Sau thời “ngưng chiến”, đừng để vào viện vì… “chuyện ấy”

Việc trở lại với “chuyện ấy” sau thời gian dài “ngưng chiến” do việc mang thai, sinh nở, có nhiều lưu ý về mặt sức khỏe mà các cặp đôi cần ghi nhớ.

Vài tuần sau khi con đầu lòng ra đời, chị N.Y. (27 t.uổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) hết sức lo lắng, hết hỏi bác sĩ (BS) lại hỏi các mẹ bỉm sữa khác. Nguyên nhân là chị gái của chị, sinh con năm ngoái, đã phải nhập viện ngay 5 tuần sau sinh vì “tai nạn” ngay lần đầu gần chồng trở lại.

Cần nhẹ nhàng và đúng cách

“Chị tôi bị c.hảy m.áu nhiều, BS kêu rách túi cùng gì đó, anh rể hoảng hốt, tôi phải chăm chị. Nghĩ lại rất sợ. Chồng tôi lại còn trẻ…” – chị N.Y. tâm sự trên một trang mạng xã hội.

Ngồi trên hàng ghế chờ của Bệnh viện (BV) Từ Dũ, chị Mai T. (31 t.uổi) cho biết đi khám để xem mình có bị giãn “chỗ ấy” không. Chị nghĩ rằng vì con mình khá to, lại sinh tự nhiên nên cơ thể “xuống cấp”, vợ chồng thiếu mặn nồng. Còn chị M.A. (Bình Chánh, TP HCM) tâm sự: “Sau khi sinh, tôi rất căng thẳng và như bị “trơ” trong “chuyện ấy”. Không chỉ làm cả 2 bị đau, mà tôi sợ làm anh ấy buồn…”.

Khuyến cáo y khoa thông thường là sau 6 tuần hậu sản, “chuyện ấy” đã có thể tiếp tục. Nhưng theo các BS, “mỗi nhà mỗi cảnh”.

BS Dương Phương Mai, nguyên Phó Giám đốc Y khoa Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, khuyên chị em, điều quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của bản thân. Ví dụ như tình trạng sản dịch sau sinh, có cảm thấy khỏe khoắn, tinh thần thoải mái để quan hệ chưa. “Có cặp bắt đầu quan hệ lại trước khi đến mốc 6 tuần, nhưng cũng có cặp để vài tháng hay 1 năm sau mới bắt đầu lại. Điều đó là bình thường, bởi vì sức khỏe, điều kiện mỗi gia đình mỗi khác” – bà cho biết.

Để “giữ lửa”, các quý ông nên đồng hành cùng vợ trong quá trình mang thai, sinh nở và chăm sóc con cái: – Ảnh minh họa: Một ca sinh tại phòng sinh gia đình ở BV Từ Dũ, nơi các ông chồng có thể ở bên cạnh động viên vợ lúc “vượt cạn”

Một số phụ nữ thì lo lắng việc sinh mổ hồi phục lâu hơn sinh thường, nhưng theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống bệnh tật TP HCM, vết mổ theo đường ngang trên xương mu (Pfannenstiel) theo kỹ thuật hiện tại có nhiều ưu điểm về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ, nên chỉ cần vết mổ lành tốt, không có hiện tượng n.hiễm t.rùng, bung bục vết mổ thì sản phụ có thể yên tâm quan hệ lại sau khoảng 6 tuần như đối với người sinh thường. Quan niệm dân gian kiêng 3 tháng 10 ngày là hoàn toàn không cần thiết.

Hiện tượng c.hảy m.áu do rách cùng đồ (túi cùng) thường xảy ra khi quan hệ lại quá sớm, lúc các mô cơ quan s.inh d.ục còn quá mềm, sung huyết, vết thương chưa lành tốt dẫn đến tổn thương cơ quan sinh sản. Vì vậy khi người phụ nữ chưa hồi phục, đau đớn khi quan hệ thì nên tạm dừng.

“Quan hệ lần đầu sau sinh mà có các động tác quá mạnh, tư thế không phù hợp (như tư thế g.iao h.ợp từ phía sau), dùng dụng cụ hỗ trợ (sextoys) mạnh bạo… cũng có thể dẫn đến sang chấn” – BS Thông cảnh báo thêm.

Tâm lý rất quan trọng

Theo BS Dương Phương Mai, một số phụ nữ gặp tình trạng lãnh cảm, hết muốn gần chồng sau sinh, thường là do bản thân họ quá căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi. Vì vậy nếu muốn sớm gần gũi nhau trở lại, bản thân người chồng cần hỗ trợ vợ ngay từ đầu, từ lúc họ mang thai, sinh nở, sau đó là việc chăm sóc con nhỏ.

BS Nguyễn Ngọc Thông khuyên phụ nữ không nên ám ảnh sợ chồng mình “mất cảm giác”, để rồi ảnh hưởng đến tình cảm. Sau thời kỳ hậu sản, cơ thể người phụ nữ sẽ phục hồi về nhiều mặt, bao gồm sự co hồi các mô, cơ vùng hội âm, s.inh d.ục. Cho dù có giãn hơn một chút so với người chưa sinh thì cũng không thể gây “mất cảm giác”.

Chỉ một số ít trường hợp, thường gặp trong các ca sinh khó, có tai biến, vùng s.inh d.ục bị tổn thương, biến dạng, vết rạch không được khâu tốt, cơ địa mô – cơ – dây chằng yếu… mới có thể ảnh hưởng đến chất lượng t.ình d.ục. Nếu lo lắng thì hãy tìm đến BV chuyên về sản phụ khoa. Các thủ thuật phục hồi sàn hội âm không hề khó, nhiều trường hợp chỉ cần vài bài tập đơn giản.

“Nên lưu ý đến các trường hợp trầm cảm sau sinh, bị tâm lý sợ hãi t.ình d.ục (thường gặp ở các ca sinh khó, mang thai ngoài ý muốn do không được trang bị kiến thức phù hợp…). Các vấn đề này cần được giải quyết song song bởi chuyên gia tâm lý và sản phụ khoa” – BS Thông khuyên.

Lưu ý việc tránh thai

BS Nguyễn Ngọc Thông lưu ý phương pháp tránh thai tự nhiên “cho bú vô kinh” chỉ hiệu quả với người cho con bú hoàn toàn, chưa có kinh lại và chỉ trong vòng 6 tháng đầu. Quá thời gian này, hoặc có kinh lại sớm, hoặc bé có bú thêm sữa ngoài thì 2 vợ chồng nên lưu ý tránh thai (bằng b.ao c.ao s.u, thuốc ngừa thai loại dành riêng cho bà mẹ cho con bú…). Việc có thai lại quá sớm thường ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, bé trước bị thiệt thòi vì mẹ sớm mất sữa.

Bài và ảnh: Anh Thư

Theo nld.com.vn

Sinh mổ gây nguy cơ mắc bệnh tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý

Tiến hành thử nghiệm trên nhiều nhóm chuột sinh mổ và sinh tự nhiên, sinh đủ tháng và sinh non, các nhà khoa học Pháp khẳng định sinh mổ gây ra những thay đổi tinh tế trong não và về mặt hành vi, đặc biệt là trong trường hợp sinh non.

Khi qua kênh sinh mổ, thai nhi tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, hormone, thuốc và stress – bất kỳ yếu tố nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não – Ảnh: Quanta Magazine

Theo Cerebral Corte, các nhà khoa học Pháp khẳng định sinh mổ gây ra những thay đổi tinh tế trong não và về mặt hành vi, đặc biệt là trong trường hợp sinh non.

Các nghiên cứu cho thấy ở những con chuột được sinh mổ và nhất là sinh non, não đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các yếu tố môi trường. Các phát hiện sẽ giúp giải thích kết quả của các nghiên cứu dịch tễ học, cho thấy t.rẻ e.m sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Theo Diana Ferrari, một nhà nghiên cứu tại Neurochlore, một công ty công nghệ sinh học của Pháp, bất kỳ tác động tiêu cực nào khác xảy ra trong khi sinh đều có thể dẫn đến các vấn đề mà các nhà khoa học quan sát thấy trong các nghiên cứu dịch tễ học.

Trong một công trình được công bố năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng việc sinh mổ dường như không gây ra vấn đề lâu dài ở chuột về mặt hành vi xã hội hoặc các hành vi lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số khác biệt về bệnh lý thần kinh sớm ở chuột, bao gồm cả sự chậm phát triển tế bào thần kinh ở vùng hải mã.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở những con chuột được sinh mổ, các tế bào thần kinh ở vùng hải mã ít hơn và mạng thần kinh ít phức tạp hơn so với những con chuột được sinh tự nhiên. Những khác biệt này đặc biệt rõ rệt ở những con chuột sinh non.

Đáng chú ý là sự khác biệt nhanh chóng được san bằng: vào ngày hôm sau khi ra đời, tế bào thần kinh của chuột sơ sinh ở hai nhóm thực sự hầu như ngang nhau.Tuy nhiên, ở những con chuột sinh non có sử dụng phương pháp mổ lấy thai, có sự khác biệt trong giao tiếp. Khi các nhà nghiên cứu tách những con chuột 9 ngày t.uổi khỏi mẹ của chúng, những con chuột sinh mổ phát ra nhiều tín hiệu gọi mẹ hơn những con chuột đủ tháng được sinh ra theo cả cách mổ lấy thai lẫn sinh tự nhiên.

Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phân tích thêm một nhóm chuột khác, đó là những con chuột sinh non tự nhiên. Chúng không gặp vấn đề giao tiếp, điều này cho thấy sự kết hợp yếu tố sinh non và sinh mổ, dẫn đến những thay đổi trong hành vi.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tất cả những con chuột sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có bộ não nhỏ hơn so với những con đủ tháng và sinh tự nhiên. Ngoài ra, một số khu vực của não là nhỏ bất thường ở những con chuột sinh mổ thiếu tháng.

Hiện các nhà nghiên cứu chưa biết rõ lý do tại sao lại có những khác biệt này. Chỉ biết rằng sinh nở là một quá trình rất phức tạp và một quá trình đa yếu tố và khi qua kênh sinh mổ, thai nhi tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, hormone, thuốc và stress – bất kỳ yếu tố nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *