Nữ tiến sĩ 31 t.uổi với hơn 500 ngày chống lại căn bệnh ung thư vú, cảnh tỉnh giới trẻ bỏ ngay những thói quen này

Trong blog của mình, Vu Quyên đã ghi lại quá trình chống ung thư vú của bản thân. Nhật ký “Cuộc đời chưa kết thúc” của Vu Quyên đã làm rung động trái tim mọi người.

Vu Quyên (còn gọi là Tiểu Vu) là một nữ giảng viên ưu tú của Đại học Phục Đán, cô có người chồng hết mực yêu thương vợ con, cùng cậu con trai kháu khỉnh, đáng yêu. Không ngờ khi 31 t.uổi cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Mắc bệnh ung thư 2 năm, chống chọi với ung thư hơn 500 ngày. Trong blog của mình, Vu Quyên đã ghi lại quá trình chống ung thư của bản thân. Nhật ký “Cuộc đời chưa kết thúc” của Vu Quyên đã làm rung động trái tim mọi người.

Tiểu Vu bắt đầu suy nghĩ về lý do tại sao cô bị ung thư. Bởi từ trước cô luôn nghĩ, bệnh ung thư rất khó xảy ra với với cơ thể cô. Vu Quyên nói: “Thứ nhất, tôi không có di truyền, thứ 2 thể chất tôi rất tốt, thứ 3 tôi vừa mới cho con bú được 1 năm, thứ 4 là ung thư vú phải từ 45 t.uổi trở lên, tôi mới chỉ có 31 t.uổi”, tất cả đều vô lý, nhưng khi cô nghiêm túc xem lại những thói quen trong cuộc sống của bản thân thì phát hiện ra, chính những thói quen này là nguyên nhân gây ung thư.

1. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm nhiều chất béo

Vu Quyên viết trong blog: “Tôi sống theo sở thích, ăn uống thường dùng bát to, tôi cũng rất thích ăn thịt, uống chút rượu”. Các thí nghiệm trên động vật phát hiện ra rằng cho chuột ăn thức ăn nhiều chất béo, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.

Tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ hiện nay ngày càng cao, bởi chế độ ăn nhiều chất béo, lượng calo như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt cừu và các loại thực phẩm giàu chất béo khác càng làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú.

2. Thường xuyên ngủ muộn

Học bài, thi chứng chỉ, làm nghiêm cứu, hát karaoke… đến đêm. Mỗi buổi tối của Vu Quyên rất phong phú, sau khi bị ung thư cô đột nhiên tỉnh ngộ: “Có công việc, xem phim cũng tốt, hát karaoke cũng tốt, nghĩ lại chẳng qua chỉ là cảm giác tận hưởng, sau khoảnh khắc đó, cơ thể phải nhận hậu quả”.

Có công việc, xem phim cũng tốt, hát karaoke cũng tốt, nghĩ lại chẳng qua chỉ là cảm giác tận hưởng, sau khoảnh khắc đó, cơ thể phải nhận hậu quả.

Kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ làm ca đêm trong 3 năm liên tiếp, sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 40% so với những phụ nữ làm việc bình thường. Nếu làm ca đêm hơn ba năm, xác suất mắc bệnh sẽ cao hơn 60%. Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến giảm melatonin và tăng tiết estrogen, làm tăng nguy cơ ung thư vú.

3. Có tính hiếu thắng, tư tưởng cạnh tranh cao

Vu Quyên nói: “Mọi người kiểm tra trình độ thâm niên, tôi cũng muốn kiểm tra, mọi người muốn thi CFA (Chứng chỉ ngành đầu tư tài chính), tôi cũng muốn thi, mọi người muốn thi luật, tôi cũng muốn thi… Vì vậy trước mỗi kỳ thi khoảng 2 tuần tôi phải tập trung trí nhớ rất cao, thường rất đau đầu, mệt mỏi. Khi mệt mỏi nhất định phải ngủ 2, 3 ngày mới có thể trở lại bình thường”.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm lâu dài, hoặc trải nghiệm tiêu cực về tinh thần và tâm lý có thể dễ dàng dẫn đến các rối loạn cơ quan bên trong cơ thể của phụ nữ. Trong đó, vết thương tinh thần và những bất hòa trong gia đình, môi trường làm việc cũng là một trong những lý do quan trọng dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư vú ngày càng trẻ hóa và ngày càng cao.

4. Môi trường không thích hợp

“Tôi luôn sống trong môi trường xung quanh ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và khủng hoảng an toàn thực phẩm, khi khả năng miễn dịch bị giảm vì áp lực quá lớn, cộng thêm thời gian dài mệt mỏi, đã khiến toàn bộ mọi thứ trong cơ thể nổ tung”.

Việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa cao, tia cực tím hoặc tiếp xúc lâu dài với hóa chất có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.

Dữ liệu cho thấy rằng việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa cao, tia cực tím hoặc tiếp xúc lâu dài với hóa chất có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Đặc biệt là những người hút t.huốc l.á lâu dài hoặc thụ động hít phải khói thuốc phụ có xác suất mắc ung thư vú cao hơn.

Chồng của Vu Quyên, Triệu Bân Nguyên, là phó giáo sư tại Đại học Giao thông Thượng Hải. Nhìn vào blog do Vu Quyên để lại, anh đau khổ: “Mặc dù cả hai chúng tôi đều có trình độ học vấn cao, nhưng đối với phương diện về sức khỏe chúng tôi không tìm hiểu nhiều, cũng không phải là rất quan tâm. Tôi hi vọng thông qua những chia sẽ của Vu Quyên, nhắc nhở mọi người nên chú ý đến sức khỏe của bản thân, tránh xa những thói quen không có lợi cho sức khỏe”.

(Nguồn: QQ)

Theo Helino

2 vợ chồng phát hiện ung thư cùng 1 lúc: Bác sĩ khẳng định nguyên nhân là món ăn tiện lợi và rẻ bèo mà nhiều gia đình thích

Một cặp vợ chồng thường cùng nhau vui, cùng nhau buồn, nhưng cũng có những gia đình cùng nhau mắc bệnh.

Trên thực tế, đã có rất nhiều cặp vợ chồng cùng mắc 1 căn bệnh ung thư khác nhau, nhưng nguyên nhân không đến từ yếu tố lây nhiễm mà là ở thói quen sống tai hại.

Theo Sohu, chị Huynh, 39 t.uổi cùng chồng mình năm nay 41 t.uổi, làm nghề nông tại một thị trấn thuộc quận Hồ Bắc, Trung Quốc. Vì công việc yêu cầu vận động cơ thể nhiều nên vợ chồng chị Huynh luôn thấy thể trạng của mình rất tốt, không có dấu hiệu của bệnh tật.

Vợ chồng cùng nhau vui, buồn nhưng không ngờ có thể cùng nhau mắc bệnh.

2 tuần trước, nghe lời người thân, vợ chồng chị Huynh đã đến bệnh viện quận để kiểm tra sức khỏe định kỳ và thật không ngờ, cả 2 vợ chồng chị đều được chẩn đoán có các khối u tuyến giáp.

Bác sĩ địa phương đã khuyên 2 vợ chồng nên đến bệnh viện tỉnh Hồ Bắc để thăm khám kỹ hơn. Tại đây, bệnh viện đã cho cặp vợ chồng ở chung phòng bệnh để tiện chăm sóc nhau.

Bác sĩ Ngô của khoa Phẫu thuật vú đã kiểm tra cẩn thận tình trạng của 2 vợ chồng chị Huynh, kết hợp với báo cáo siêu âm màu, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đã bị ung thư nên cho tiến hành sinh thiết khối u.

Kết quả xác nhận: Cả 2 vợ chồng chị Huynh đều đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

Cả 2 vợ chồng chị Huynh đều đã mắc bệnh ung thư tuyến giáp. (Hình minh họa)

Vì sao cả 2 vợ chồng đều mắc ung thư tuyến giáp?

Trò chuyện với chị Huynh về thói quen sinh hoạt của gia đình, chị Huynh kể với bác sĩ Ngô rằng gia đình mình thường xuyên làm dưa muối, thịt muối để ăn dần. Thói quen này đã được thực hiện suốt 10 năm qua và vợ chồng chị bữa nào cũng không thể thiếu món dưa muối.

Nghe đến đây, giáo sư Ngô kết luận món dưa chua chính là thủ phạm gây ra “ung thư cặp đôi” của vợ chồng chị Huynh bởi trong “Danh sách các chất gây ung thư quốc tế” Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chỉ rõ các thực phẩm bảo quản lâu ngày là chất gây ung thư hạng nhất.

Vợ chồng chị Huynh mắc ung thư tuyến giáp vì dưa chua có chứa nhiều nitrite, dù bản thân chất này không gây ung thư xong khi nó xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với các sản phẩm thoái hóa protein trong dạ dày sẽ tạo thành nitrosamine gây ung thư.

Bác sĩ Ngô nhắc nhở mọi người phải có thói quen ăn uống cân bằng, nên ăn nhiều trái cây, rau quả tươi và ăn ít thực phẩm mặn.

Thói quen xấu khi nấu ăn cũng có thể khiến chúng ta mắc bệnh ung thư

Cách đây không lâu, truyền hình Bắc Kinh từng đưa tin một người phụ nữ tên là Giang được chẩn đoán mắc ung thư vào năm 2013. Điều đáng sợ là cả bố, anh trai cô đều đã c.hết vì bệnh ung thư.

Vì sao gia đình này lại lần lượt mắc bệnh ung thư như vậy? Bác sĩ Vương đã tìm hiểu và kết luận gia đình họ mắc ung thư vì thói quen nấu ăn.

Câu chuyện của người phụ nữ tên Giang được phát sóng trên truyền hình.

Theo các chuyên gia, nhiều gia đình sử dụng thớt để nấu ăn nhưng thớt lại không khô, không sạch, sử dụng chung đồ sống lẫn chín, cuối cùng dẫn đến việc sản xuất Aspergillus flavus – chất độc hơn cả arsenic – aflatoxin.

Aflatoxin được biết đến là 1 chất gây ung thư mạnh nhất, chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ra bệnh ung thư, uống 20g aflatoxin có thể gây t.ử v.ong.

Ngoài ra, các bác sĩ còn chỉ ra một số thói quen xấu khi nấu ăn có thể gây ra bệnh ung thư:

– Không mở máy hút mùi: Nhiều người không thích mở máy hút mùi khi nấu ăn, tuy nhiên dầu ăn khi được nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra mùi khó chịu. Khói bếp chính là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phát hiện ra rằng phụ nữ càng nấu ăn nhiều càng có nguy cơ cao mắc ung thư phổi.

– Sử dụng quá nhiều muối: Theo khảo sát tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của cư dân Trung Quốc năm 2012, lượng muối mà người dân Trung Quốc tiêu thụ mỗi ngày là 10,5 gram. Điều này vượt quá giới hạn hàng ngày là 6 gram, có nghĩa là người Trung Quốc ăn trung bình gấp đôi giới hạn.

Nấu quá nhiều muối, ngoài mắc huyết áp cao và các bệnh tim mạch, chúng ta còn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do muối có áp suất thẩm thấu cao gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến một loạt các thay đổi bệnh lý.

– Dầu ăn được dùng đi dùng lại: Để tiết kiệm, nhiều người sẽ gom lại dầu cũ để dùng cho lần tiếp theo. Tuy nhiên, dầu đã qua sử dụng sẽ để lại nhiều chất độc hại còn sót lại trong lần chiên cuối cùng. Nếu các loại dầu này tiếp tục được làm nóng, chúng sẽ tiếp tục tạo ra một số chất gây ung thư, chẳng hạn như “benzopyrene”, một chất gây ung thư loại 1 được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế công nhận.

Theo Sohu/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *