Cách phòng tránh ngộ độc hải sản

Hải sản là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng mà không làm tăng cân nhưng cũng ẩn chứa một số nguy cơ với sức khỏe.

Đã có không ít vụ ngộ độc, dị ứng nặng, thậm chí t.ử v.ong sau khi ăn hải sản. Vậy làm thế nào để tận hưởng hương vị tươi ngon của hải sản mà không bị ngộ độc?

Hải sản có hàm lượng protein cao, chứa các a xít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc. Các triệu chứng của ngộ độc hải sản thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở… Nhiều người nghĩ rằng hiện tượng tiêu chảy là do hải sản mang tính hàn nên gây lạnh bụng. Thực ra, độc tố nằm ngay trong hải sản nếu chúng ta không biết ăn đúng cách.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc.

Sau đây là những điều cần phải đặc biệt lưu ý khi ăn hải sản:

Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ: Nhiều người có sở thích khám phá món mới lạ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lần đầu tiên ăn loại hải sản nào đó. Một số loại hải sản luôn có chất độc và thỉnh thoảng chúng gây ra những vụ ngộ độc như cá nóc, sam biển, sao biển, bạch tuộc vòng xanh…

Không ăn hải sản đã c.hết hoặc đã được chế biến sẵn từ lâu: Hải sản là loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm. Khi c.hết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine, gây ngộ độc. Do đó, bạn hãy chọn hải sản tươi sống để ăn.

Tuyệt đối không ăn hải sản khi chưa được nấu chín kỹ: Nhiều người có thói quen ăn gỏi hải sản nhưng họ không biết rằng trong hải sản có chứa vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt, nhức đầu… Loại vi khuẩn nguy hiểm này có khả năng chịu nhiệt cao lên tới hơn 80 độ C. Do đó, nếu bạn ăn hải sản chưa được chế biến kỹ sẽ vô tình đưa loài vi khuẩn có hại này vào trong cơ thể và nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Các triệu chứng của ngộ độc hải sản thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở…

Không ăn hải sản với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C sẽ gây tác dụng ngược lại. Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến t.ử v.ong.

Không uống bia khi ăn hải sản: Trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric. Nếu axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và một số bệnh khác. Ăn nhiều hải sản và uống bia sẽ kích thích quá trình hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm, từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm.

Không uống trà ngày sau khi ăn hải sản: Người ta thường uống trà sau khi ăn hải sản vì nghĩ trà “kỵ” chất tanh. Nhưng bạn nên biết rằng, trong trà có chứa axit tannic có thể kết hợp với canxi trong hải sản tạo thành canxi không hòa tan. Nếu lượng canxi này đọng lại quá nhiều trong cơ thể sẽ gây nên các bệnh về xương khớp. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sải tối thiểu 2 giờ đồng hồ trở lên.

Tránh ăn hoa quả sau khi ăn hải sản: Nhiều người thích ăn hoa quả “tráng miệng” sau khi ăn hải sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn hoa quả sau khi ăn hải sản không tốt cho tiêu hóa.

Xuân Thanh

Theo phapluatxahoi

Ăn hải sản cần biết những đại kỵ này kẻo ‘cứu không kịp’

Hải sản rất nhiều dinh dưỡng nhưng cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khỏe, khiến không ít người ngộ độc, dị ứng nặng, thậm chí t.ử v.ong sau khi ăn hải sản.

Ảnh minh họa: Internet

Hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe t.rẻ e.m. Tuy nhiên, thủy – hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất.

Các triệu chứng của dị ứng thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy… Nhiều người vẫn nghĩ rằng tiêu chảy là do thức ăn này lạnh, nhưng thực ra là do trong hải sản có độc tố.

Thịt cua và trà

Một trong các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa đó chính là uống trà khi bạn đang ăn cua. Nước trà có thể làm loãng dịch vị trong dạ dày của bạn. Trong trà có chứa một lượng axit tannic tương tự như trong quả hồng. Việc dịch vị bị pha loãng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cơ thể bạn mà còn gây cản trở việc khử trùng thức ăn của dạ dày.

Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược lại. Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến c.hết người. Vì vậy cần kiêng kỵ ăn hải sản với thực phẩm này. Ảnh minh họa: Internet

Tôm và vitamin C

Trong tôm thông thường có nhiều arsenic trioxide (As205). Chính vì thế, nếu bạn kết hợp tôm với các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C thì sẽ dẫn đến việc tạo ra những phản ứng hóa học trong dạ dày của bạn hình thành nên arsenic trioxide. Sự kết hợp này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là t.ử v.ong.

Không uống bia khi ăn hải sản

Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và các bệnh khác. Ăn nhiều hải sản và uống bia sẽ làm tăng tốc độ hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, gây cho sức khỏe.

Không nên luộc, hấp hải sản đông lạnh

Nên hạn chế luộc hay hấp những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá. Nó thích hợp để xào, chiên hơn bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn…

Ngoài ra, cần làm sạch và tan mùi tanh thường có của hải sản bằng hành, tỏi, sả, ớt… Khi ăn hải sản, nên chế biến và ăn càng sớm càng tốt và ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn, ăn lúc còn nóng thì nhiều dinh dưỡng hơn để nguội.

Trong thịt cua sống có chứa nang trùng có tên “lungfluke” hay còn gọi là đỉa phổi. Nếu không chế biến kỹ, khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống theo kiểu tái, gỏi sẽ rất dễ bị nhiễm lungfluke. Chúng sẽ ký sinh trong phổi, kích thích phá hoại các cơ quan trong phổi khiến bạn bị ho ra m.áu, thậm chí nặng hơn có thể xâm nhập lên não gây co giật, bại liệt hết sức nguy hiểm. Bởi vậy, hãy chắc chắn rằng cua phải được nấu thật chín, qua đun sôi tối thiểu 20 – 30 phút rồi mới ăn. Ảnh minh họa: Internet

Không ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược lại. Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến c.hết người. Vì vậy cần kiêng kỵ ăn hải sản với thực phẩm này.

Không ăn hải sản đã c.hết hoặc chế biến từ lâu

Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi hải sản c.hết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.

Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…). Vì vậy, khi ăn bạn hãy chọn hải sản tươi sống để đem lại giá trị dinh dưỡng cao.

Sau bữa ăn, nhiều gia đình thường có thói quen uống trà và ăn trái cây. Thực tế cho thấy điều này không tốt. Bởi vì lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và hiện tượng kết sỏi dẫn đến sỏi thận. Tốt nhất sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên hãy uống trà

Không uống trà ngay sau khi ăn hải sản

Trà là loại thức uống được rất nhiều người ưa chuộng và thường nhâm nhi sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là người trung và cao t.uổi. Nhưng bạn có biết, trà và hải sản cực kỳ kỵ nhau. Bởi trong trà có chứa Axit tannic có thể kết hợp với canxi trong hải sản tạo thành canxi không hòa tan. Nếu lượng canxi này đọng lại quá nhiều trong cơ thể có thể gây nên các bệnh về xương khớp. Do đó chuyên gia khuyến nghị, chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản tối thiểu 2 giờ đồng hồ trở lên.

Tuyệt đối không ăn hải sản khi chưa được nấu chín kỹ

Với hải sản, chúng ta có cực kỳ nhiều cách chế biến khác nhau. Trong đó ăn sống, làm gỏi được khá nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên bạn có biết, trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt, nhức đầu nếu vô tình ăn phải? Loài vi khuẩn nguy hiểm này có khả năng chịu nhiệt cao lên tới hơn 80 độ C. Chính vì vậy, nếu bạn ăn hải sản chưa được chế biến chín kỹ sẽ vô tình đưa loài vi khuẩn có hại này vào trong cơ thể và nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Do đó, khi chế biến hải sản, cần phải đun sôi nước tầm 4 – 5 phút để khử trùng sạch sẽ.

Trong thịt cua sống có chứa nang trùng có tên “lungfluke” hay còn gọi là đỉa phổi. Nếu không chế biến kỹ, khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống theo kiểu tái, gỏi sẽ rất dễ bị nhiễm lungfluke. Chúng sẽ ký sinh trong phổi, kích thích phá hoại các cơ quan trong phổi khiến bạn bị ho ra m.áu, thậm chí nặng hơn có thể xâm nhập lên não gây co giật, bại liệt hết sức nguy hiểm. Bởi vậy, hãy chắc chắn rằng cua phải được nấu thật chín, qua đun sôi tối thiểu 20 – 30 phút rồi mới ăn

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *