ bẩm sinh, chị Yến nói: “Lúc nhỏ thì không sao, nhưng từ khi đi học ảnh hưởng đến việc học tập vì con vì con chỉ có một bên tai. Mấy năm gần đây con bị thêm bệnh viêm tai giữa vì chỉ có một bên tai nên khi tắm nước vào tai không thoát ra ngoài được. Tôi không dám đưa con đi bể bơi tắm, sợ nước vào tai. Giờ con lớn, nhận thức được những vấn đề hình thể nên rất rụt rè, ngại ngần khi tiếp xúc với các bạn”.
Hai ba năm vừa rồi vợ chồng chị Yến đã đưa con đi chạy chữa rất nhiều, phải đặt ống thông nhĩ. “Bây giờ có chương trình này, người làm mẹ như tôi thấy rất mừng vì con đã được tái tạo tai. Con tôi sẽ có đôi tai bình thường như các bạn nhỏ khác”.
Bác sĩ Oh Kap Sung (áo xanh) và đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
Theo các bác sĩ, tạm thời lần đầu các bác sĩ tạo hình tai, sau một năm nữa ở lần phẫu thuật thứ hai, hy vọng các chức năng tai của bé cũng được hoàn thiện (tách tai và thông nhĩ).
Từ năm 2016, Samsung đã mang đến những nụ cười và tương lai tươi sáng cho hơn 100 bệnh nhân bao gồm người dân Thái Nguyên, nhân viên và người nhà của nhân viên Samsung Việt Nam thông qua chương trình Tình nguyện Y tế, và kiểm tra sức khỏe miễn phí cho 4000 người dân địa phương.
Các bệnh nhân thuộc diện được phẫu thuật miễn phí là: hở hàm ếch; bỏng; ngón tay ngón chân dính nhau; nhiều hơn 5 ngón chân, ngón tay, chứng tai nhỏ, điều trị sẹo.
Bác sĩ Oh Kap Sung – người đã có 4 lần đến Việt Nam hoạt động tình nguyện y tế cho biết, ông đến Thái Nguyên và một số tỉnh thành của Việt Nam thực hiện phẫu thuật chỉnh hình. Đợt này là chuyên về phẫu thuật tai. Đến nay, tại Thái Nguyên, bác sĩ Oh Kap Sung đã có 27 bệnh nhân. Ông không giấu được niềm vui khi chia sẻ hình ảnh một bệnh nhi năm trước được ông phẫu thuật và năm nay b.é t.rai này đã rất tự tin đứng “pose” hình với bác sĩ. Nhiều bệnh nhân trước được bác sĩ Oh Kap Sung phẫu thuật các em quay lại đây, kết quả rất tốt.
Chia sẻ về lần từ thiện này, bác sĩ Oh Kap Sung cho biết, chủ yếu liên quan phẫu thuật chỉnh hình ghép tai. Phẫu thuật ghép tai là phẫu thuật lớn.
Bác sĩ khuyến cáo: “Phẫu thuật tai cho trẻ từ 8 t.uổi là tốt nhất. Việc không có tai ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của các em nhỏ. Đơn giản như việc đeo khẩu trang y tế cũng khó khăn”.
Khi được hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp của mình, bác sĩ Oh Kap Sung kể: Tôi phẫu thuật cho một bệnh nhân từ năm cháu 10 t.uổi. 10 năm sau bệnh nhân tới gặp bác sĩ và tặng cho tôi một bó hoa hồng màu xanh. Tôi hỏi lại là sao lại tặng hoa hồng màu xanh? Bệnh nhân nói, đó là điều kỳ diệu mà chỉ bác sĩ mới làm được điều kỳ diệu đó.”
Từ ngày 28/10 đến ngày 01/11/2019, Bệnh viện Samsung Seoul (Samsung Medical Center), Bệnh viện đa khoa A Thái Nguyên và Samsung Việt Nam tổ chức chương trình Tình nguyện Y tế lần thứ 4 tại tỉnh Thái Nguyên. Trong khuôn khổ chương trình, các giáo sư chuyên ngành, y tá, dược sĩ của bệnh viện Samsung Seoul (bệnh viện đa khoa hàng đầu của Hàn Quốc) và các bác sĩ giàu kinh nghiệm của bệnh viện A Thái Nguyên tiến hành và hỗ trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật thẩm mỹ và điều trị thẩm mỹ cho 30 bệnh nhân, đồng thời tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân Thái Nguyên.
Chăm sóc bệnh nhân
Đặc biệt, năm nay, chương trình dành 4 ngày để tập trung khám trực tiếp tại các các điểm dân cư còn gặp nhiều khó khăn và ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tính đến năm thứ 4 triển khai chương trình, bên cạnh công tác khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại cộng đồng, bệnh viện Samsung Seoul đặc biệt dành tặng khóa đào tạo 4 tuần tại bệnh viện Samsung Seoul cho 2 bác sĩ bệnh viên đa khoa Thái Nguyên A.
Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cho biết: “Chúng tôi rất xúc động khi được thấy những thay đổi tích cực trong cuộc sống của những bệnh nhân sau phẫu thuật. Đặc biệt, khi được góp phần mang lại nụ cười trên gương mặt của các em nhỏ, chúng tôi tin rằng bắt đầu từ bây giờ, sẽ không còn những tổn thương, mặc cảm và tự ti cản bước các em hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.”
Chiến dịch tình nguyện Y tế nằm trong chương trình tình nguyện nước ngoài của Samsung Hàn Quốc được triển khai từ năm 2010 và được duy trì trong suốt 8 năm qua. Hàng năm, chương trình đều cử khoảng 200 nhân viên tham gia hoạt động tình nguyện tại 5~6 quốc gia thuộc các nước đang phát triển trong khu vực Châu Phi, Trung Nam Mỹ, CIS và Đông Nam Á. Từ năm 2014, chương trình bắt đầu tiến hành các nhóm tình nguyện theo dự án nhằm giải quyết các vấn đề xã hội ở các nước đang phát triển. Hoạt động tình nguyện y tế được Samsung chính thức khởi động từ năm 2016 với 186 nhân viên tham gia hoạt động tình nguyện tại 6 quốc gia Cộng Hòa Nam Phi, Uzbekistan, Campuchia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam./.
Theo An Nhi/VOV.VN
Người mẹ nghèo gửi con 4 t.uổi cho người lạ, 15 năm sau bất ngờ cuộc trở lại
Ở với bố mẹ nuôi, con trai chị Thanh (TP.HCM) được đi học và nhập hộ khẩu. Thi thoảng, cậu bé lại về thăm mẹ và bà ngoại.
10 giờ trưa, nhặt đầy một bịch ve chai, chị Lê Thị Kim Thanh, 37 t.uổi bê lên chiếc xe đạp cũ, dùng dây chằng cẩn thận rồi chở về bãi đất trống được người ta cho để nhờ rồi phân loại từng món một, vài ngày nữa sẽ mang đi bán. Vừa ngơi tay, chị vội vàng về căn phòng trọ, rộng 10 m2 ở phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM cắm nồi cơm để 12 giờ trưa, con trai cả về ăn, chiều lại đi làm.
‘Tôi có đến 3 đứa con trai, nhưng giờ tôi chỉ sống với đứa lớn. Đứa thứ hai bỏ đi hơn 9 năm rồi. Tôi đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Còn thằng út, vì nghèo quá, tôi cho người ta rồi’, chị Thanh bắt đầu câu chuyện của mình, nước mắt rưng rưng.
Năm 1992, chị Thanh nên duyên vợ chồng với anh Tùng, hơn vợ 7 t.uổi, sinh được ba người con trai lần lượt sinh năm 1993, 1994, 1998. Sống với nhau hơn 7 năm, vợ chồng chị ly hôn.
Anh Tùng nhanh chóng lấy vợ rồi có con riêng. Chị Thanh một mình nuôi con bằng nghề giúp việc nhà, nhặt ve chai.
Cả bà Nữ và chị Thanh đều không có chứng minh dân dân, hộ khẩu. Bà Nữ cho biết, may mắn, anh công an khu vực ở đó biết hoàn cảnh mẹ con bà nên đã tạo điều kiện.
‘Con nhỏ, mới sinh xong, tôi không làm được gì cả. Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà phụ thuộc vào công việc nhặt ve chai, bán vé số của mẹ tôi’, chị Thanh nhớ lại, mắt nhìn mẹ là bà Nữ năm nay đã 83 t.uổi như muốn nói cảm ơn mẹ.
Một lần, bà Nữ đi bán vé số ở khu vực Chợ Lớn, Quận 6 thì gặp người quen. Người này thấy bà đã lớn t.uổi mà hằng ngày vẫn đạp xe đi bán vé số kiếm sống nên hỏi thăm. Bà Nữ kể hoàn cảnh của con gái mình cho bạn nghe.
‘Bà ấy nói, nếu nghèo quá thì đưa một đứa cháu cho tôi nuôi giúp’, bà Nữ đồng ý với bạn. Bà vội vàng đạp xe từ Quận 6 về Quận 12 bàn với con gái, đinh ninh, rồi đây, cháu mình sẽ có giấy tờ tùy thân và được đi học.
