Nếu bạn là một người khó có thể có một giấc ngủ ngon và thậm chí việc bắt đầu ngày mới muộn hơn cũng không giúp được thì bạn không đơn độc. Đôi khi, quầng thâm dưới mắt bạn ít liên quan đến thời gian bạn ngủ mà nó thể hiện chất lượng thực sự của giấc ngủ.
Trên một chủ đề của Reddit gần đây, người dùng đã chia sẻ cách họ khắc phục các vấn đề về chất lượng giấc ngủ. Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một số mẹo có ích cho giấc ngủ của bạn, nếu bạn sẵn sàng bỏ chiếc smartphone xuống.
Loại bỏ tất cả các nguồn ánh sáng
Đối với tài khoản “u / leventnoir”, chìa khóa để có một đêm nghỉ ngơi tốt là có ít ánh sáng nhất có thể; điều này có nghĩa là bạn nên cài đặt màn chắn sáng và thậm chí loại bỏ tất cả các thiết bị điện tử khỏi phòng ngủ, bao gồm đồng hồ báo thức và đèn led. (Chỉ cần nhớ đặt báo thức trên điện thoại của bạn, nếu bạn chọn cách này).
Nếu bạn không thể làm điều đó, tài khoản u / gnomon75 gợi ý sử dụng một miếng bịt mắt thoải mái. “Nó nên được thiết kế có một đường cong cho mũi và có thêm khoảng trống cho mắt để có thể ngăn chặn hoàn toàn ánh sáng và không để lại những khoảng trống như miếng bịt mắt phẳng”.
Nếu nhạy cảm với tiếng ồn, bạn có thể cân nhắc dùng đồ bịt tai hoặc sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng nhưng hãy chắc chắn rằng bạn có thể nghe thấy tiếng báo thức.
Có rất nhiều bình luận khuyến khích đảm bảo lịch trình ngủ của bạn nhất quán nhất có thể nếu bạn muốn có một giấc ngủ chất lượng. Tài khoản u / alakazam viết: “Đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ.
Mỗi ngày và thậm chí là cuối tuần. Giờ đây, tôi ngủ được 7,5 tiếng mỗi đêm và tôi cảm thấy được thư giãn và thức dậy tỉnh táo vào buổi sáng. Điều này trái ngược hoàn toàn với những ngày đi học của tôi khi giấc ngủ không ổn định, ngay cả khi tôi ngủ nhiều hơn vào một số ngày”.
Nếu các ngày của bạn không nhất quán, có lẽ đã đến lúc bạn nên sắp xếp lại lịch trình để có thể ngủ đúng giờ.
Cắt bỏ caffeine
Không có gì đáng ngạc nhiên, caffeine là một chất kích thích, không có tác dụng tốt cho giấc ngủ của bạn. (Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2013 đã phát hiện ra rằng caffeine dù được tiêu thụ 6 tiếng trước khi đi ngủ vẫn có thể làm gián đoạn giấc ngủ.) Theo tài khoản u / duostestsulosh.us, có cách để giúp bạn điều chỉnh thời gian hấp thụ caffeine một cách thích hợp.
“Tôi cố gắng hết sức để không hấp thụ caffeine sau buổi trưa. Sau đó, tôi thấy một sự cải thiện đáng kể về khả năng ngủ sâu kể từ khi làm việc này. Là một người thường xuyên tập thể dục hai lần một ngày với các bài tập tạ, tập thể dục trị liệu và chạy bộ / bơi lội, thật dễ dàng để tôi quên rằng thực phẩm pre-workout hoặc nước tăng lực có thể tổn hại đến giấc ngủ”.
Tìm kiếm một tấm nệm tốt hơn
Nếu bạn không ngủ ngon thì nệm có thể là nguyên nhân của vấn đề, theo kinh nghiệm của tài khoản u/dependent_rice. “Sau khi đổi chiếc giường khung sắt và tấm nệm giá rẻ IKEA thành khung nệm giường với 2 tấm nệm thì tôi đã ngủ rất ngon mỗi đêm.Tôi ngủ thiếp đi nhanh hơn và tôi đã không còn trở mình nhiều nữa”.
Không chắc chắn loại nệm nào bạn đang cần? Trong một bình luận khác, tài khoản u / msrsnowshoes khuyên bạn nên đến cửa hàng bán lẻ và thử nệm trực tiếp thay vì mua hàng trực tuyến. Nếu nệm gây khiến bạn khó chịu ở bất cứ đâu trên cơ thể, hãy chuyển sang thử loại tiếp theo.
Mặt khác, nếu ở khách sạn hoặc nhà bạn bè có loại nệm mà bạn thích, hãy gọi cho họ và hỏi về loại nệm đó. Có thể bạn sẽ tìm thấy một cái tương tự tại cửa hàng địa phương (hoặc cái giống hệt).
Tránh xa các thiết bị điện tử
Bạn có thể đã nghe về nó trước đây, nhưng nhìn chằm chằm vào điện thoại thông minh của bạn sẽ làm xấu thói quen ngủ. “Tắt điện thoại nửa tiếng trước giờ đi ngủ thực sự giúp tôi tập trung vào giấc ngủ của mình”, tài khoản u / midnight_madness8 viết. “Nếu không làm điều đó, tôi sẽ rất mất tập trung và việc đi ngủ có thể mất gấp đôi thời gian cần thiết”.
Sau đây là cách giúp bạn rời xa các thiết bị điện tử khi đến giờ đi ngủ. Ví dụ, nếu bạn muốn kiểm tra Twitter của mình trước khi đi ngủ, tài khoản u / busyminimum khuyên bạn nên để điện thoại ở một phòng khác.
Biết khi nào nên đi khám bác sĩ
Nếu bạn đã dùng thử tất cả các cách này nhưng vẫn không có một giấc ngủ thư giãn thì có lẽ đây là lúc để gặp chuyên gia về vấn đề này, u / reditanian khuyến nghị. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, thì tốt nhất là bạn nên nói chuyện với bác sĩ, đặc biệt là khi bạn muốn sử dụng thực phẩm chức năng để khắc phục vấn đề này.
Melatonin cũng có thể giúp bạn chữa mất ngủ trong thời gian ngắn, nhưng tốt nhất là nên hỏi bác sĩ nếu bạn đang tìm kiếm một câu trả lời dài hạn cho vấn đề về chất lượng giấc ngủ của bạn.
Theo VN Review
Ghép tạng Việt Nam: Ngang tầm thế giới
Ghép tạng được biết đến là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người bác sĩ cần có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu và nhiều kinh nghiệm. Từ một quốc gia còn “chậm tiến” so với thế giới trong lĩnh vực ghép tạng, đến nay sau thành công của ca ghép tạng đầu tiên vào năm 1992, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam đã sánh ngang với thế giới.
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ghép tạng được coi là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế nước ta.
Từ ca ghép tạng đầu tiên…
Lịch sử ngành ghép tạng của Việt Nam được đ.ánh dấu bằng sự kiện ca ghép thận cho bệnh nhân Vũ Mạnh Đoan (40 t.uổi) bị suy thận giai đoạn cuối vào ngày 4/6/1992 ở Bệnh viện Quân y 103 từ người hiến là em trai ruột 28 t.uổi. Sự kiện này đ.ánh dấu bước phát triển mới của nền y học nước nhà, đồng thời mở cánh cửa hồi sinh cho những bệnh nhân suy thận đang khắc khoải từng ngày, từng giờ đấu tranh để tìm kiếm sự sống. Chỉ 5 tháng sau đó, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cũng tiến hành ca ghép thận đầu tiên, hiện bệnh nhân sống khoẻ mạnh.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia (VNCCHOT), Bộ Y tế, từ năm 1992 đến năm 2012, nước ta chỉ có Bệnh viện Quân y 103 thuộc Học viện Quân y, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế và một vài cơ sở khác có khả năng ghép tạng với tổng số ca ghép trong 20 năm là 933 ca. Từ sau năm 2012, số cơ sở ghép và số bệnh nhân được ghép tạng tăng mạnh qua các năm. Năm 2013, cả nước có 9 cơ sở ghép tạng, thực hiện được 232 ca ghép tạng các loại. Nhưng sau đó 5 năm, tính đến ngày 31/8/2018, số cơ sở ghép tạng được cấp phép đã tăng lên 19 đơn vị với số ca ghép được thực hiện trong cùng kỳ là 513 ca. Tính từ năm 2013 đến nay, ngành ghép tạng Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc về số cơ sở thực hiện ghép tạng và số ca ghép tạng.
GS.TS Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, mỗi năm ngành ghép tạng Việt Nam lại đạt thêm được nhiều thành tựu mới, khẳng định bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm thế giới. Hiện, trên cả nước có 19 cơ sở tiến hành ghép tạng, thực hiện được 3.378 ca ghép tạng. Trong đó, ghép thận chiếm đại đa số với 3.223 ca/ 3.378 tổng số ca, chiếm tỷ lệ 95,4%; ghép gan với 125 ca, chiếm tỷ lệ 3,7%; ghép tim với 26 ca, chiếm tỷ lệ 0,77%. Ngoài ra, ghép khối thận – tuỵ 1 ca và ghép khối tim – phổi 1 ca, ghép phổi với số lượng 2 ca. Số ca ghép này chiếm tỷ lệ không đáng kể và chủ yếu là các ca ghép thực nghiệm khoa học.
… Đến bước tiến vượt bậc
Năm 2018 là năm đ.ánh dấu “mốc son” của ngành ghép tạng Việt Nam với sự kiện Bệnh viện Chợ Rẫy lấy thận hiến trên người cho sống bằng robot phẫu thuật, không phải truyền m.áu trong quá trình phẫu thuật, không có biến chứng, không phải chuyển sang mổ mở. Tại Bệnh viện Quân đội 108, lần đầu tiên các bác sĩ đã thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho c.hết não, đ.ánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành ghép tạng nước nhà. Cùng với đó, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã chính thức hợp tác với Tổng công ty Hàng không Việt Nam phối hợp vận chuyển tạng miễn phí, tạo điều kiện để các y bác sĩ sử dụng các chuyến bay kịp thời đưa mô, tạng đến với người bệnh cần được cứu.
Trong năm 2019, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca ghép gan cho 2 bệnh nhân cùng nhận gan từ 1 người hiến c.hết não được coi là “kỳ tích” của ngoại khoa Việt Nam. Được biết, các bác sĩ đã tiến hành chia gan của 1 người hiến tạng c.hết não (nam, 30 t.uổi, c.hết não do chấn thương sọ não nặng) để ghép cho 2 bệnh nhân. Đó là bệnh nhi 8 t.uổi bị suy gan – hôn mê do xơ gan mất bù/bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá đồng (wilson) và teo đường mật bẩm sinh và một bệnh nhân nam 49 t.uổi bị ung thư gan trên nền gan xơ. Đặc biệt, tại Bệnh viện Việt Đức, không chỉ ghép gan, hầu hết các ca ghép tạng đều do các bác sĩ của bệnh viện tự ghép, không có sự hỗ trợ của các bác sĩ nước ngoài.
Với những thành tựu vượt bậc đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngành ghép tạng Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định được những bước tiến trong kỹ thuật ghép tạng và sánh ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới. Có thể thấy, chỉ trong vòng gần 10 năm, ngành ghép tạng của Việt Nam đã có được những tiến bộ vươn xa ngang tầm thế giới, đặc biệt trong kỹ thuật lấy, ghép mô tạng. Song số lượng người được ghép tạng vẫn còn hết sức khiêm tốn so với nhu cầu đang ngày một tăng cao.
Thắp sáng hi vọng cho bệnh nhân hiểm nghèo
Vấn đề khó khăn nhất của ngành ghép tạng nước ta hiện nay đó là thiếu nguồn mô, tạng để ghép, đặc biệt là nguồn hiến tạng từ người c.hết não. Tính đến thời điểm hiện nay, việc hiến mô, tạng ở nước ta vẫn chưa được phổ biến và chưa được nhiều người chấp nhận và có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Theo đó, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số pmp (chỉ số ca ghép tạng từ người cho c.hết não) thấp nhất thế giới. Trong khi ở các nước phát triển, có tới hơn 90% nguồn cung cấp mô, tạng là từ các bệnh nhân c.hết não, c.hết tuần hoàn thì ở Việt Nam, nguồn mô, tạng vẫn chủ yếu ở người cho sống.
