Dưới đây là 5 loại đồ uống nóng có thể thay thế thuốc giảm đau, giúp chị em làm dịu cơn đau bụng gây khó chịu trong kì “đèn đỏ”.
Trà hoa cúc
Là đồ uống nóng đầu tiên bạn có thể nghĩ đến giúp làm dịu cơn đau bụng trong kỳ k.inh n.guyệt. Trà hoa cúc chứa thuộc tính kháng khuẩn có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Để pha một cốc trà hoa cúc, bạn cần một cốc nước nóng. Tiếp đến cho trà hoa cúc dạng túi lọc vào để trong 10 phút. Sau đó bỏ trà túi lọc, thêm chanh và mật ong vào thưởng thức.
Bạn nên uống hai cốc trà hoa cúc mỗi ngày trong tuần trước khi có k.inh n.guyệt.
Trà gừng
Là loại trà tiếp theo bạn có thể lựa chọn để làm dịu cơn đau bụng kinh trong kì “đèn đỏ”. Giống như hoa cúc, trà gừng cũng có đặc tính chống viêm, ngoài ra còn có tác dụng giúp giảm buồn nôn, khó chịu. Ngoài sử dụng trà gừng, bạn có thể thêm gừng vào những món ăn, giúp bạn bớt mệt mỏi trong kỳ k.inh n.guyệt.
Pha một cốc trà gừng bạn cần: 2 muỗng gừng tươi thái lát. 1,5 – 2 cốc nước, 1-2 muỗng mật ong. Có thể thêm nước cốt quả chanh tươi tùy thích. Bạn đun sôi gừng thái lát trong nước ít nhất 10 phút. Tắt lửa và thêm mật ong, nước cốt chanh, để nguội bớt và sử dụng.
Trà quế
Cũng là lựa chọn tuyệt vời giúp làm dịu cơn đau bụng kinh. Để pha một cốc trà quế rất đơn giản. Bạn cần một cốc nước nóng (250ml) và một thìa quế xay (5g). Bạn hòa quế xay vào cốc nước nóng và ngâm khoảng 2-3 phút. Nếu muốn bạn có thể thêm mật ong vào trà.
Bạn nên uống trà quế ba lần trong suốt ngày đầu tiên của kỳ k.inh n.guyệt.
Trà bạc hà
Ngoài giúp làm dịu cơn đau bụng kinh, trà bạc hà còn giúp giảm đau đầu, ngăn ngừa chứng đầy hơi.
Cách pha trà bạc hà rất đơn giản. Bạn cần: 1 ít lá bạc hà tươi, 1 chút mật ong và nước sôi. Thả lá bạc hà, có thể vò nhẹ, vào ấm trà. Rót nước sôi và để ngấm trong 2-3 phút hoặc đến khi nước trong ấm có màu hơi xanh nhạt. Lọc lấy nước và thêm mật ong vào uống.
Bạn nên uống loại trà này một tuần trước khi có kinh và có thể uống 4-5 tách trà bạc hà mỗi ngày.
Trà lá mâm xôi
Mặc dù đây là một trong những loại trà ít phổ biến, nhưng rất tốt và hiệu quả trong việc làm giảm đau bụng kinh trong kỳ k.inh n.guyệt. Ngoài ra, trà lá mâm xôi còn rất hữu ích trong việc giảm đau dạ dày và ngăn ngừa táo bón.
Song Ngư
Theo phunuvietnam
Cách pha chế 4 loại trà thảo mộc giúp giảm chướng bụng
Tham khảo cách pha chế 4 loại trà thảo mộc dưới đây giúp bạn loại bỏ tình trạng chướng bụng, khó tiêu.
Trà bạc hà
Là một trong những loại trà thảo mộc giúp làm giảm các vấn đề tiêu hóa, bao gồm đầy hơi.
Thành phần:
– 1 muỗng bạc hà (15g)
– 2 cốc nước (500ml)
Cách pha và sử dụng:
Cho nước với bạc hà đun sôi và để ngấm trong vài phút.
Để nước nguội trong 12 phút và lọc.
Uống trà bạc hà hai lần một ngày, một cốc uống khi bụng đói và cốc thứ hai uống trước khi đi ngủ.
Trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc là một cách để làm giảm một loạt các rối loạn tiêu hóa, bao gồm chướng bụng, khó tiêu.
Thành phần:
– 1 muỗng hoa cúc (15g)
– 1 cốc nước (250ml)
Cách pha và sử dụng:
Thả hoa cúc vào nước, cho lên bếp đun sôi.
Sau đó tắt lửa và để nước nguội trong 12 phút.
Bạn nên uống một cốc trà hoa cúc mỗi ngày và có thể uống trong 1 tuần.
Trà hạt thì là
Chứa nhiều vitamin C, khoáng chất… giúp giảm chướng bụng, cải thiện tiêu hóa.
Thành phần:
– 1 muỗng hạt thì là (15g)
– 2 cốc nước (500ml)
Cách pha và sử dụng:
Đun hạt thì là với nước trên lửa vừa.
Khi nước sôi, tắt lửa và để nguội trong 12 phút.
Uống trà hạt thì là hai lần một ngày, một lần khi bụng đói và một lần nữa trước khi ngủ.
Trà quế
Quế là một loại gia vị cần thiết trong nhà bếp và trà quế có thể giúp chống đầy hơi, ngăn ngừa cảm giác buồn nôn…
Thành phần:
– 2 que quế
– 1 cốc nước (250 ml)
Cách pha và sử dụng:
Đun các que quế với nước cho tới khi sôi thì tắt lửa.
Để nước nguội trước khi dùng.
Nên uống 1 cốc trà quế mỗi ngày.
Mỹ Diệp
Theo phunuvietnam