‘Tôi là trẻ mồ côi, sống lang thang từ nhỏ nên không có giấy tờ tùy thân. Lấy ba con Thanh cũng không có nhà cửa, giấy tờ gì. Thằng Tùng cũng cùng hoàn cảnh. Thành ra, ba đứa cháu ngoại không có đứa nào có giấy tờ. Nhà họ có nhà, có hộ khẩu, có của ăn của để, lại là người đàng hoàng, cháu tôi vào đó ở sẽ rất tốt’, bà Nữ giải thích về quyết định của mình.
Chị Thanh ban đầu không đồng ý với mẹ. Chị khẳng định: ‘Nghèo nhưng mẹ con mình có rau ăn rau, có cháo ăn cháo’. Sau đó, chị bị mẹ thuyết phục vì câu nói: ‘Mẹ con mình không có giấy tờ tùy thân nên thiệt đủ đường. Đến đời con trai con sẽ phải khác đi’.
Trong ba người con của chị Thanh, bạn bà Nữ chọn nuôi cậu con út là bé T. ‘Lúc đó, thằng bé mới 4 t.uổi. Cháu không muốn rời mẹ đâu. Tôi phải dụ: ‘Qua nhà bên đó, con sẽ được ngồi xe máy, đi chơi công viên, ăn đồ ăn ngon và được đi học. Thằng bé nghe thích lắm’, bà Nữ nhớ lại thời điểm trao cháu ngoại cho bố mẹ nuôi của bé. Còn chị Thanh phải sang nhà hàng xóm trốn cho bé T không nhìn thấy.
Chị Thanh cho biết, chị rất yên tâm về con trai út. Điều chị lo bây giờ là con trai cả và mong tìm được con trai thứ hai bỏ đi 9 năm trước.
‘Sinh con ra mà tôi không nuôi nổi con’, chị Thanh tự trách mình. Những ngày sau đó, mẹ con chị thay phiên nhau đạp xe đến Quận 6, đứng nhìn bé T từ xa, một phần để quan sát xem nhà bên kia có thương con không, một phần cho vơi đi nỗi nhớ.
‘Mới đầu, thằng bé nhớ mẹ, nhớ bà nên khóc nhiều lắm. May mắn, nhà bên đó họ thương con. Về bên đó được mấy tháng, con được đi học, được mua rất nhiều đồ mới’, chị Thanh kể, ánh mắt hạnh phúc.
Hiện bé T đã 19 t.uổi. Em đang học đại học. Em đã được bố mẹ nuôi nhập hộ khẩu, làm được chứng minh nhân dân. Dăm bữa nửa tháng, em chạy xe máy về lại phòng trọ của mẹ đẻ chở bà và mẹ đi chơi.
Chị Thanh cho biết, rất vui và thấy quyết định cho đi cậu con trai út 15 năm trước là đúng. ‘Thằng bé đã có giấy tờ đầy đủ rồi’, người mẹ sinh năm 1972 nói. Điều chị lo bây giờ là cậu con trai lớn, đã 25 t.uổi nhưng chưa có chứng minh nhân dân.
‘Không có giấy tờ tùy thân, thằng bé chỉ đi làm những công việc chân tay. Công việc vất vả nhưng thu nhập không bao nhiêu, các chế độ cũng không có. Rồi tới đây, không biết tương lai thằng bé sẽ ra sao’, chị Thanh lo lắng.
Ông Phạm Quý Định là cán bộ công an nghỉ hưu. Biết câu chuyện không có giấy tờ của mẹ con chị Thanh, ông đứng ra giúp đỡ. Bước đầu, ông đi làm thủ tục nhập hộ khẩu ở Quận 12 cho mẹ con chị Thanh, sau đó sẽ làm các bước tiếp theo là làm giấy chứng minh nhân dân…
Ông Định đã đến Công an Quận 12 nhờ giúp đỡ. Cán bộ hướng dẫn đã yêu cầu ông phải làm các thủ tục như: tờ khai nhân khẩu, xác nhận tạm trú, ký bảo lãnh của chủ hộ cho nhập hộ khẩu… nhưng đã có nhiều bất cập vì mẹ con chị Thanh không có giấy tờ tùy thân. Một điều khó nữa là chưa có ai đồng ý để cho mẹ con chị Thanh nhập hộ khẩu.
‘Bây giờ, cái quan trọng nhất là có người chấp nhận cho mẹ con họ nhập hộ khẩu vào gia đình, nhưng e hơi khó. Trường hợp này có thể nhập hộ khẩu theo kiểu du di. Tôi mong sẽ làm được giấy tờ cho họ’, ông Định nói.
Theo viet nam net