Thời gian gần đây, liên tiếp các ca bị mù mắt do tiêm chất làm đầy nâng mũi. Đáng chú ý đa số là các trường hợp trẻ t.uổi.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Cách đây 2 tuần, Bệnh viện Da liễu trung ương cũng tiếp nhận một trường hợp mù mắt sau khi tiêm filler nâng mũi trả góp tại một spa. Bệnh nhân mới chỉ 13 t.uổi, nghe bạn bè mách về tiêm chất làm đầy để nâng mũi, bệnh nhân này đã giấu mẹ tìm tới spa để tiêm với giá 2 triệu đồng và khi tai biến xảy ra mới gọi người thân đưa đi cấp cứu.
Bệnh nhân đã phải điều trị tại Bệnh viện Da liễu trung ương và sang cả Bệnh viện Mắt trung ương để điều trị hi vọng lấy lại ánh sáng rất mong manh.
Đến ngày 5/11, PGS.TS.BS Đỗ Quang Hùng – Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, ông đang tiếp nhận và điều trị cho một cô gái trẻ b.ị h.oại t.ử mũi và mù mắt trái do tiêm filler (chất làm đầy) từ người tiêm dạo.
Bệnh nhân P.V.T.T. (21 t.uổi, ngụ ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh), trước đó 1 ngày, T. đã tiêm filler để nâng mũi từ một người đi tiêm dạo ở địa phương với giá 2 triệu đồng.
Sau khi tiêm cô gái trẻ này bất ngờ bị đau nửa đầu rồi lùng bùng lỗ tai, mắt trái mờ dần. Bệnh nhân được chuyển đến điều trị tại một bệnh viện ở địa phương sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
PGS.TS.BS Đỗ Quang Hùng cho biết, bệnh nhân T. đến bệnh viện trong tình trạng biến chứng, hoại tử vùng mặt và mũi, đặc biệt mắt trái mù hoàn toàn. Qua thăm khám cho thấy, bệnh nhân bị thuyên tắc mạch m.áu phía sau võng mạc, gây mù mắt, xuất huyết kết mạc, phù giác mạc.
Theo PGS Hùng có nhiều phụ nữ vẫn thích tiêm filler từ những tiệm làm tóc, thậm chí cả người tiêm dạo như cô gái này, chỉ là do ham giá rẻ. Thường những nơi này chỉ từ 3 đến 5 triệu là có thể tiêm filler để nâng mũi như ý muốn. Nếu so con số này với giá tiêm chất làm đầy ở những cơ sở thẩm mỹ chính thống, được bác sĩ có tay nghề thực hiện, chất làm đầy đạt tiêu chuẩn thì thấp hơn rất nhiều.
Nói về tiêm filler dạo, filler vỉ hè, PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt – tạo hình – thẩm mỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết tình trạng mua bán chất làm đầy quá dễ dàng và các tiệm làm tóc, các spa đua nhau mở dịch vụ tiêm filler đã gây nên nhiều biến chứng.
PGS Hà cho biết thời gian qua khoa tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng do nâng ngực bằng filler (chất làm đầy), bơm mỡ nhân tạo, phổ biến nhất là thủng lỗ dò ở mũi, ngực do quá trình vô trùng không tốt khi tiêm, một số ít trường hợp bị mù mắt do tiêm sai vị trí.
Tiêm chất làm đầy (filler) theo định nghĩa của giới y khoa là tiêm một dung dịch vào dưới da để tạo khối mô dày dưới nếp nhăn, từ đó làm phẳng da hoặc tăng thể tích một bộ phận cơ thể mà không cần đến phẫu thuật. Kỹ thuật này được sử dụng để thay thế cho việc bơm silicon lỏng đã bị cấm dùng.
Ở trên mặt, filler có vai trò điều trị các vùng thiếu hụt thể tích như rãnh mũi má, hõm mắt hoặc tạo hình đường nét khuôn mặt như nâng mũi, tạo cằm thon… Việc điều trị filler đòi hỏi người thực hiện phải là bác sĩ đã được đào tạo, huấn luyện bài bản, nắm vững cấu trúc giải phẫu vùng mặt, đặc biệt là hệ thống mạch m.áu phức tạp bên dưới. Và nơi thực hiện phải là cơ sở y tế hợp pháp, được phép triển khai kỹ thuật tiêm chất làm đầy, sử dụng sản phẩm chất làm đầy rõ thành phần, nguồn gốc.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Phúc – chuyên khoa mắt phòng khám mắt EyeZone Hải Phòng cho biết những chất filler là những chất tan chậm hoặc không tan trong mỡ và nước tiêm vào để nhằm thay đổi hình dáng của mô, tổ chức. Đó cũng là lý do gây tai biến khi tiêm filler. Nếu tiêm nhầm vào mạch m.áu sẽ gây tắc mạch dẫn tới rất nhiều biến chứng không chỉ tại chỗ mà có thể đe dọa tính mạng.
Với trường hợp tiêm filler bị ảnh hưởng tới mắt, các bác sĩ nhãn khoa đã đề xuất phác đồ xử trí biến chứng do tiêm chất filler có thành phần là hyaluronic acid bằng men Hyaluronidase để làm tiêu nhanh chất làm đầy.
Tuy nhiên, theo BS Phúc đây là một phác đồ dưới góc độ chuyên môn và cơ chế sinh lý bệnh chứ chưa được chính thức luật hóa. Bác sĩ Phúc cho rằng cần nghiên cứu và ban hành phác đồ xử trí theo luật định để các bác sĩ có cơ sở pháp lý xử lý tình huống cấp cứu trên.
Theo infonet
Yên Bái: B.é g.ái 13 t.uổi bị mù sau khi giấu mẹ đi nâng mũi trả góp
Ngày 23/10, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhi 13 t.uổi (Yên Bái) được đưa tới viện trong tình trạng bị biến chứng nặng nề sau tiêm filler (chất làm đầy) để nâng mũi.
Ảnh minh họa.
Do không hài lòng về mũi tẹt nên bệnh nhi này ấp ủ mong muốn nâng mũi. Đến ngày 21/10, bệnh nhi tới một spa tiêm chất làm đầy với giá 2 triệu đồng. Với số t.iền này, bệnh nhi không đủ có thể trả góp nên em đã giấu mẹ tìm tới spa này.
Sau khi được nhân viên ở spa tiêm filler, chỉ 30 phút sau tiêm em cảm thấy đau mắt bên phải, thị lực giảm dần, đau đầu nhiều và buồn nôn. Quá hoảng sợ, em mới nhờ người gọi gia đình đến đón, đưa đến Bệnh viện Mắt Trung ương cấp cứu.
Các bác sĩ cho biết mắt của bệnh nhân bị tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi. Mẹ bệnh nhân đã khóc như mưa vì con trót dại mà hỏng cả mắt.
Sau đó bệnh nhi được đ.ánh giá tổn thương ở vùng mắt và một số vùng da nên chuyển bệnh nhi sang Bệnh viện Da liễu trung ương điều trị.
Bác sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương), cho biết tiêm filler là một kỹ thuật cần được thực hiện bài bản, bởi bác sĩ có tay nghề. Vì một mũi tiêm filler tưởng như đơn giản lại cực nguy hiểm bởi sai kỹ thuật sẽ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng. Như cô gái trẻ trên tiêm filler xong đã có ngay dấu hiệu mất lực mắt phải do tắc mạch.
Theo bác sĩ Hà, vùng mũi có rất nhiều mạch m.áu, nếu tiêm không đúng, filler theo mạch m.áu ở vùng mũi đến mạch m.áu võng mạc của mắt làm tắc mạch gây mù mắt. Với những biến chứng ở mắt do tiêm filler, việc cứu chữa mắt khỏi mù hoặc trở lại như bình thường cho bệnh nhân là hầu như không thể, nhất là khi filler “chạy” vào mạch m.áu trung tâm của võng mạc.
Quá trình này diễn ra rất nhanh sau tiêm đi kèm triệu chứng đau nhức mắt, choáng váng… Nếu tiêm filler bởi những người không được đào tạo, không có chuyên môn mà chỉ học sơ qua sẽ rất nguy hiểm, dễ gây biến chứng, nhất là mù mắt.
Theo giới chuyên môn, tiêm filler hay còn gọi là chất làm đầy là thủ thuật rất thường dùng trong làm đẹp để cải thiện sắc đẹp cho khách hàng. Dù được phép sử dụng trong làm đẹp nhưng với bất cứ “chất lạ” nào khi vào cơ thể đều có nguy cơ gây biến chứng và biến chứng đó phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là tay nghề của bác sĩ.
Thời gian qua, bệnh viện đã xử lý khoảng 10 ca biến chứng sau tiêm filler. Trong đó có 2 trường hợp mất hoàn toàn thị lực một bên; một số trường hợp khác có hoại tử sau khi được điều trị tích cực đã phục hồi tương đối tốt.
Theo infonet