Thực tế cho thấy, do nhu cầu của người dân và lượng cung không đáp ứng đủ nhu cầu nên hiện đã và đang có hàng trăm người phải sang Trung Quốc, Singapore và một số quốc gia khác để tiến hành ghép gan, thận,… Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng cò mồi trong mua bán nội tạng. Khó khăn có thể thấy rõ nhất đối với nước ta hiện nay không phải là ở vấn đề về kỹ thuật, chuyên môn mà là do thiếu nguồn mô, tạng để tiến hành cấy ghép cho người bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do viêc hiến mô, tạng sau khi c.hết não vẫn chưa được nhiều người dân biết đến và hưởng ứng.
Bên cạnh đó, ngành ghép tạng Việt Nam vẫn còn gặp phải một số khó khăn, thách thức cần có biện pháp để khắc phục kịp thời. Hiện, hầu như tại các bệnh viện ngày nào cũng có hàng chục bệnh nhân c.hết não nhưng số trường hợp hiến tạng còn rất ít. Trong khi đó, việc kết nối thông tin giữa các trung tâm ghép tạng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, hiện các Trung tâm ghép tạng của Việt Nam có cơ sở kết nối thông tin chưa hiện đại. Ở các nước phát triển như Mỹ, phần mềm kết nối của họ giúp tra cứu, kết nối thông tin nhanh. Chúng ta cần tiến tới cơ sở kết nối hiện đại như thế để có thể điều phối ghép tạng được nhanh hơn và có hiệu quả hơn, tiến tới kết nối với các trung tâm ghép tạng lớn trong khu vực.
Chia sẻ về những khó khăn trong ghép tạng, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết – nguyên Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay không phải là kỹ thuật mà là về nguồn tạng và kinh phí, cơ sở vật chất. “Tôi lấy ví dụ, một trung tâm ngoại khoa hàng đầu như Bệnh viện Việt Đức phải có 2 con dao cắt gan, nhưng hiện mới có 1 con dao cusa (khoảng 2 tỷ đồng). Một bệnh nhân muốn ghép gan phải có 1,5 tỷ đồng, muốn ghép tim phải có 1 tỷ đồng và ghép thận tốn ít nhất thì người bệnh cũng cần tới 200 triệu đồng. Chi phí ghép tạng bảo hiểm không chi trả, và với nhiều người bệnh thì số t.iền đó quả là “khổng lồ”. Thêm nữa, nhu cầu ghép tạng là rất lớn, mọi người cũng đã hiểu về ghép tạng và đã được giác ngộ muốn cho tạng nhưng họ vẫn gặp rào cản về yếu tố xã hội hoặc phong tục. Do đó, có trường hợp anh c.hết não nhưng không cho em tạng, dù người em nếu được ghép thì sẽ có cơ hội sống rất lớn. Cuối cùng cả hai anh em đều c.hết, rất đáng thương” – PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết cho hay.
Mặc dù còn nhiều khó khăn và rào cản trong ghép tạng, nhưng thông qua những thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua từ các ca ghép tạng “xuyên Việt” hay ca ghép “chia gan” từ người cho c.hết não đã thắp lên hi vọng cho nhiều người bệnh hiểm nghèo, trong giai đoạn cuối được ghép tạng để hồi sinh sự sống.
Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, tại Việt Nam, Luật hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người đã ban hành từ năm 2006, tuy ra đời muộn so với các nước phát triển nhưng ngành y cũng đã theo kịp tiến trình ghép tạng.
Hiện, cả nước đã có gần 20.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau khi qua đời. Đây là tín hiệu rất tích cực và nhân văn cho thấy người dân và cộng đồng đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa cao đẹp của nghĩa cử hiến tạng: “Một con người ra đi, nhiều cuộc đời ở lại”.
Đức Trân
Theo daidoanket