Những hiểu lầm người Việt thường mắc phải về bệnh viêm xoang

Vì những quan niệm sai lầm về bệnh viêm xoang, nhiều người dân ngại đến các cơ sở y tế để thăm khám khi có dấu hiệu bệnh, mà lại tin theo những phương pháp truyền miệng hay tự mua thuốc tây y về điều trị, vô tình đặt mình vào nguy cơ “ t.iền mất tật mang”.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Tuấn, Trưởng khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm xoang là một trong những bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, chiếm khoảng 15% dân số, đồng thời cũng là 1 trong 10 chẩn đoán hàng đầu tại phòng khám.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Tuấn, Trưởng khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

Thậm chí, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nên ngày nay bệnh có xu hướng gia tăng. Do đặc điểm điểm bệnh kéo dài, dai dẳng nên viêm xoang ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

“Vì thiếu hiểu biết, một bộ phận không nhỏ người dân có những suy nghĩ sai lầm về bệnh viêm xoang, dẫn đến hiện tượng khi xuất hiện dấu hiệu bệnh, người dân ngại đến các cơ sở y tế để thăm khám, mà lại tự tìm đến những phương pháp truyền miệng hay tự mua thuốc tây y về điều trị. Những việc làm này không chỉ khiến người bệnh đối diện với nguy cơ mất t.iền oan vào những bài thuốc rởm, mà thậm chí còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm” – Bác sĩ Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.

Qua đây, bác sĩ Tuấn cũng chỉ ra những sai lầm thường mắc phải của người Việt về bệnh viêm xoang:

Bệnh xoang không thể chữa khỏi hoàn toàn

Nhiều người cho rằng khi bị viêm xoang sẽ phải “sống chung suốt đời” với căn bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ Tuấn cho biết, viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi. Viêm xoang nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Đã viêm xoang là cần phẫu thuật

Đây là suy nghĩ của phần lớn những người mắc viêm xoang. Thông thường, một bệnh nhân khi đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm xoang thì trước hết sẽ được điều trị nội khoa kết hợp với việc sử dụng thuốc (thuốc chống viêm, thuốc co mạch, thuốc kháng sinh) và các phương pháp điều trị hỗ trợ (xịt rửa mũi, xông mũi).

Điều trị phẫu thuật chỉ được tiến hành khi điều trị nội khoa không kết quả hoặc bệnh nhân viêm xoang có polyp nặng, các dị hình ở mũi hoặc viêm xoang có biến chứng. “Vì vậy, suy nghĩ rằng, mắc bệnh xoang đã lên viện là phải mổ là hoàn toàn sai lầm.” – Bác sĩ Lê Anh Tuấn khẳng định

“Thậm chí, trong trường hợp được chỉ định mổ, phương pháp mổ thường được áp dụng ngày nay là phẫu thuật nội soi mũi xoang ít ảnh hưởng đến cơ thể, thời gian chăm sóc sau mổ được rút ngắn và vẫn đem lại hiệu quả, so với các phẫu thuật kinh điển trước kia.” – Chuyên gia này chia sẻ.

Lạm dụng thuốc co mạch để giảm nhanh triệu chứng của xoang

Đây là một sai lầm vô cùng phổ biến của bệnh nhân viêm xoang. Một trong những triệu chứng của viêm mũi xoang là ngạt mũi. Việc sử dụng thuốc co mạch tại chỗ sẽ giúp mũi thông thoáng. Chính vì hiệu quả tức thời và khả năng làm giảm đáng kể triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra, nên nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc chống co mạch.

Về vấn đề này, bác sĩ Tuấn cho biết: “Thuốc chống co mạch chỉ có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị viêm xoang. Đáng nói là khi sử dụng thuốc co mạch kéo dài sẽ có thể dẫn đến tình trạng xơ hóa cuốn mũi, làm mất tính giãn nở thông thường và gây nên ngạt mũi kéo dài (viêm mũi do thuốc)”.

Lạm dụng việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển có tác dụng làm sạch, thông thoáng mũi, giảm phù nề, xung huyết, giảm ngạt mũi.

Đồng thời, rửa mũi làm tăng hiệu quả của các thuốc điều trị tại chỗ như steroid xịt mũi, đây là phương pháp điều trị hỗ trợ rất quan trọng. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lạm dụng việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý. “Tùy theo giai đoạn của bệnh mà số lần rửa mũi sẽ khác nhau, trường hợp không có viêm mũi mà chúng ta rửa quá nhiều sẽ gây nên tình trạng khô mũi, cảm giác khó chịu…” – Bác sĩ Anh Tuấn khuyến nghị.

Phương pháp chữa xoang phản khoa học bằng cách bắt sâu của thầy lang ở Phú Thọ (ảnh cắt từ video của vtv.vn)

Bên cạnh đó, bác sĩ Tuấn cũng cảnh báo người dân không nên tự ý làm theo các phương pháp chữa viêm xoang “truyền miệng”, không có cơ sở khoa học và cũng không được kiểm chứng, điển hình như vụ việc bắt sâu xoang của một thầy lang ở Phú Thọ vừa “dậy sóng”, trong thời gian gần đây. Khi có các biểu hiện của bệnh xoang như ngạt mũi, chảy dịch mũi , giảm ngửi, ho kéo dài và có thể kèm theo đau đầu âm ỉ ở vùng dưới ổ mắt, vùng trán, vùng chẩm sau gáy… người dân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Bác sĩ Lê Anh Tuấn khuyến cáo bạn đọc: “Dù có tỷ lệ thấp nhưng chúng tôi vẫn gặp các trường hợp biến chứng do viêm mũi xoang, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, có trường hợp bị mù vĩnh viễn hoặc để lại các di chứng nặng nề về thần kinh. Do đó, việc được chẩn đoán và điều trị viêm xoang kịp thời tại các cơ sở y tế là điều tối cần thiết!”

Minh Nhật

Theo Dân trí

Thận trọng khi sử dụng thuốc nam

Tình trạng ngộ độc do tự ý sử dụng thuốc nam và thuốc nam không rõ nguồn gốc đã gây ra nhiều trường hợp t.iền mất tật mang.

Càng nguy hiểm hơn khi có nhiều trường hợp các bậc cha mẹ tự ý chữa trị cho con nhỏ bằng thuốc nam, mà trường hợp bệnh nhi 3 tháng t.uổi ở Phú Thọ vừa qua là một lời cảnh tỉnh.

Trung tâm Sản Nhi Bệnh viện đa khoa Phú Thọ.

20 ngày giành giật sự sống

Trung tâm Sản Nhi, BV Phú Thọ mới đây cho hay họ đã cấp cứu và điều trị thành công bệnh nhi 3 tháng t.uổi viêm phổi suy hô hấp nặng do gia đình tự điều trị, cho uống thuốc nam.

Trước đó, ngày 5/10/2019, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận một bệnh nhi (nam) 3 tháng t.uổi từ TTYT huyện Tân Sơn chuyển đến trong tình trạng trẻ khó thở, suy hô hấp, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ý thức lơ mơ, da vàng xạm toàn thân, niêm mạc nhợt, tiểu màu đỏ sậm, rốn lồi thoát vị, bụng chướng, gan to.

Qua tìm hiểu từ người thân về bệnh sử của trẻ được biết: Trẻ sinh thường, lúc sinh nặng 3,5 kg, chưa được xét nghiệm sàng lọc để phát hiện các bệnh lý bẩm sinh. Sau sinh, thỉnh thoảng trẻ bị tiêu chảy, phân có bọt và đỏ xung quanh h.ậu m.ôn, gia đình đã cho trẻ uống và đắp thuốc nam. Trước khi vào viện 3 ngày trẻ ho, sốt, ho có đờm, thở khò khè.

Gia đình chưa đi khám ở các cơ sở y tế mà đã dùng thuốc nam của thầy lang nấu cho mẹ và con uống, nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng, trẻ khó thở, tím tái toàn thân. Bé được gia đình đưa vào Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn. Sau khi khám xét, phát hiện trẻ trong tình trạng nặng đã được các bác sĩ cấp cứu và chuyển gấp đến Trung tâm Sản Nhi, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Trẻ vào viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, n.hiễm t.rùng, vàng da ứ mật, thiếu m.áu đã được khám xét chu đáo, chống suy hô hấp, trụy tim mạch, duy trì các chức năng sống, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để có chẩn đoán xác định và có biện pháp điều trị tích cực nhất. Qua khám xét và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm m.áu, chụp X-quang, trẻ được chẩn đoán: Suy hô hấp độ III – viêm phổi nặng, chưa loại trừ ngộ độc thuốc nam.

Kết quả chụp X-quang phổi của bé cho thấy tổn thương dạng nốt mờ, đông đặc khắp hai phế trường, tổn thương gan nặng. Sau 6 giờ hồi sức tích cực, tình trạng trẻ vẫn rất nguy kịch và có xu hướng nặng dần lên. Bệnh nhi còn đi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn – ARSD – suy đa tạng, vô niệu do nhiễm khuẩn nặng kết hợp với ngộ độc thuốc nam.

Các bác sĩ tại bệnh viên đã phải tiến hành siêu lọc m.áu liên tục để nhằm loại bỏ các độc tố, các chất trung gian gây viêm, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, cân bằng nước và điện giải, duy trì các biện pháp hồi sức tuần hoàn và hô hấp. Sau 12 giờ hồi sức tích cực và siêu lọc m.áu, bệnh nhi bắt đầu đáp ứng với các biện pháp điều trị. Sau 24 giờ lọc m.áu, bệnh nhi đã giảm được liều các thuốc vận mạch, thận đã hoạt động trở lại. Sau 6 ngày, bằng các biện pháp hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, bệnh nhi ổn định, tự thở. Bệnh nhi đã được ra viện sau 24 ngày điều trị.

Không sử dụng thuốc nam tùy tiện

Thạc sỹ y học Cao Việt Hưng -Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV Phú Thọ cho biết, có đến 44% các gia đình tự ý đi mua thuốc điều trị khi con ốm.

Trước thực trạng này, các chuyên gia trong ngành y tế từ lâu cũng cảnh báo rằng, việc tự ý dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc sẽ mang lại những tổn hại không nhỏ đến sức khỏe không chỉ với trẻ nhỏ mà cả người lớn. Thuốc nam tuy được coi là lành tính nhưng nếu sử dụng không đúng sẽ gây hậu quả khôn lường, nhất là với một số người, do cơ thể không thích ứng với các thành phần của thuốc sẽ gây ra phản ứng. Hơn nữa, thuốc nam có nhiều loại không được kiểm nghiệm nguồn gốc. Đặc biệt trong quá trình trồng các cây thuốc nam, người ta đã phun các loại hóa chất để kích thích hoặc thuốc trừ sâu. Hoặc trong quá trình bảo quản để tránh mốc và hong thuốc nhanh khô, hóa chất đã được phun lên thuốc. Và đây là nguyên nhân khiến cho rất nhiều người nhập viện vì bị ngộ độc các loại hóa chất này.

Do đó, khi thấy có triệu chứng mẩn ngứa, tốt nhất người dân nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để khám chữa bệnh và tuân thủ theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ, tránh xảy ra những tình trạng đáng tiếc.

Đức Trân

Theo daidoanket

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *