Không muốn con bị suy dinh dưỡng, mẹ nên làm ngay những điều này

Để có 1 em bé khỏe mạnh không bị suy dinh dưỡng bào thai, bà mẹ nên có sự chuẩn bị từ trước khi mang thai: bổ sung viên sắt, đa vi chất và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ảnh minh họa: Internet

Chào bác sĩ dinh dưỡng! Em chuẩn bị sinh con lần hai. Do lần đầu không có kinh nghiệm nên cháu bé bị suy dinh dưỡng nhẹ. Vậy, xin bác sĩ cho biết, can thiệp dinh dưỡng thời điểm nào giúp cải thiện dinh dưỡng cho trẻ nhỏ?

bichtuyen1019@gmail.com

Ths.Bs. Nguyễn Thị Hải Yến- Khoa Dinh dưỡng Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội trả lời:

Để có 1 em bé khỏe mạnh không bị suy dinh dưỡng bào thai, bà mẹ nên có sự chuẩn bị từ trước khi mang thai: bổ sung viên sắt, đa vi chất và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Khi mang thai bà mẹ cần được khám thai định kỳ, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và tiếp tục bổ sung viên sắt theo tư vấn của bác sĩ cho đến sau khi sinh 4-6 tháng. Bà mẹ trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh nên uống 1 liều vitamin A 200.000 UI để bổ sung vitamin A trong sữa mẹ. Ngoài ra nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Từ 6 tháng trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu để giúp cơ thể sống, hoạt động và không ngừng tăng trưởng. Để nhận được đủ chất dinh dưỡng, bữa chính cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, béo, rau và trái cây) trong mỗi bữa ăn chính, ăn đa dạng thực phẩm với hơn 20-30 loại thực phẩm mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet

Từ lúc mẹ mang thai tới khi bé tròn 24 tháng t.uổi là giai đoạn 1.000 ngày vàng. Trong giai đoạn này, tốc độ phát triển của trẻ là nhanh nhất. Trẻ có cân nặng gấp đôi nặng sơ sinh trong vòng 4-5 tháng đầu và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất. Đến ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ, chiều dài nằm đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh. Trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 2 t.uổi.

Từ 6 tháng trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu để giúp cơ thể sống, hoạt động và không ngừng tăng trưởng. Để nhận được đủ chất dinh dưỡng, bữa chính cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm (bột đường, đạm, béo, rau và trái cây) trong mỗi bữa ăn chính, ăn đa dạng thực phẩm với hơn 20-30 loại thực phẩm mỗi ngày. Ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày cần có thêm 2-3 bữa phụ. Bữa phụ cho trẻ nên là sữa hoặc các thực phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa,…

THÁI HÀ

Theo T.iền phong

Báo động trẻ suy dinh dưỡng do thực phẩm chế biến

Thực phẩm “siêu chế biến” vừa rẻ lại tiện lợi nhưng là một trong những nguyên nhân ẩn sau cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m trên toàn cầu.

Mì ăn liền có thể ngon, rẻ, tiện lợi nhưng giá trị dinh dưỡng thấp. Ảnh: Sun Daily

Kết luận được dẫn từ báo cáo “Tình hình T.rẻ e.m 2019” của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef). Theo Unicef, thế giới hiện có 700 triệu t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi nhưng cứ 3 trẻ thì ít nhất một bé bị thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân, và khoảng 50% trong tình trạng “đói tiềm ẩn” (tiêu thụ thực phẩm tiện lợi, mau no nhưng thiếu vitamin cùng vi chất dinh dưỡng thiết yếu). Ngoài ra, báo cáo ghi nhận 149 triệu t.rẻ e.m bị thấp còi trong khi 50 triệu trẻ gầy còm. Ước tính, gần 45% t.rẻ e.m từ 6 tháng đến 2 t.uổi trên toàn thế giới không được ăn trái cây, rau củ và 60% không được ăn trứng, sữa, cá hoặc thịt.

Trước thực trạng quá nhiều t.rẻ e.m và thanh thiếu niên không nạp đủ chất dinh dưỡng, Giám đốc Unicef Henrietta Fore cảnh báo thế hệ tương lai có thể đối mặt nguy cơ kém phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Cơ quan LHQ cho biết thay đổi trong chế độ ăn uống ở t.rẻ e.m có thể bắt nguồn từ xu hướng ngày càng nhiều gia đình di cư từ nông thôn lên thành thị để tìm việc làm. Trong đó, môi trường và tính chất công việc khiến nhiều phụ huynh lệ thuộc vào thực phẩm chế biến sẵn, vừa rẻ vừa tiện lợi. Theo chuyên gia dinh dưỡng Michelle Lau, những thức ăn “trữ lâu, dùng ngay” chứa rất ít thậm chí không có dinh dưỡng, điển hình là mì ăn liền. Với thành phần chủ yếu là carbohydrate (chất bột đường) tinh chế, cơ thể phải mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa loại thực phẩm này. Đặc biệt trẻ nhỏ sau khi ăn sẽ càng lâu thấy đói. Điều này khiến nhiều phụ huynh nghĩ rằng con họ được ăn no là khỏe nhưng thật ra những thực phẩm rẻ t.iền và tiện lợi như vậy không hề tốt cho các bé.

Không riêng t.rẻ e.m, chuyên gia Michelle cho biết người lớn cũng nên hạn chế ăn mì gói bởi ngoài carbohydrate, chất béo bão hòa cao không tốt cho sức khỏe, trong mì còn chứa nhiều calorie, muối, màu thực phẩm nhân tạo, hương liệu, chất bảo quản và hàm lượng natri liên quan tăng huyết áp và bệnh béo phì. Trong số các lựa chọn thay thế, mọi người có thể cân nhắc mì kiều mạch ít calorie và carbohydrate hơn. Bún gạo cũng tốt vì không có cholesterol và ít chất béo. Hơn nữa, những thực phẩm trên đều không chứa chất bảo quản, chất tẩy trắng hoặc màu nhân tạo.

Báo cáo của Unicef cũng cho thấy một nghịch lý là kinh tế phát triển đôi khi tỷ lệ nghịch với chế độ ăn. Chẳng hạn Philippines, Indonesia và Malaysia ngày càng giàu có nhưng chế độ ăn uống của người dân các nước này trở nên nghèo nàn hơn, đặc biệt là t.rẻ e.m khi các bậc phụ huynh ngày càng ít thời gian chuẩn bị bữa ăn lành mạnh. Thực tế này được phản ánh qua tỷ lệ 40% t.rẻ e.m dưới năm t.uổi ở 3 quốc gia nói trên bị suy dinh dưỡng hay béo phì – cao hơn nhiều so với mức 1/3 bình quân toàn cầu.

Tuy không lành mạnh, nhưng nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Năm ngoái, thị trường mì gói toàn cầu đạt 42,2 tỉ USD và dự kiến tăng lên 57,5 tỉ USD vào năm 2024. Tại Trung Quốc, mì gói còn được coi như một chỉ số kinh tế và là thước đo bên cạnh số lượng tiêu thụ xe hơi để xem liệu người tiêu dùng trong nước có cải thiện chi tiêu – mua thêm những món đồ đắt t.iền – hay thắt lưng buộc bụng.

MAI QUYÊN

Theo SCMP/baocantho

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *