Vì xấu hổ, người đàn ông thú nhận chỉ nhét 1 hạt kim loại vào “của quý” nhưng những gì bác sĩ siêu âm thấy mới thực sự ngỡ ngàng

Người đàn ông này nghĩ rằng có thể tự lấy nó ra theo đường nước tiểu nhưng sau 1 ngày ông còn không thể đi tiểu, kèm theo đau bụng. Lúc này, quá hoảng loạn nên ông mới vội vã đến viện khám.

Một bệnh nhân 58 t.uổi người Trung Quốc nói với bác sĩ rằng anh ta không thể nhớ mình đã đưa những hạt kim loại từ tính (có nam châm) vào bộ phận s.inh d.ục của mình như thế nào. Và ông nói rằng có vẻ như ông ta đã làm như vậy trong lúc… ngủ mơ.

Hai ngày trước, một người đàn ông 58 t.uổi đã đến khoa tiết niệu của Bệnh viện Daxing ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đối mặt với bác sĩ, bệnh nhân này có chút xấu hổ. Yin Chuanmin, giám đốc khoa tiết niệu, bệnh viện Daxing, cho biết: “Bệnh nhân bị nôn và gặp khó khăn khi đi tiểu. Sau khi tìm hiểu kỹ, bệnh nhân nói rằng anh ta đã đưa một hạt kim loại vào đường niệu đạo. Thế nhưng, sau khi chụp phim X-quang, các bác sĩ phát hiện ra ở đường tiết niệu của bệnh nhân bị “nhồi” tới 28 hạt từ tính như thế chứ không phải là 1 hạt như lời anh ta nói”.

Người đàn ông này tiết lộ, ông ta nghĩ rằng có thể tự lấy nó ra theo đường nước tiểu nhưng 1 ngày trôi qua, mọi việc không thành công, thậm chí ông ta còn không thể đi tiểu, kèm theo đau bụng. Lúc này, quá hoảng loạn nên ông mới vội vã đến viện khám.

Điều đáng lo ngại là các hạt từ tính này đã đi vào bàng quang qua đường niệu đạo. “Các hạt từ tính tròn, mịn nên dễ dàng đi vào bàng quang nhưng nó cũng có thể gây thungnr và n.hiễm t.rùng bàng quang do là kim loại”, bác sĩ Yin nói.

Trước đây, để lấy những vật lạ như vậy ra khỏi bàng quang thì cần phải thực hiện một ca phẫu thuật trên bụng của bệnh nhân, thường là ở vị trí bàng quang. Nhưng phương pháp này có thể để lại tổn thương lớn, bệnh nhân đau đớn nhiều nên các bác sĩ đã quyết định thực hiện phẫu thuật xâm lấn vi mô niệu đạo (vi phẫu niệu đạo) để cứu người đàn ông. Hiện tại, người đàn ông này đang trong giai đoạn phục hồi tốt. Tuy nhiên, bác sĩ Yin cho biết bệnh nhân có thể bị thủng bàng quang nghiêm trọng hoặc n.hiễm t.rùng bàng quang nếu để nó lâu hơn.

Bác sĩ Yin Chuanmin, giám đốc khoa tiết niệu, bệnh viện Daxing chia sẻ.

Ông cũng chia sẻ đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Ông cho biết: Trước đây, chúng tôi đã tiếp nhận những bệnh nhân nhét que gỗ, nắp bút và ống truyền vào niệu đạo của họ. Trước đây chúng tôi đã tiếp nhận những bệnh nhân nhét que gỗ, nắp bút và ống truyền vào niệu đạo của họ.

Ví dụ như đầu năm nay là trường hợp một cậu học sinh 13 t.uổi phải lấy 29 quả bóng từ ra khỏi bàng quang. Theo khai thác bệnh sử thì cậu bé đã nhét chúng vào d.ương v.ật của mình từ 3 tháng trước đó vì tò mò.

Và cậu thiếu niên đã phải chịu đựng cơn đau bụng 12 tuần vì quá xấu hổ, không dám nói với bố mẹ. Chỉ tới khi thấy con đi khập khiễng, bố mẹ cậu bé mới vội vàng mang con đến viện.

