Món canh rau ngót không thể thiếu trong mâm cơm cữ của sản phụ sau sinh cũng giống như những thủ tục kiêng cữ truyền thống rất phổ biến như: nằm than, ở trong phòng kín, không tắm gội, đ.ánh răng…
Có lẽ 10 mẹ Việt sinh xong thì cả 10 đều được nấu canh rau ngót cho ăn. Có sản phụ than thở rằng còn phải ăn món canh “truyền thuyết” ngày 2-3 bữa, ròng rã cả tháng trời. Cũng có bà đẻ không thích nhưng vẫn “ngậm ngùi” ăn ngày mấy lần vì theo các bà, các mẹ, loại rau này rất tốt cho sản phụ sau sinh. Tuy quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rau ngót có tác dụng gì trong mâm cơm cữ của các mẹ mới sinh con.
Hầu như bà đẻ nào cũng thường xuyên ăn canh rau ngót.
Rau ngót là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng khá cao so với các loại rau thông thường khác. Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ m.áu, nhuận tràng… Theo các nhà khoa học, rau ngót chứa rất nhiều protein, các khoáng chất cần thiết (canxi, chất sắt…), có nhiều axit amin cần thiết cần thiết cho cơ thể và dồi dào các vitamin.
Theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ ăn rau ngót sẽ nhanh chóng tống hết sản dịch ra khỏi cơ thể do đó, sau sinh, bà đẻ nào cũng đều được nấu rau ngót cho ăn.
Bà đẻ ăn rau ngót có những tác dụng gì?
– Làm sạch nhanh sản dịch, trị sót nhau: Rau ngót có tác dụng gây co bóp tử cung giúp tử cung co đẩy hết dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm rất tốt, nên được phụ nữ sau sinh sử dụng để giảm tình trạng sót rau.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “ Trong quá trình chuyển dạ, tử cung người mẹ sẽ mở rộng để em bé dễ dàng ra ngoài. Sau sinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra lẫn với những cục m.áu đông và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài, hiện tượng này gọi là sản dịch. Tùy theo cơ địa của mỗi người sản dịch nhiều hay ít, thông thường quá trình này sẽ kéo dài từ 2-6 tuần. Rau ngót có tác dụng rất tốt đối với sản phụ trong việc đẩy sản dịch ra ngoài cơ thể“.
Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót giúp nhuận tràng, đồng thời bù lại âm, bổ âm và các chất dịch đã mất khi sinh nở (Ảnh minh họa).
– Tăng tiết sữa mẹ: Lá rau ngót chứa các chất dinh dưỡng như canxi, protein, phốt pho, chất béo, vitamin A, B, C, sắt và các hợp chất béo khác. Do đó, phụ nữ sau khi sinh ăn rau ngót sẽ giúp tăng nguồn sữa mẹ, điều này bắt nguồn từ những tác động nội tiết các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen trong rau ngót.
– Trị táo bón: Rau ngót chứa nhiều chất xơ, có tác dụng bổ âm nên được sử dụng là giải pháp phòng tránh bệnh táo bón hiệu quả. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót giúp nhuận tràng, đồng thời bù lại âm, bổ âm và các chất dịch đã mất khi sinh nở.
– Giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh: Trong rau ngót có chứa một hàm lượng vitamin C đáng kể, giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, vận chuyển chất béo. Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol, hệ miễn dịch giúp sản phụ phòng tránh được nhiều bệnh sau sinh. Bên cạnh đó vitamin C đóng vai trò chữa lành các vết thương và cải thiện chức năng não.
– Tăng cường khả năng miễn dịch: Lượng canxi có trong rau ngót rất cần thiết với phụ nữ sau kỳ sinh nở. Nguồn canxi tự nhiên này giúp cơ thể phụ nữ không mắc phải tình trạng cao huyết áp và các vấn đề liên quan tới xương khớp ở phụ nữ sau sinh.
Ăn rau ngót tốt cho sản phụ sau sinh nhưng cũng cần lưu ý:
Ăn quá nhiều rau ngót hoặc ăn sống có thể gây ngộ độc (do nhiễm độc kim loại nặng) hoặc tổn thương phổi. Cách tốt nhất là nấu chín rau ngót trước khi ăn bởi đun sôi giúp các chất độc giảm bớt hoặc mất hoàn toàn.
Theo một cuộc khảo sát tại Đài Loan, những người uống nước ép rau ngót tươi (150g) trong khoảng thời gian dài từ 2 tuần đến 7 tháng đã phải đối mặt với các triệu chứng như: khó ngủ, ăn uống kém đi và cảm thấy khó thở. Vì vậy, phụ nữ sau sinh chỉ nên ăn một lượng nhỏ rau ngót mỗi ngày (tối đa 50g/ngày), không ăn liên tục quá 3 tháng.
H.Thanh
Theo toquoc
Để con cao và khỏe mạnh, tốt nhất cho con ăn các nhón thực phẩm có các vi chất này
Để trẻ phát triển tốt chiều cao, thể chất cần phải đảm bảo đủ vi chất dinh dưỡng. Khi thiếu những vi chất này, sức đề kháng suy yếu dễ khiến trẻ chậm phát triển, mắc các bệnh cấp và mãn tính.
Các vi chất cần thiết với cơ thể
Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, vi chất dinh dưỡng la nhưng chât ma cơ thê chi cân môt lương rât nho nhưng giữ vai trò quan trọng với cơ thể, tham gia vào quá trình phát triển thể chất như cơ, xương, não, hệ thống thần kinh, phát triển trí tuệ…Vi chât dinh dương bao gôm: nhom Vitamin (A, B, C, D, E…); nhom cac nguyên tô khoang gồm Canxi, Săt, Kem, Iốt, Selen…
Trẻ nhỏ được uống đầy đủ vitamin sẽ phát triển tốt hơn. Ảnh PT
Cụ thể các vi chất rất cần thiết với cơ thể:
– Vitamin A: Thiếu vitamin A lâu ngày dẫn tới suy giảm thị lực, khô mắt, khô giác mạc, làm hỏng giác mạc gây mù lòa vĩnh viễn. Bên cạnh đó còn làm trẻ suy giảm hệ miễn dịch, chậm lớn, sừng hóa da…
– Vitamin nhóm B: Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hóa tinh bột và đường. Vitamin B2 có vai trò thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tế bào. Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, glucid, lipid. Các vitamin còn tham gia quá trình tạo m.áu, nếu thiếu gây tình trạng thiếu m.áu.
– Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và phát triển hệ xương, răng vững chắc cho trẻ. Trẻ dễ còi xương khi thiếu vitamin D.
– Canxi: Khi cơ thể không được hấp thu đủ sẽ dẫn tới thấp còi, chậm lớn… Ngoài ra, Canxi còn giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, ổn định hệ thần kinh… nếu thiếu trẻ ngủ hay giật mình, khóc đêm…
– Kẽm: tham gia vào thành phần cấu tạo của hơn 300 Enzym trong cơ thể. Nếu thiếu Kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến vị giác khiến trẻ ăn không ngon và dẫn đến chán ăn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ và chiều cao của trẻ.
– Iốt: la vi chât dinh dương quan trọng trong quá trình tông hơp hocmon tuyến giáp để giúp cơ thể điều hòa thân nhiêt, phat triên hệ xương, đặc biệt là qua trinh phat triên cua nao va hê thân kinh của trẻ. Nếu thiếu ảnh hưởng đến sự phát triển, hoạt động của trẻ, dẫn tới bị đần độn, học kém, chậm lớn, bướu cổ…
Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng an toàn
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia ngày Vi chất dinh dưỡng 2019 (1 – 2/6/2019) cần:
– Sử dụng đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày; khuyến khích lựa chọn thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
– Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng t.uổi hoặc lâu hơn.
– Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ. Thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu Vitamin A, Vitamin D.
– Cho trẻ trong độ t.uổi uống Vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều Vitamin A.
– Trẻ từ 24 đến 60 tháng t.uổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.
– Phụ nữ t.uổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
BS Nguyễn Văn Tiến cũng nhấn mạnh, cách chu đông va an toan nhât để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng la thông qua nguôn thưc phâm đê bô sung Vitamin va cac khoang chât trong tưng bưa ăn. Nhưng việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách như rau bị héo, trái cây không còn tươi, gạo được xay xát kỹ, thức ăn nấu quá lâu… sẽ dễ làm mất vitamin và khoáng chất. Bởi vậy mọi người cần lưu ý.
Bên cạnh đó, sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các vi chất thiết yếu như kẽm, canxi, vitamin A… cần phải lựa chọn theo tư vấn của bác sỹ, không sử dụng tự ý để tránh gây hại sức khỏe. Bổ sung vi chất an toàn bằng việc cải thiện bữa ăn hàng ngày có đầy đủ các loại vi chất. Chẳng hạn:
-Vitamin A: có nhiều trong thực phẩm như thịt, gan, cá, trứng gà, sữa, bơ, kem, các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ (cà chua, cà rốt, dưa hấu, đu đủ, gấc…), các loại rau màu thẫm (muống, dền, mùng tơi, ngót, các loại cải)…
– Canxi: Tôm tep, cua, ca, rau dền, rau mùng tơi, rau ngót, sữa và các chế phẩm từ sữa…
– Sắt: có nhiều trong đậu cô ve, đậu nành, các loại rau có lá, bột ngũ cốc… và thực phẩm nguồn gốc động vật như: thịt bò, trứng, gan, ngao, sò, ốc, hến…
– Kẽm: Có nhiều trong thuỷ hải sản, gan động vật, lòng đỏ trứng, thịt nạc, thực phẩm họ đậu.
P.Thuận
Theo giadinh.net