Đừng chủ quan trước tình trạng chảy nước dãi vào mỗi ngày của mình nhé, vì rất có thể bạn đang mắc phải các chứng bệnh như cảm lạnh đấy!
Ngủ đêm bị chảy nước dãi là trường hợp không quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, tình trạng này không phải ai cũng thường mắc vào mỗi ngày. Có người suốt cả cuộc đời cũng không hề bị chảy nước dãi, còn có người thì liên tục ngày nào cũng bị đến nỗi ướt cả tay, gối nằm sau khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Chứng chảy nước dãi
Đối với việc chảy nước dãi ở mỗi người đều được xem là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nước bọt sẽ tự chảy ra khỏi miệng khi bạn đang ngủ. Phản xạ nuốt nước bọt ở mỗi người sẽ trong trạng thái “nghỉ ngơi”, thế nên lượng nước miếng được tích lũy khá nhiều ngay bên trong khoang miệng và rất có thể sẽ “tuôn trào” ra ngoài.
Chảy nước dãi khi ngủ là triệu chứng có khá nhiều người mắc phải vào mỗi ngày. (Ảnh: Pinterest)
Chứng bệnh tiết nước miếng về đêm, thường có liên quan đến thần kinh thực vật điều tiết tuyến nước bọt bị kích thích. Có thể sự kích thích này do thói quen thường ngày của mỗi người về việc sử dụng gia vị như ớt, hạt tiêu, mù tạt,… hoặc có thể vì ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
Chảy nước dãi do nằm ngủ sai tư thế
Việc chảy nước bọt khá nhiều vào ban đêm, rất có thể sẽ khiến cho miệng của bạn trong trạng thái bị khô khan vào sáng hôm sau. Không những thế còn kèm theo sự hôi miệng vì nước bọt có khả năng t.iêu d.iệt và loại bỏ những loại vi khuẩn gây nên tình trạng trên.
Nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng chảy nước dãi này, đó chính là do tư thế ngủ sai cách của mỗi người. Thường thì những người hay nằm nghiêng hoặc nằm sấp sẽ khiến nước bọt bên trong khoang miệng “tuôn trào” ra ngoài khá nhiều. Đặc biệt hơn hết, một số người có xu hướng thở bằng miệng thì việc chảy nước dãi thường sẽ xảy ra vào mỗi đêm khi họ đang ngủ.
Nằm ngủ sai tư thế cũng sẽ khiến bạn bị mắc phải chứng chảy nước dãi đấy! (Ảnh: Pinterest)
Chảy dãi vì mắc các chứng bệnh trào ngược dạ dày, xoang mũi bị tắc nghẽn
Căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng chảy nước miếng. Đây là tình trạng trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản và hậu quả có thể sẽ gây tổn thương đến lớp thực quản của mỗi người. Chứng bệnh này sẽ khiến cho cổ họng của bạn trở nên đau đớn, việc ăn uống càng khó khăn hơn rất nhiều, hoặc bạn sẽ có cảm giác một “vật lạ” xuất hiện chắn ngay cổ họng của mình. Thế nên, nước bọt tích tụ ở đây khá nhiều, đặc biệt trong khoang miệng của người mắc phải chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ chứa một lượng nước dãi khá lớn.
Căn bệnh trào ngược dạ dày cũng là tác nhân gây ra chứng chảy nước dãi khi ngủ của nhiều người. (Ảnh: hellobacsi)
Xoang mũi của bạn bị tắc nghẽn, nghẹt mũi, cảm lạnh hoặc bị n.hiễm t.rùng, trường hợp này cũng có thể khiến nước dãi chảy ra nhiều hơn. Qua đó, xoang mũi của bạn sẽ bị tắc nghẽn khá lâu và việc thở bằng miệng trở thành một thói quen, từ đó nước dãi cứ thế mà “tuôn trào” theo.
Bạn đã từng nghe đến chứng ngưng thở khi ngủ chưa? Đây được xem là một triệu chứng làm rối loạn giấc ngủ của mỗi người khá nghiêm trọng, cơ thế của bạn có thể sẽ bị ngưng thở vào ban đêm. Khi đó, nước dãi sẽ “thuận theo tự nhiên” mà chảy ra ngoài vì có một lượng nước bọt dư thừa khá nhiều được chứa trong khoang miệng.
Chứng ngưng thở khi ngủ cũng là tác nhân gây ra việc nước dãi sẽ “tuôn trào” mạnh mẽ ra khỏi khoang miệng của mỗi người khi ngủ. (Ảnh: doctors24h)
Một số cách điều trị chứng chảy nước dãi
Đầu tiên, việc quan trọng nhất đó chính là hãy thay đổi tư thế ngủ một cách khoa học nhất. Bạn có thể nằm ngửa để kiểm soát được dòng chảy của nước bọt. Nếu như ngủ đúng tư thế này, nước bọt trong khoang miệng của bạn sẽ di chuyển về phía xương hàm dưới và không bị “tuôn trào” ra ngoài làm ướt gối, áo của bạn nữa đấy!
Đặc biệt hơn hết, hãy duy trì một lượng nước bọt cần thiết ở bên trong khoang miệng. Theo như những gì mà Hiệp Hội Nha khoa Mỹ nghiên cứu thì duy trì một lượng nước bọt vừa đủ ngay bên trong khoang miệng sẽ đóng một vai trò khá lớn trong việc bảo vệ cơ thể của bạn tránh khỏi những n.hiễm t.rùng khác nhau. Động tác cắn một quả chanh là cách có thể giảm được triệu chứng chảy dãi. Nhiều người tin rằng, với việc cắn một loại quả mọng nước sẽ khiến cho lượng nước bọt trong khoang miệng được tích trữ ít hơn, từ đó có thể làm giảm nguy cơ chảy nước dãi.
Tư thế nằm ngủ đúng cách sẽ giúp bạn điều trị được chứng chảy nước dãi khá nhanh chóng đấy! (Ảnh: hellobacsi)
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn cách tiêm botox để hạn chế tình trạng chảy nước dãi. Loại botox được tiêm vào tuyến nước bọt bằng cách gây mê toàn thân. Tuy nhiên, mũi tiêm botox này có hiệu quả trong vòng 6 tháng mà thôi.
Trường hợp những người chảy nước dãi quá nhiều và khá nghiêm trọng thì các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật. Tình trạng này sẽ loại bỏ được tuyến nước bọt dư thừa ngay bên trong cơ thể khi người đó gặp phải vấn đề thần kinh.
Ăn uống một cách khoa học nhất cũng giúp cho chứng chảy dãi được giảm thiểu tối đa. (Ảnh: Healthplus)
Thế nên, để có thể tránh khỏi nguy cơ mắc phải chứng chảy nước dãi thì mỗi người cần phải điều tiết các hoạt động sống, sinh hoạt của bản thân. Tinh thần luôn được thoải mái, không nên căng thẳng và đừng để bản thân phải bị thiếu ngủ nhé. Không chỉ vậy, việc chảy nước dãi ở mỗi người sẽ là triệu chứng giúp nhiều người có thể biết được những căn bệnh xuất hiện ở bên trong cơ thể.
Bạn có thấy mình đang mắc phải một trong số những nguyên nhân ở trên hay không, nếu có thì hãy điều chỉnh lại những hoạt động sống, sinh hoạt của bản thân mỗi ngày thật khoa học nhất nhé!
Theo Yan
Ho sù sụ quá một tuần mà không khỏi, rất có thể bạn đang mắc chứng bệnh này
Ho là một triệu chứng hết sức phổ biến. Ngay cả đối với những người không mắc bệnh, họ vẫn có thể bị ho do hệ hô hấp bị kích thích. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho lâu ngày, bạn nên cảnh giác vì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh dưới đây.
Bệnh phổi
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Nếu bạn bị ho lâu ngày không khỏi, không phải do loét miệng, xuất huyết nướu, bạn nên chú ý vì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh phổi. Đặc biệt, những bệnh nhân ung thư phổi thường sẽ bị ho ra m.áu.
Cảnh lạnh
Gần đây, nếu bạn bị ho dai dẳng, kèm theo sổ mũi, nhức đầu…Rất có thể bạn đã bị cảm lạnh. Khi đường hô hấp bị n.hiễm t.rùng, ho là một hiện tượng phổ biến. Nhưng hiện tượng này thường sẽ tự khỏi. Nếu bệnh cảm lạnh của bạn không tự khỏi sau 2 tuần, hãy đến bệnh viện để kiểm tra.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Sau khi ăn, người bệnh sẽ thường bị ợ nóng và trào ngược axit. Ngoài ra, có một triệu chứng mà mọi người thường bỏ qua, đó là ho.
Mặc dù ho do trào ngược dạ dày thực quản không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Axit dạ dày tiết ra quá nhiều và trào ngược lên khí quản rất dễ gây ho. Trong trường hợp này, bạn dễ bị ho lâu ngày không khỏi.
N.hiễm t.rùng đường hô hấp
Ho do n.hiễm t.rùng đường hô hấp rất phổ biến. Ho là triệu chứng thông thường và bạn rất ít khi quan tâm. Nhưng nếu bạn bị ho lâu ngày không khỏi, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tránh những vấn đề lớn.
Dị ứng
Ngày càng có nhiều người bị viêm mũi dị ứng. Nhưng căn bệnh này không thể chữa khỏi và mọi người chỉ có thể phòng ngừa bệnh tái phát. Nếu mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể sẽ bị ho bên cạnh sổ mũi.
Quỳnh Trang
Theo Twgreatdaily/emdep