Dấu hiệu không thể bỏ qua nhận biết căn bệnh khiến cô gái trẻ Hạnh An qua đời ở t.uổi 20

Có những biểu hiệu ban đầu của căn bệnh ung thư m.áu mà chúng ta có thể tự phát hiện và đi khám sớm.

Đạo diễn Đỗ Đức Thành và con gái Hạnh An trong thời gian điều trị ung thư m.áu tại Singapore.

Bệnh ung thư m.áu hay còn gọi là ung thư bạch cầu. Đây là một loại ung thư ác tính và khó có khả năng chữa trị, tuy nhiên những triệu chứng ung thư m.áu rất khó phát hiện nên thường khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện thì bệnh đã trở nặng.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ung thư m.áu?

Ung thư m.áu là do lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều và quá nhanh trong một thời gian ngắn. Bạch cầu vốn được sinh ra để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên khi lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và người bệnh có dấu hiệu thiếu m.áu. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến t.ử v.ong trong thời gian ngắn. Đây là căn bệnh ung thư ác tính không hình thành nên khối u.

Cô gái trẻ Hạnh An qua đời vì bệnh ung thư m.áu

Việc điều trị bệnh ung thư này gặp nhiều khó khăn. Bệnh này thường gặp ở những người bị nhiễm chất phóng xạ, hoặc ở trong môi trường quá ô nhiễm.

Những triệu chứng chính của bệnh ung thư m.áu

Người bệnh thường xuyên bị sốt, nhức đầu, dễ cảm lạnh, đau khớp: Những triệu chứng này thường lặp lại trong thời gian dài. Người bệnh có sức đề kháng yếu do lượng bạch cầu sinh ra lớn nhưng lại không chống lại được vi khuẩn có hại.

Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức và da chuyển sang màu trắng nhạt: Những triệu chứng này xuất hiện là do lượng hồng cầu trong m.áu bị thiếu hụt.

Dễ bị n.hiễm t.rùng: Gặp phải tình trạng này là do lượng bạch cầu không bình thường sản sinh nhiều.

Hay bị c.hảy m.áu răng, dễ bầm tím: Hiện tượng này là do khả năng đông m.áu bị giảm xuống.

Nếu là bệnh nhân nữ sẽ có biểu hiện ra mồ hôi về đêm.

Ngoài những triệu chứng chung của bệnh các bạn còn có thể nhận biết những triệu chứng dễ nhận thấy đối với người bệnh.

Xuất hiện đốm đỏ trên da

Khi da xuất hiện những đốm đỏ trong thời gian ngắn và phát triển khá nhanh thì đó là biểu hiện của tiểu cầu giảm đột ngột. Tiểu cầu có vai trò quan trọng vì nó ngăn chặn việc đông m.áu, và c.hảy m.áu. Do đó tiểu cầu giảm thì da của bạn sẽ nhợt nhạt, trắng bệch

Người bệnh ung thư m.áu thường xuất hiện các vết bầm tím trên có thể dù không va đ.ập.

Đau các khớp, xương

Do lượng bạch cầu được sinh ra nhiều tại tủy xương nên gây ra hiện tượng chèn ép tạo ra cảm giác đau nhức các khớp xương. Nếu như tình trạng này kéo dài bạn cần đến các bệnh viện để khám tổng thể.

Thường xuyên bị sốt, nhức đầu

Khi bị ung thư m.áu người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, nhức đầu. Đó là biểu hiện của lượng bạch cầu được sinh ra nhiều nhưng nó lại không bình thường nên không chống lại được những vi khuẩn có hại. Sức đề kháng yếu dần, thường xuyên bị cảm, dễ viêm nhiễm. Người bệnh khi bị thương sẽ rất khó lành. Những cơn đau đầu dữ dội kéo dài sẽ là biểu hiện kinh khủng nhất của bệnh ung thư. Do những tế bào m.áu bị suy thoái dẫn đến tình trạng thiếu oxy, và thiếu m.áu lên não.

Sưng hạch, bạch huyết và c.hảy m.áu cam

Người bị bệnh bạch cầu thường xuyên bị sưng hạch to. Người bệnh thường xuyên bị c.hảy m.áu cam nhưng do biểu hiện không nặng nên triệu chứng này thường xuyên bị bỏ qua. Nếu tình trạng đổ m.áu cam kéo dài cần đến cơ sở y tế và bệnh viện lớn để điều trị.

Mệt mỏi, khó thở

Đây là những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Do những biểu hiện khó thở, mệt mỏi kéo dài sẽ xuất hiện. Khi bạch cầu tăng, khiến người bệnh bị thiếu m.áu nên thường xuyên mệt mỏi, xanh xao vì không đủ oxy trong m.áu.

Các dấu hiệu để phát hiện ung thư m.áu.

Các phương pháp điều trị ung thư m.áu

Phương pháp điều trị ung thư m.áu phụ thuộc vào mức độ của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Về cơ bản có một số phương pháp điều trị ung thư m.áu như sau: xạ trị, hóa trị, ghép tủy xương, điều trị kháng thể, cấy tế bào gốc, truyền m.áu để tạo sinh huyết.

Phương pháp Xạ trị: Là việc sử dụng các chum tia năng lượng cao nhằm t.iêu d.iệt các tế bào ung thư m.áu. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng nó để chuẩn bị một bệnh nhân sắp ghép tủy xương. Một liều bức xạ thấp sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch nên cơ thể ít có khả năng từ chối các tế bào của người cho.

Phương pháp Hóa trị: Là việc sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc truyền vào dịch não tủy theo từng chu kỳ để t.iêu d.iệt các tế bào ung thư m.áu.

Phương pháp Ghép tủy/Cấy tế bào gốc: Đây là phương pháp áp dụng sau khi người bệnh đã được hóa trị, xạ trị. Những tế bào gốc se được cấy vào người bệnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Phương pháp này được đ.ánh giá là hiệu quả hơn cả với tỷ lệ 50% bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống sau khi thực hiện.

Theo doisongvietnam.vn

PGS. TS Nguyễn Trường Luyện: Uống nước có hàm lượng Styren cao hơn giới hạn sẽ bị ung thư, ảnh hưởng hệ thần kinh

PGS. TS Nguyễn Trường Luyện khẳng định, nếu người dân uống phải nước có hàm lượng Styren cao hơn giới hạn cho phép từ công ty nước sạch Sông Đà sẽ bị ung thư bạch cầu và nhiều loại ung thư khác.

Liên quan đến kết quả xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt do công ty nước sạch Sông Đà cung cấp, chiều 15/10, tại Hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Lê Văn Dục, Giám đốc sở Xây dựng Hà Nội đã thông tin kết quả xác minh nội dung phản ánh của người dân về việc nước có mùi khét nồng nặc, có váng dầu.

Kết quả cho thấy, các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren, thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian). Các chỉ tiêu giám sát nước mức độ A: 8/8 mẫu nước đạt quy chuẩn đối với 14/15 chỉ tiêu giám sát, chỉ tiêu mùi vị là không đạt.

Nước sạch Sông Đà đang khiến người dân hoang mang.

Từ kết quả này, người dân càng hoang mang hơn, khi ăn phải nước chứa hàm lượng Styren cao hơn giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Trường Luyện, viện Vật lý Kỹ thuật (ĐH Bách khoa Hà Nội) để tìm câu trả lời.

Chất Styren dùng để làm gì thưa PGS. TS Nguyễn Trường Luyện?

Styren là chất hữu cơ lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị ngọt. Nhưng nếu số lượng nhiều như vậy nó sẽ không thể bay hơi hết và có mùi khó chịu

Styren được sử dụng rộng rãi để sản xuất polystyren và nhiều polymer khác, nhựa, lớp phủ, sơn, cao su, sợi thủy tinh… Styren nằm trong danh mục những chất gây ô nhiễm không khí độc hại, theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ.

Nước chứa Styren gây nguy hại mức nào đối với sức khỏe người dân khi quá hàm lượng cho phép?

Nước có chứa Styren nếu vượt quá hàm lượng cho phép, người dân uống nhiều sẽ làm giảm bạch cầu, có nguy cơ gây ung thư bạch cầu và nhiều loại ung thư khác. Thậm chí, nó còn làm giảm hệ thần kinh của con người.

Nếu người dân sử dụng nước chứa Styren có thể dẫn tới trầm cảm, mất tập trung, mệt mỏi, suy yếu và nôn mửa. Chân tay sẽ bị ngứa, lở, đau mắt… bởi Styren rất độc, nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.

PGS. TS Nguyễn Trường Luyện, viện Vật lý Kỹ thuật (ĐH Bách khoa Hà Nội).

Theo PGS, phương pháp lọc chất ô nhiễm Styren trong nước hữu hiệu nhất là gì?

Nguồn nước bị ô nhiễm không chỉ có Styren mà còn dầu thải từ xe máy, xe ô tô, xăng và một số hóa chất khác.

Trước hết, thấy nước có vấn đề công ty nước sạch Sông Đà cần lấy nước đó đưa đến các trung tâm phân tích. Thông báo ngay phía tiêu thụ nguồn nước. Phân tích xong, biết các chỉ số, các loại, các chất thì mới biết xử lý như thế nào.

Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng than hoạt tính dạng hạt kết hợp sục khí qua tháp chèn có thể giúp lọc nguồn nước bị nhiễm Styren. Nhưng, than hoạt tính chỉ có tác dụng với một lượng nước nhất định. Sau đó, than sẽ không còn khả năng hoạt động nữa do đã bão hòa.

Bởi vậy, yêu cầu công ty cấp nước Sông Đà không chỉ chịu trách nhiệm trước người dân mà còn nhanh chóng xử lý kịp thời nguồn nước, để cuộc sống người dân được đảm bảo.

PGS có khuyến cáo gì với người dân khi nước nhiễm Styren?

Cuộc sống con người là nhờ nước, chúng ta có thể nhịn nhiều thứ nhưng không thể nhịn sử dụng nước. Nước vào cơ thể đi rất nhanh đến các cơ quan nội tạng nên khi nước bị nhiễm độc người dân cần ngừng sử dụng nguồn nước, không sử dụng để nấu ăn, uống. Sau đó, cần súc rửa nước bể chứa.

Mai Thu

Theo nguoiduatin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *