Một cặp vợ chồng thường cùng nhau vui, cùng nhau buồn, nhưng cũng có những gia đình cùng nhau mắc bệnh.
Trên thực tế, đã có rất nhiều cặp vợ chồng cùng mắc 1 căn bệnh ung thư khác nhau, nhưng nguyên nhân không đến từ yếu tố lây nhiễm mà là ở thói quen sống tai hại.
Theo Sohu, chị Huynh, 39 t.uổi cùng chồng mình năm nay 41 t.uổi, làm nghề nông tại một thị trấn thuộc quận Hồ Bắc, Trung Quốc. Vì công việc yêu cầu vận động cơ thể nhiều nên vợ chồng chị Huynh luôn thấy thể trạng của mình rất tốt, không có dấu hiệu của bệnh tật.
Vợ chồng cùng nhau vui, buồn nhưng không ngờ có thể cùng nhau mắc bệnh.
2 tuần trước, nghe lời người thân, vợ chồng chị Huynh đã đến bệnh viện quận để kiểm tra sức khỏe định kỳ và thật không ngờ, cả 2 vợ chồng chị đều được chẩn đoán có các khối u tuyến giáp.
Bác sĩ địa phương đã khuyên 2 vợ chồng nên đến bệnh viện tỉnh Hồ Bắc để thăm khám kỹ hơn. Tại đây, bệnh viện đã cho cặp vợ chồng ở chung phòng bệnh để tiện chăm sóc nhau.
Bác sĩ Ngô của khoa Phẫu thuật vú đã kiểm tra cẩn thận tình trạng của 2 vợ chồng chị Huynh, kết hợp với báo cáo siêu âm màu, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đã bị ung thư nên cho tiến hành sinh thiết khối u.
Kết quả xác nhận: Cả 2 vợ chồng chị Huynh đều đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Cả 2 vợ chồng chị Huynh đều đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp. (Hình minh họa)
Vì sao cả 2 vợ chồng đều mắc ung thư tuyến giáp?
Trò chuyện với chị Huynh về thói quen sinh hoạt của gia đình, chị Huynh kể với bác sĩ Ngô rằng gia đình mình thường xuyên làm dưa muối, thịt muối để ăn dần. Thói quen này đã được thực hiện suốt 10 năm qua và vợ chồng chị bữa nào cũng không thể thiếu món dưa muối.
Nghe đến đây, giáo sư Ngô kết luận món dưa chua chính là thủ phạm gây ra “ung thư cặp đôi” của vợ chồng chị Huynh bởi trong “Danh sách các chất gây ung thư quốc tế” Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chỉ rõ các thực phẩm bảo quản lâu ngày là chất gây ung thư hạng nhất.
Vợ chồng chị Huynh mắc ung thư tuyến giáp vì dưa chua có chứa nhiều nitrite, dù bản thân chất này không gây ung thư xong khi nó xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với các sản phẩm thoái hóa protein trong dạ dày sẽ tạo thành nitrosamine gây ung thư.
Bác sĩ Ngô nhắc nhở mọi người phải có thói quen ăn uống cân bằng, nên ăn nhiều trái cây, rau quả tươi và ăn ít thực phẩm mặn.
Thói quen xấu khi nấu ăn cũng có thể khiến chúng ta mắc bệnh ung thư
Cách đây không lâu, truyền hình Bắc Kinh từng đưa tin một người phụ nữ tên là Giang được chẩn đoán mắc ung thư vào năm 2013. Điều đáng sợ là cả bố, anh trai cô đều đã c.hết vì bệnh ung thư.
Vì sao gia đình này lại lần lượt mắc bệnh ung thư như vậy? Bác sĩ Vương đã tìm hiểu và kết luận gia đình họ mắc ung thư vì thói quen nấu ăn.
Câu chuyện của người phụ nữ tên Giang được phát sóng trên truyền hình.
Theo các chuyên gia, nhiều gia đình sử dụng thớt để nấu ăn nhưng thớt lại không khô, không sạch, sử dụng chung đồ sống lẫn chín, cuối cùng dẫn đến việc sản xuất Aspergillus flavus – chất độc hơn cả arsenic – aflatoxin.
Aflatoxin được biết đến là 1 chất gây ung thư mạnh nhất, chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ra bệnh ung thư, uống 20g aflatoxin có thể gây t.ử v.ong.
Ngoài ra, các bác sĩ còn chỉ ra một số thói quen xấu khi nấu ăn có thể gây ra bệnh ung thư:
– Không mở máy hút mùi: Nhiều người không thích mở máy hút mùi khi nấu ăn, tuy nhiên dầu ăn khi được nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra mùi khó chịu. Khói bếp chính là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phát hiện ra rằng phụ nữ càng nấu ăn nhiều càng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.
– Sử dụng quá nhiều muối: Theo khảo sát tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cư dân Trung Quốc năm 2012, lượng muối mà người dân Trung Quốc tiêu thụ mỗi ngày là 10,5 gram. Điều này vượt quá giới hạn hàng ngày là 6 gram, có nghĩa là người Trung Quốc ăn trung bình gấp đôi giới hạn.
Nấu quá nhiều muối, ngoài mắc huyết áp cao và các bệnh tim mạch, chúng ta còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do muối có áp suất thẩm thấu cao gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến một loạt các thay đổi bệnh lý.
– Dầu ăn được dùng đi dùng lại: Để tiết kiệm, nhiều người sẽ gom lại dầu cũ để dùng cho lần tiếp theo. Tuy nhiên, dầu đã qua sử dụng sẽ để lại nhiều chất độc hại còn sót lại trong lần chiên cuối cùng. Nếu các loại dầu này tiếp tục được làm nóng, chúng sẽ tiếp tục tạo ra một số chất gây ung thư, chẳng hạn như “benzopyrene”, một chất gây ung thư loại 1 được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế công nhận.
Theo Sohu/Helino
Ung thư sẽ “bỏ qua” bạn nếu duy trì 6 thói quen này hàng ngày
Thói quen sống tích cực và lành mạnh được xem là “liều thuốc thần” giúp bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Theo WHO, ung thư là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ hai trên toàn cầu. Cũng theo WHO, 1/3 số ca t.ử v.ong này bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh. Để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm c.hết người này hàng ngày bạn hãy tập cho mình những thói quen lành mạnh sau đây.
Tập thể dục hàng ngày
Vận động giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và ngăn ngừa ung thư hiệu quả (Ảnh minh họa)
Ngoài khả năng kiểm soát cân nặng và ổn định huyết áp, tập luyện thể dục thường xuyên còn giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch, mạch m.áu não và ung thư. Bên cạnh đó, thói quen tập luyện thể chất hàng ngày cũng được cho là có thể ngăn ngừa một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tuyến t.iền liệt…
Uống đủ nước
Nước không chỉ cần thiết cho hoạt động của cơ thể mà còn giúp thải độc tố và các tác nhân gây ung thư ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Uống nhiều nước cũng giúp giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
Bạn nên tập cho mình thói quen cứ 30 phút uống một ngụm nước và uống đủ 2 lít nước/ ngày để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Giữ cho tinh thần luôn thoải mái
Áp lực, căng thẳng có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư, bằng cách phát hiện ra các tế bào bất thường, rồi sửa chữa hoặc t.iêu d.iệt để không cho các tế bào này có cơ hội phát triển thành tế bào ung thư.
Tinh thần luôn thoải mái, lạc quan có thể giúp ngăn ngừa ung thư hữu hiệu (Ảnh minh họa)
Vì thế nếu cơ thể luôn trong tình trạng căng thẳng mệt mỏi có thể khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, không đủ sức để bảo vệ cơ thể, tạo điều kiện thuận cho các tác nhân gây ung thư tấn công bạn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là thói quen tốt không những giúp bạn ngăn ngừa ung thư đơn giản và hiệu quả, mà còn có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, dự đoán sớm nguy cơ mắc bệnh và có những biện pháp kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm hơn.
Theo các chuyên gia y tế, bạn nên khám sức khỏe đều đặn từ 1-2 lần mỗi năm, đặc biệt là nếu bạn có t.iền sử gia đình từng mắc các bệnh lý về ung thư để kịp thời có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.
Ăn uống lành mạnh
Không có loại thực phẩm nào giúp ngăn ngừa ung thư tuyệt đối, nhưng một thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Chế độ ăn nhiều rau xanh có thể giúp ngừa nhiều căn bệnh ung thư (Ảnh minh họa)
Bạn nên thường xuyên bổ sung các loại rau củ quả vào bữa ăn để cung cấp xenlulozơ cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Chế độ ăn giàu rau củ quả có thể giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn và dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về ruột. Các chất chống oxy hóa, carotenoid và flavonoid từ rau củ quả sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư da,…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, thịt đỏ, đồ uống co ga, bia rượu…bởi chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, ruột kết,….
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, thế nhưng hiện nay rất nhiều người thường có thói quen thức khuya, điều này có thể gây hại cho cơ thể làm suy giảm sức đề kháng. Về lâu dài, mọi người ở trong tình trạng sức khỏe xấu và tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư phát triển.
Theo giadinhvietnam