Các hạt từ tính có nam châm nên hút vào nhau.

Bác sĩ khoa Tiết niệu tại Bệnh viện nhi đồng Tây An ở tỉnh Tây Bắc của Trung Quốc, người điều trị cho cậu bé đã cho chụp X-quang và thấy các hạt từ tính hình thành một cụm chặt chẽ bên trong bàng quang của cậu bé và ông đã quyết định rằng cậu bé cần phẫu thuật bằng cách mổ trên bụng vì phương pháp vi phẫu sẽ không thể lấy hết được các hạt từ tính ra.

Theo Helino

Người lớn cần uống 8 ly nước mỗi ngày, còn t.rẻ e.m thì sao?

Không nhiều bà mẹ biết về lượng nước mà t.rẻ e.m cần uống mỗi ngày.

T.rẻ e.m ở các độ t.uổi khác nhau uống lượng nước khác nhau. Dưới đây là số lượng mà trẻ từ 0-6 t.uổi cần uống mỗi ngày.

0-6 tháng

Ở giai đoạn này, em bé đã có tất cả nước cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ không cần cho trẻ uống thêm nước.

Tháng 7-12

Tổng lượng nước uống hàng ngày của t.rẻ e.m trong giai đoạn này là khoảng 900 ml, khoảng 540ml nước đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, phần còn lại đến từ thực phẩm bổ sung và nước uống.

Trẻ 1-3 t.uổi

T.rẻ e.m trong giai đoạn này được khuyên uống 1300ml nước mỗi ngày. Lượng sữa chiếm khoảng 500ml, và nước trong thực phẩm ở các bữa ăn chiếm khoảng 500ml, 300ml còn lại là nước tinh khiết.

Trẻ 4 – 6 t.uổi

Tổng lượng nước uống hàng ngày của trẻ từ 4-6 t.uổi là khoảng 1600ml, bao gồm 800ml nước mỗi ngày, khoảng 800ml nước trong ba bữa ăn mỗi ngày hoặc sữa.

Cần lưu ý rằng tổng lượng nước của tiêu chuẩn này không phải là nước tinh khiết mà là nước chứa trong thực phẩm như trái cây, sữa, cháo…

Làm sao để biết bé đang cần uống nước?

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé yêu cần được uống nước nhiều hơn.

Nhìn vào màu của nước tiểu

Một trong những cách dễ nhất để xác định xem trẻ có cần uống nước hay không là nhìn vào màu của nước tiểu của bé (không phải nước tiểu buổi sáng). Nếu nước tiểu của trẻ có màu vàng hoặc vàng sẫm, mẹ nên cho trẻ uống thêm nước.

Xem số lần đi tiểu

Nếu cha mẹ để ý thấy rằng nước tiểu của trẻ có màu vàng và số lần đi tiểu ít hơn 6-8 lần một ngày thì bạn nên nhắc nhở trẻ uống nước.

Làm sao để tập cho trẻ thói quen uống nước?

Một số bé rất nghịch ngợm. Ngay cả khi khát, bé cũng không chịu chủ động uống nước. Vậy làm sao để tập cho trẻ thói quen uống nước?

– Bạn không nên cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ. Uống nước trước khi đi ngủ có thể làm tăng gánh nặng thận của trẻ, tăng tần suất đi tiểu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

– Trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi không nên uống nước trái cây hay đồ uống vì có thể gây sâu răng và béo phì.

– Bố mẹ nên cho nước vào trong chai nước có hình dạng bắt mắt hoặc một chiếc cốc xinh xắn để khuyến khích trẻ uống nước.

– Đ.ứa t.rẻ là hình bóng của cha mẹ. Vì vậy, nếu muốn trẻ uống nước nhiều hơn, cha mẹ cần làm gương cho con cái. Bạn uống nước nhiều hơn sẽ là cách để khuyến khích bé uống nước nhiều hơn. Nếu nước đun sôi có vẻ khó uống, bạn có thể thêm chút nước hoa quả hoặc mật ong để đổi mới hương vị.

Quỳnh Trang

Theo Sohu/emdep

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *