Cắt bỏ thành công 2 khối u xương khổng lồ hình cây súp lơ

Mới đây, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã cắt bỏ hai khối u xương kích thước lớn và có hình dáng y hệt cây súp lơ cho hai trường hợp bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán là u xương đầu trên xương đùi. Điều đáng nói là có một trong hai bệnh nhân đã mang khối u đó trên cơ thể từ nhỏ.

Hai khối u khổng lồ được phẫu thuật cắt bỏ ra khỏi cơ thể hai bệnh nhân. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Cụ thể, trong cùng một ngày, khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, tiếp nhận đồng thời hai trường hợp bệnh nhân đến khám là ông Nguyễn Văn V, 50 t.uổi ở Bắc Ninh và ông Khuất Hữu T, 46 t.uổi ở Hà Nội. Cả hai bệnh nhân đến khám vì được chẩn đoán là u xương đầu trên xương đùi bên phải biến dạng và được tuyến dưới giới thiệu lên.

Bệnh nhân Khuất Văn T cho biết, ông bị khối u vùng mặt sau đùi phải từ nhỏ nhưng chủ quan không đi khám vì không cảm thấy đau. Hai năm trở lại đây, khối u mới bắt đầu tiến triển to lên và khiến ông đau nhiều, không thể ngồi và nằm tự nhiên. Ông đã đi khám ở nhiều nơi và được các bác sĩ giải thích là khối u có kích thước rất to và không thể can thiệp được. Hướng điều trị mà ông được khuyên là dùng thuốc điều trị triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên việc dùng thuốc không khiến ông đỡ đau mà cơn đau có lúc mất kiểm soát.

Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, các bác sĩ cho biết, khối u đã biến dạng khủng khiếp. Phim chụp XQ của ông khiến các bác sĩ vô cùng kinh ngạc về sức chịu đau của ông suốt thời gian qua.

Điều tương tự cũng gặp ở trường hợp ông Nguyễn Văn V (50 t.uổi, Bắc Ninh), vì chủ quan nên ông không đi khám từ giai đoạn sớm và khi khối u bắt đầu to, biến dạng ông mới tới cơ sở y tế.

Từ phim chụp XQ và MRI của cả hai bệnh nhân, PGS.TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, nhận định đây là hai ca bệnh rất khó và đặt ra nhiều thách thức đối với chuyên ngành Chấn thương Chỉnh hình ở Việt Nam hiện nay nói chung và đối với Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nói riêng.

“Nếu phẫu thuật và tạo hình khớp háng thành công đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ không còn mặc cảm về hình dáng bên ngoài, giúp bệnh nhân hoạt động, trở lại với sinh hoạt thường ngày. Còn nếu không phẫu thuật thì cả hai sẽ phải sống chung với khối u và sự đau đớn suốt đời, không thể đi hay ngồi tự nhiên được”, PGS.TS Trần Trung Dũng cho biết.

Việc đặt ra yêu cầu cao nhất với hai ca bệnh này là vừa phải cắt bỏ được khối u khổng lồ, vừa bảo toàn chi cho bệnh nhân trong tình trạng khối u xương đã rất lâu, tổ chức u đã ăn sâu và lan rộng sang tổ chức xung quanh, chèn ép vào mạch m.áu và thần kinh vùng mông, đùi.

Các phương án chi tiết đã được các bác sĩ đặt ra cùng với các rủi ro đã được lường trước. Cuối cùng tất cả đều thống nhất sẽ phải phẫu thuật để trả lại sinh hoạt bình thường cho bệnh nhân. Phương án được đặt ra là sẽ lấy bỏ khối u kèm đoạn xương bị xâm lấy và thay vào đó là đoạn xương đùi mới được làm bằng vật liệu Peek ( polyetheretherketone) với kích thước giống hệt đoạn xương lấy bỏ, nếu ca phẫu thuật thành công thì đây cũng là ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng vật liệu y sinh học Peek để thay thế đoạn đầu trên xương đùi tại Việt Nam.

Ngay sau khi quyết định và giải thích với gia đình các bệnh nhân, cả hai ca phẫu thuật đã được tiến hành trong cùng một ngày. Ca phẫu thuật có sự tham của các Bác sĩ bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và các bác sĩ thuộc đơn vị Phẫu thuật ung thư xương khớp và mô mềm, Bệnh viện K Trung ương.

“Mặc dù đã lường trước được kích thước to của khối u xương nhưng tất cả đều không khỏi bất ngờ vì kích thước thật của nó – một khối 1,6kg và một khối 2 kg với hình dáng y hệt cây súp lơ và sự biến dạng khủng khiếp của các khối u”, Ths Trần Sáng, đơn vị Phẫu thuật ung thư xương khớp và mô mềm, bệnh viện K Trung ương chia sẻ.

Rất may mắn, khớp háng nhân tạo được thay mới cho hai bệnh nhân đi kèm cùng đoạn xương đùi nhân tạo bằng vật liệu Peek thay thế đoạn xương lấy bỏ đã được thực hiện thành công. Mỗi ca mổ diễn ra khoảng hai tiếng đồng hồ, hiện tại, các bệnh nhân đã được chuyển sang phòng hậu phẫu để chăm sóc.

Vì một phần khớp háng, đoạn xương đầu gần xương đùi được lấy bỏ và thay thế bằng đoạn xương nhân tạo nên các động tác gập, khép, dạng… tại khớp háng sẽ bị hạn chế. Bệnh nhân sẽ được tư vấn tập các bài tập phục hồi chức năng riêng để có thể sớm trở lại với sinh hoạt hàng ngày. Dự kiến cả hai bệnh có thể ra viện được trong 3 ngày tới.

Theo các bác sĩ, đây là lần đầu tiên vật liệu Peek được dùng tại Việt Nam để thay thế đoạn xương đầu trên xương đùi. Ưu điểm của vật liệu này là kích thước đoạn xương đùi được tính toán kỹ lưỡng trước mổ bằng công nghệ in dựng hình 3D nên mọi chỉ số của vật liệu nhân tạo hoàn toàn ăn khớp với chỉ số xương bệnh nhân trong mổ.

Qua hai trường hợp này, PGS.TS Trần Trung Dũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan khi thấy bất kì dị dạng bất thường trên hệ cơ xương khớp của cơ thể. Vì rất có thể đấy là dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh lý phức tạp diễn biến tiếp theo nếu không được điều trị kịp thời. Trường hợp hai bệnh nhân trên nếu đến cơ sở y tế sớm sẽ được điều trị đơn giản hơn, ít biến chứng và ít tốn kém hơn rất nhiều.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, khi phát hiện khối u xương, người bệnh nên đi khám để phát hiện u đó lành tính hay không và là loại u nào để sớm có phương pháp điều trị, tránh để ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Kể cả u lành tính cũng cần được theo dõi chặt chẽ, đề phòng khối u chuyển sang ác tính như hai bệnh nhân trên.

Theo baochinhphu.vn

N.ữ s.inh Hưng Yên liệt chân do mắc căn bệnh của người già

Dù không ngã hay va đ.ập nhưng từ lớp 6, chân của bé Chinh đã khó vận động, thường xuyên đau âm ỉ và sau này liệt hẳn.

Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, BV đa khoa Xanh Pôn vừa thực hiện ca phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhi Đỗ Thị Kim Chinh, 16 t.uổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên.

Theo PGS.TS Trần Trung Dũng, PGĐ BV kiêm Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, đây là một quyết định vô cùng khó khăn vì thay khớp háng cho t.rẻ e.m rất hãn hữu áp dụng, ngay cả trên thế giới.

Chị Nga, mẹ bệnh nhi cho biết, từ năm 12 t.uổi, con gái bắt đầu thấy những cơn đau âm ỉ vùng háng, hơi khó vận động dù cháu không bị ngã hay va quệt vào đâu. Bố mất sớm, chị gái đi học xa, nhà neo người nên cô bé vẫn nén chịu đau.

Khớp háng phải của bệnh nhi đã biến dạng hoàn toàn gây đau đớn, không thể đi lại

Tuy nhiên càng ngày, Chinh đau càng nhiều, không thể theo học các môn thể dục ở trường, có lúc đau quá phải uống thuốc giảm đau.

Thời điểm đó, chị Nga đưa con lên Hà Nội thăm khám. “Tôi không nhớ rõ bác sĩ điều trị khi đó đã chẩn đoán con bị bệnh gì, chỉ nhớ là con được bó bột trong vòng 1 tháng. Song các triệu chứng của con không thuyên giảm”, chị Nga nhớ lại.

Sau đó, chị được bác sĩ giới thiệu sang một cơ sở y tế khác với chẩn đoán có một khối bất thường ở vùng khung chậu bên phải và cần chỉ định phẫu thuật để nạo vét khối u. Sau phẫu thuật, cô bé tiếp tục điều trị nội trú 3 tháng rồi xuất viện.

Lúc đó, chị Nga đã thấy mừng vì các cơn đau ở chân con giảm đi, các hoạt động dần dần trở lại bình thường mặc dù vẫn còn ít nhiều khó khăn. Dù vậy, chân trái và chân phải dài không bằng nhau, chênh gần 2 cm nên dáng đi của Chinh không được tự nhiên.

Nghĩ con đã phẫu thuật, nên suốt 4 năm qua, chị Nga không đưa con đi tái khám. Gần đây, các cơn đau của con xuất hiện trở lại với tần suất liên tục và ngày càng dữ dội.

Trước mổ, 2 chân bệnh nhi không dài bằng nhau

Bệnh nhi đến BV Xanh Pôn khám trong tình trạng đau dữ dội vùng háng phải, không thể hoạt động, đi lại được. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng phải thứ phát do viêm khớp háng cũ bỏ sót 4 năm nay, hiện ổ cối, chỏm xương đùi bên phải đã biến dạng hoàn toàn.

PGS Dũng cho biết, thoái hoá khớp háng là bệnh lý thường gặp ở người cao t.uổi, việc bệnh nhi bị từ khi mới 12 t.uổi là rất hiếm gặp. Với căn bệnh này, nếu không điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ tàn tật suốt đời do phải tháo khớp háng.

“Đáng tiếc nhất là bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu được can thiệp sớm và đúng cách. Trong trường hợp trên, bệnh nhân đến viện đã ở giai đoạn di chứng, khớp háng hỏng và trật khiến trẻ di chuyển khó khăn”, PGS Dũng nói.

Tuy nhiên, ở t.rẻ e.m và trẻ dưới t.uổi vị thành niên, phẫu thuật thay khớp háng rất ít khi được thực hiện do các em còn đang trong độ t.uổi phát triển xương.

Sau khi hội chẩn với các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật khớp háng, PGS Dũng cùng ekip nhất phẫu thuật thay khớp háng toàn phần với hy vọng trả lại các hoạt động và sinh hoạt bình thường cho cô bé.

Hình ảnh sau khi thay khớp háng

Trẻ được thăm khám lâm sàng lại một lần nữa. Các bác sĩ dựa vào phim chụp cắt lớp vi tính, sử dụng công nghệ thông tin để dựng hình khung chậu ba chiều của bệnh nhân. Mọi chỉ số về kích thước, các góc độ của ổ cối và chỏm xương đùi, độ chênh lệch chiều dài giữa hai bên chân đều được đo tỉ mỉ và chính xác.

Ca mổ thành công tốt đẹp sau khoảng một tiếng đồng hồ. Sau mổ bệnh nhân được nằm theo dõi tại khoa, tập phục hồi chức năng 3 ngày. Hiện tại các cơn đau của em đã không còn, khớp háng có thể vận động hoàn toàn bình thường như bên lành, không còn chênh lệch chiều dài giữa 2 chân.

Cô bé cũng đã có thể tự đi lại được một quãng đường xa mà không còn ngại ngùng vì có dáng đi khác thường như trước đây. Dù vậy, bác sĩ có thể cân nhắc một cuộc thay khớp háng kế tiếp khi em đến t.uổi trưởng thành.

Từ trường hợp của bệnh nhi Chinh, PGS Dũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý đến những dấu hiệu đau ở trẻ, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm một bệnh lý phức tạp.

Với bệnh thoái hoá khớp háng, các dấu hiệu gợi ý ở giai đoạn sớm là đau âm ỉ cần hết sức lưu ý. Nếu đợi đến khi các triệu chứng rầm rộ thì khi đó bệnh đã tiến triển nặng.

Thúy Hạnh

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *