Thanh niên t.ử v.ong khi chơi bóng, bác sĩ lưu ý việc cần làm trước tập thể thao

Nếu tập thể thao sai cách, bạn rất dễ gặp nguy hiểm với các di chứng nặng nề như tàn tật, thậm chí có thể t.ử v.ong.

XEM CLIP:

Quá trình sơ cứu thanh niên đột quỵ khi chơi bóng rổ

Vụ việc xảy ra tại một sân bóng rổ ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc vào khoảng 7:30 tối. Trên sân có hai đội bóng rổ đang chơi, bỗng nhiên một người thanh niên mặc áo đỏ bất ngờ đau dữ dội ở ngực, vã mồ hôi, khó thở và ngã quỵ. Mọi người nhanh chóng gọi cấp cứu. Sau khi nhân viên y tế đến, người thanh niên được hồi sức tim phổi nhưng vẫn bất tỉnh nhân sự.

Cuộc giải cứu kéo dài khoảng một giờ và thanh niên trẻ cuối cùng được xác nhận đã t.ử v.ong. T.hi h.ài của chàng trai xấu số được đưa đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ cho biết tình hình cụ thể và nguyên nhân t.ử v.ong vẫn đang được làm rõ.

Dù được điều trị tích cực nhưng người thanh niên đã không qua khỏi.

Khi được hỏi tình hình người thanh niên trên sân có gì khác thường, các đồng đội nói rằng gần đây anh ta rất chăm chỉ tập luyện, và ngày xảy ra thảm kịch anh ra sân muộn nên đã nhập đội chơi luôn chứ không khởi động như mọi khi. Từ những chỉ số cơ thể và tình hình thực tế, bác sĩ bước đầu chẩn đoán người thanh niên bị trụy tim khi chơi thể thao do vận động sai cách.

Nguyên nhân chính khiến thanh niên này t.ử v.ong rất có thể do anh đã vội vàng bỏ qua bước khởi động. Dù chỉ là vận động nhẹ nhưng đây là hành động vô cùng cần thiết đặc biệt là với những người chơi thể thao cường độ mạnh. Khởi động sẽ giúp giảm nguy cơ chấn thương các hệ cơ và đau nhức khi tập thể dục. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường khả năng lưu thông m.áu khắp cơ thể lên một cách dần dần không quá đường đột tránh gây áp lực cho tim và dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.

Thêm vào đó, chuyên gia cũng cho biết tình trạng thể chất của một người sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Hiện tại, thời tiết đang chuyển từ mùa thu sang mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và buổi tối là khá lớn, vì thế đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.

Trụy tim và đột quỵ là những tai nạn nguy hiểm khi tập thể thao, thời gian giải cứu có hiệu quả rất ngắn, chỉ từ 4-6 phút, hơn 10 phút cơ hội giải cứu gần như bằng không. Do đó, trước khi tập thể dục, bạn nên ước tính trạng thái vật lý của chính mình và cố gắng hết sức để ngăn ngừa tai nạn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trụy tim là gì?

– Ngã xuống đột ngột.

– Không có mạch.

– Ngừng thở.

– Bất tỉnh.

– Tức ngưc.

– Chóng mặt.

– Khó thở.

Trong quá trình tập luyện, mọi người cũng không nên tập quá sức, thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp, nhịp tim để tránh cho bản thân bị rơi vào các trường hợp nguy hiểm. Ngoài ra, cũng cần chú ý loại bỏ những thói quen không tốt như hút t.huốc l.á, uống rượu bia, không ăn những đồ ăn quá nhiều chất béo cholesterol, đồ ăn quá mặn…

Đối tượng không nên vận động thể thao mạnh:

– Bệnh nhân mắc bệnh tim.

– Người bị huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim. Tập thể dục quá mức có thể dễ dàng dẫn đến huyết áp nhanh và rối loạn nhịp tim.

– Người tiểu đường. Tập thể dục hiếu động dễ gây hạ đường huyết, và những người mắc bệnh tiểu đường thường có vấn đề về tim mạch.

– Người béo phì. Một số người béo phì đi kèm với rối loạn chuyển hóa.

– Những người chưa được đào tạo có hệ thống. Tập thể dục quá mức có thể dễ dàng làm tăng gánh nặng cho tim và gây ra tai nạn.

Tập thể dục thể thao vận động rất quan trọng để duy trì sức khỏe tuy nhiên với nhiều đối tượng khi vận động không hợp lý sẽ dẫn đến các tác dụng ngược ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dễ dàng cướp đi tính mạng của bệnh nhân.

Hãy cẩn trọng khi tập thể dục với cường độ và thời gian vừa phải để tránh rơi vào tình trạng quá sức, dẫn đến đột quỵ.

An An (Dịch theo QQ)

Theo vietnamnet

Cậu bé 6 t.uổi t.ử v.ong sau khi ăn miếng bánh mì, bác sĩ chỉ phương pháp sơ cứu khi trẻ hóc dị vật ai cũng nên biết

Một cậu bé 6 t.uổi đã ăn một miếng bánh mì được bán từ một nhân viên bán hàng, không lâu sau cậu bé bị ngạt thở và cuối cùng t.ử v.ong.

Theo báo cáo, 8h tối ngày 14/ 8, tại một cửa hàng ở tầng 1 Wanda Plaza (Hàng Châu, Trung Quốc). Một người cô dẫn các cháu trong đó có Tiểu Mạch (6 t.uổi) đến đây để vui chơi, mua sắm. Lúc xảy ra sự việc, người cô của Tiểu Mạch đang chọn quần áo và Tiểu Mạch cùng 2 đ.ứa t.rẻ khác đang chơi trong cửa hàng.

Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.

Tiểu Hoàng, một nhân viên bán hàng khác cho biết: “Bởi vì cậu bé nói muốn ăn bánh mì, đồng nghiệp của chúng tôi cũng tốt bụng, cho cậu bé một miếng. Miếng bánh mì khá to, nhưng cậu bé cho cả miếng bánh mì vào trong miệng và ăn”.

Người cô của Tiểu Mạch nói rằng đã nhìn thấy nhân viên bán hàng cho cháu trai ăn một miếng bánh, và Tiểu Mạch ăn xong bánh mì rất nhanh.

Sau khi đ.ứa t.rẻ ăn bánh mì, đột nhiên mặt biến sắc, giống như muốn nôn, tay của cậu bé khua múa, đại khái là rất khó chịu, không khiến mọi người động vào. Cô của đưa trẻ nói: “Chưa đầy một phút, Tiểu Mạch ngã xuống đất, đại tiểu tiện không tự chủ, đồng thời còn c.hảy m.áu mũi”.

Những người có mặt tại hiện trường đã hoảng sợ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu. Cô của đ.ứa t.rẻ cũng đang hồi sức tim phổi cho Tiểu Mạch theo lệnh từ xa của bác sĩ qua điện thoại nhưng không có tác dụng. Khoảng 20 phút sau, xe cấp cứu đến hiện trường, vừa sơ cứu vừa đưa đ.ứa t.rẻ đến bệnh viện, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được mạng sống của Tiểu Mạch.

Theo phía bệnh viện, khi đ.ứa t.rẻ được gửi đi, nhịp tim đã biến mất, bác sĩ đã đặt nội khí quản ngay lập tức. Trong quá trình đặt nội khí quản, thông qua một ống soi thanh quản thấy rằng có một miếng thức ăn bị kẹt bên trên khí quản. Chẩn đoán ban đầu có thể là thức ăn bị chặn lỗ khí quản gây nghẹt thở, và t.ử v.ong.

Nắm vững kỹ năng này có thể cứu những người xung quanh bạn

Thao bác sĩ Trần Kiếm Bình, Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương cho biết: Hiện nay có rất nhiều ca hóc dị vật, chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Thời gian tốt nhất để cứu một người bị hóc dị vật là trong vòng 5 phút. Nếu cấp cứu không kịp thời, nghiêm trọng sẽ dẫn đến ngạt thở và tử trong thời gian rất ngắn.

Cách hiệu quả nhất để lấy dị vật đường thở là phương pháp “Sơ cứu Heimich”. Đây cũng là phương pháp giải cứu thành công cao nhất.

Phương pháp sơ cứu Heimich?

Có 4 cách để thực hiện nghiệm pháp Heimlich, tùy thuộc vào t.uổi tác và nhu cầu cấp cứu của người bị nghẹt thở. Cơ chế cơ bản với mỗi cách tiếp cận là như nhau: sử dụng lực tại cơ hoành để buộc dị vật tống xuất ra khỏi cổ họng.

1. Trẻ sơ sinh dưới 1 t.uổi

– Đặt bé nằm trên cẳng tay, đảm bảo đầu bé thấp hơn ngực.

– Đặt cẳng tay trên đùi, hỗ trợ đầu của em bé bằng cẳng tay.

– Đảm bảo rằng miệng và mũi em bé không bị che lấp.

– Sử dụng cạnh lòng bàn tay kia đ.ánh vào lưng của em bé giữa hai vai bốn lần. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện.

2. Người lớn hoặc trẻ bị bất tỉnh không có ý thức

– Đặt người bị nghẹt thở trên một mặt phẳng cứng

– Ngồi trên đùi người bị nạn, mặt hướng về phía họ

– Đặt tay này lên tay kia, và sau đó đặt cạnh lòng bàn tay lên cơ hoành của họ, ngay dưới xương sườn và phía trên rốn.

– Đẩy tay theo hướng đẩy vào và lên trên, tay này tựa vào tay kia.

– Tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra.

3. Người lớn hoặc t.rẻ e.m có ý thức

– Đứng đằng sau người đang nghẹt thở, cánh tay quấn quanh eo của họ.

– Nắm một tay lại. Sau đó đặt vị trí của ngón tay cái vào dạ dày của nạn nhân, bên dưới xương sườn và phía trên rốn. Tại đây bạn có thể cảm nhận thấy cơ hoành.

– Đặt bàn tay kia lên nắm tay và đẩy vào cơ này với một lực mạnh, vào trong và hướng lên trên.

– Tiếp tục đẩy cho đến khi dị vật được tống ra.

4. Thực hiện biện pháp Heimlich lên chính bản thân bạn

Nếu bạn bị nghẹt thở do dị vật trong khi chỉ có một mình, hoặc không có ai để giúp đỡ, hãy làm như sau:

– Nắm một tay lại, và với ngón tay cái hướng vào trong, đặt tại vị trí cơ hoành – dưới xương sườn và phía trên rốn.

– Đẩy theo hướng đi vào và lên trên cho đến khi dị vật bị trục xuất.

– Nếu không thể làm được nghiệm pháp này hoặc không hiệu quả trên một vật thể rắn, như trên bàn hoặc ghế. Đặt tay cạnh bờ cơ hoành để đẩy vào và lên trên. Di chuyển trước sau để tạo ra lực đẩy.

– Lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra ngoài.

Theo afamily

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *