Trong thời điểm giao mùa như hiện nay, nóng lạnh bất thường là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, đặc biệt là viêm phổi. Tuy nhiên, điều đáng buồn ở đây phần lớn mọi người vẫn chủ quan với căn bệnh này.
Cần cảnh giác với bệnh phổi khi thời tiết thất thường
Những ngày qua, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị cho 20 bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, thời điểm này khi thời tiết nóng thất thường có nhiều trường hợp người cao t.uổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị viêm phổi. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Với thời tiết thất thường, độ ẩm cao là cơ hội để bệnh viêm phổi phát triển. Trẻ dưới 5 t.uổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng t.uổi là nhóm nguy cơ mắc và t.ử v.ong do viêm phổi cao nhất.
Bệnh viêm phổi thường khó phát hiện, bởi các triệu chứng bệnh ban đầu rất giống với những bệnh ít nghiêm trọng hơn như cảm lạnh hay hen suyễn. Triệu chứng bệnh có thể bao gồm ho khan hoặc ho có đờm, ngoài ra người mắc bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc thở gấp.
Người mắc bệnh viêm phổi cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như tim đ.ập nhanh, sốt, đổ mồ hôi, run rẩy và tức ngực. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một số triệu chứng như ho ra m.áu, đau đầu, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn và nôn mửa có thể xuất hiện.
Các triệu chứng nhẹ của bệnh thường được điều trị bằng việc nghỉ ngơi, sử dụng thuốc kháng sinh và uống nhiều nước. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện.
Viêm phổi có thể trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như biến chứng thành viêm màng phổi, trong đó lớp màng nằm giữa phổi và lồng ngực bị viêm. Viêm phổi còn có thể dẫn tới một số bệnh khác như áp xe phổi hay n.hiễm t.rùng m.áu.
Đề phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia y tế để nhận ra trẻ đã bị viêm phổi cần để ý nếu thấy trẻ ho liên tục, không dứt, tiếng thở khò khè, có tiếng rít sau lưng (phần ngang với ngực), đờm đặc màng vàng hoặc đã chuyển sang xanh, tức ngực, thở nông trên 50 lần/phút, bú kém, người tím tái, mệt mỏi (ở trẻ chưa biết nói thì là quấy khóc), chán ăn, sốt cao đặc biệt từ chiều tối đến đêm. Trong trường hợp này đưa trẻ đến cơ sở y tế lập tức, không được tự điều trị, không tự ý uống thuốc kháng sinh…
ể phòng bệnh viêm phổi cho trẻ, cha mẹ cần làm những việc sau:
– Hằng ngày có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch sát khuẩn natriclorit 0,9%, súc miệng nước muối.
– Không sử dụng đồ ăn thức uống lạnh, giữ cho trẻ lúc nào cũng ráo mồ hôi, không thay đổi môi trường nóng – lạnh liên tục (như ra vào phòng điều hòa).
– Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là bổ sung nhiều vitamin bằng cách ăn (hoặc uống) nhiều hoa quả, rau xanh…
– Đảm giữ ấm cho bé, đặc biệt trong thời điểm giao mùa.
Nếu trẻ bị viêm phổi nặng cần cho trẻ nên nằm điều trị nội trú tại bệnh viện để theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu tìm được nguyên nhân gây bệnh (do virus hay vi khuẩn) thì điều trị cho bé dựa theo kháng sinh đồ.
Theo baodansinh
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa: Can thiệp bít lỗ thông thành công cho cháu bé 13 tháng t.uổi bị bệnh tim bẩm sinh
Một bệnh nhân 13 tháng t.uổi mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế – một bệnh tim rất hiếm gặp nhưng gây suy tim và t.ử v.ong rất sớm ở trẻ, đã được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công. Đây là lần đầu tiên bệnh này được can thiệt và điều trị tại Thanh Hóa.
Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thực hiện quá trình bít lỗ thông cho bệnh nhân tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế.
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng t.uổi, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương), nặng 7kg, mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế – đây là căn bệnh hiếm gặp (chiếm 0,2% các bệnh tim bẩm sinh) và chưa từng được can thiệp, điều trị tại Thanh Hóa.
Bệnh nhân được đưa đến khoa ngày 14-10 với tình trạng suy tim độ 3-4, kèm theo viêm phổi. Với một cháu bé 13 tháng t.uổi, nặng 7 kg việc mổ hở là rất khó khăn, để tránh cho bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật hở, sau nhiều ngày cân nhắc, xin ý kiến từ Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội, sáng ngày 30-10, ê kíp y bác sỹ Khoa Tim mạch đã quyết định sử dụng phương pháp bít lỗ thông bằng cách đưa các dụng cụ từ đùi lên tim, qua mạch m.áu.
Cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng t.uổi) vừa được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công.
Sau 50 phút thực hiện, ca can thiệp đầu tiên rất khó khăn nhưng đã thành công tốt đẹp. Lỗ thông được bít hoàn toàn bằng dụng cụ đóng ống động mạch 8/6 Cocoon.
Được biết, bệnh nhân An suy tim nặng, có nguy cơ t.ử v.ong cao nên không thể đợi được đến lúc 3-4 t.uổi mới can thiệp. Nếu mổ hở, bệnh nhân phải nằm điều trị lại viện từ 15-20 ngày, còn can thiệp bằng phương pháp này, cháu bé có thể xuất viện trong vài ngày tới và không để lại dấu vết gì trên cơ thể bệnh nhân.
Hoài Thu
Theo baothanhhoa