Ám ảnh ung thư gan

Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm.

Tuy nhiên, theo BS Phạm Tuấn Anh- Phó Trưởng khoa Điều trị yêu cầu (Bệnh viện K), nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ.

Một ca phẫu thuật gan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Ảnh: Quang Định.

Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Hầu hết những triệu chứng sớm của bệnh ung thư đều bị bỏ qua vì tưởng chừng chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể. Theo BS Phạm Tuấn Anh, ở giai đoạn sớm của ung thư gan có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như chán ăn, đau, nặng tức vùng hạ sườn phải, trướng bụng, vàng da, củng mạc mắt…

Ung thư gan giai đoạn 1 là giai đoạn sớm của bệnh, khối u vẫn khu trú trong gan, chưa lây lan tới các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trên cơ thể. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này, việc điều trị không quá phức tạp. Nếu được điều trị tích cực ở giai đoạn này, kết hợp với sự chăm sóc thể chất, tinh thần tốt thì cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân là khoảng 31%.

Hiện có khoảng 30% bệnh nhân ung thư gan có thể phát hiện bệnh ở ung thư gan giai đoạn 2. Lúc này, khối u đã xâm lấn vào các mạch m.áu, lan tới nhiều mô trong gan, kích thước khối u khoảng 5cm nhưng vẫn chưa lây lan tới các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Phương pháp điều trị được ưu tiên sử dụng là phẫu thuật kết hợp với xạ trị và hóa trị. Bệnh nhân được điều trị tích cực cùng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học có tỷ lệ sống thêm sau 5 năm là khoảng 19%.

Ung thư gan giai đoạn 3 gồm 3 giai đoạn nhỏ là: 3A (có thể trên 1 khối u, khối u có kích thước tối thiểu 5cm, chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết và cơ quan xung quanh), 3B (có tế bào ung thư xâm lấn tới tĩnh mạch gan nhưng chưa lây lan tới các hạch bạch huyết và bộ phận lân cận) và 3C (tế bào ung thư lây lan sang các cơ quan lân cận như túi mật nhưng chưa xâm lấn các cơ quan ở xa). Phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trong giai đoạn này là xạ trị, hóa trị, phẫu thuật hoặc nút mạch. Cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn 3 ở khoảng 11%.

Ung thư gan giai đoạn 4 là giai đoạn tế bào ác tính ở gan đã xâm lấn tới các hạch bạch huyết và một số cơ quan trên cơ thể như phổi, xương, đại tràng, não… Việc điều trị ung thư ở giai đoạn này rất khó khăn vì kích thước khối u lớn và sức khỏe của bệnh nhân đang dần suy kiệt. Phương pháp điều trị cho người bệnh ung thư gan giai đoạn 4 chủ yếu là hóa trị hoặc kết hợp hóa trị với xạ trị để giảm tác dụng phụ và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân.

Cũng theo BS Tuấn Anh, ung thư gan hiện là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác. “Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C. Ngoài ra, cần tiêm vắcxin phòng viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan để giảm nguy cơ mắc bệnh”- BS Phạm Tuấn Anh khuyến cáo.

Đức Trân

Theo daidoanket

Ung thư từ miệng mà ra: 7 thói quen ăn uống kích thích tế bào ung thư “trỗi dậy”, phát triển cực nhanh

Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư miệng…

Xã hội hiện đại khiến cuộc sống đầy đủ hơn nhưng bệnh ung thư cũng ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo các chuyên gia, bằng các chứng minh về dịch tễ học và thực nghiệm đã khẳng định chế độ ăn có liên quan tới 30-40% ung thư ở nam và tới 60% ung thư ở nữ.

Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư miệng… Dưới đây là 7 thói quen ăn uống kích thích sự phát triển của ung thư, bạn nên cân nhắc mỗi khi ăn.

1. Ung thư gan: Thích uống rượu, ăn thực phẩm bị mốc

Khi thấy đồ ăn chỉ bị mốc một chút, nhiều người cảm thấy không có vấn đề gì. Họ sẽ loại bỏ phần bị mốc và tiếp tục ăn nó, tuy nhiên điều này có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư gan.

Theo Báo cáo Ung thư Toàn cầu, hơn một nửa số bệnh nhân ung thư gan trên thế giới đang ở Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến việc uống quá nhiều và ăn thực phẩm hư hỏng. Hầu hết các loại thực phẩm bị mốc đều sản xuất “aflatoxin”, một chất gây ung thư siêu mạnh. Độc tính của nó gấp 10 lần kali xyanua và 68 lần so với asen.

Không những thế, việc uống rượu quá nhiều cũng có thể dẫn đến ung thư gan. Từ thói quen uống nhiều rượu đến với bệnh ung thư gan chỉ cần trải qua 4 bước: Do rượu làm cản trở sự p.hân h.ủy axit béo của gan, dẫn đến sự tích tụ axit béo. Về lâu dài, nó sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, sau đó tiến triển nhanh thành => viêm gan do rượu => xơ gan do rượu => ung thư gan.

2. Ung thư dạ dày: Thích ăn đồ ngâm chua

Thực phẩm ngâm có chứa nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh và là thủ phạm gây ung thư dạ dày. Do đó, bạn nên ăn ít hơn những thực phẩm ngâm này.

3. Ung thư thực quản: Thích ăn cay, thích ăn nóng

Theo Sohu, thực phẩm cay có thể làm tổn thương biểu mô thực quản, ảnh hưởng đến viêm niêm mạc và chuyển hóa axit nucleic của tế bào. Khi bạn ăn cay quá nhiều sẽ làm tăng độ nhạy cảm của chất gây ung thư và có thể gây ung thư thực quản.

Ngoài ra, ăn đồ nóng cũng gây hại cho thực quản. Niêm mạc miệng và thực quản chỉ chịu được nhiệt độ dung nạp là 40 độ C, một khi bị kích thích mức nhiệt trên 50 độ sẽ dễ gây tổn thương hoặc bỏng.

Khi ăn quá nhiều đồ nóng trong một thời gian dài, “hàng rào niêm mạc” sẽ bị phá hủy, cuối cùng là dẫn đến ung thư.

4. Ung thư miệng: Thích ăn trầu, hút thuốc

Theo một khảo sát do Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố, 60% bệnh ung thư miệng có thể xuất phát từ thói quen ăn trầu. Khi chúng ta nhai trầu, niêm mạc miệng phản ứng với các alcaloid có trong trầu dẫn đến tổn thương. Giữ thói quen này trong thời gian dài có thể gây xơ hóa các tổn thương niêm mạc miệng, từ đó dẫn đến ung thư.

Hút thuốc cũng là một trong 2 lý do chính gây ra ung thư miệng. Do nhiệt độ của khói do hút thuốc rất cao, nó có thể kích thíchsự tăng sinh bất thường của các tế bào biểu mô niêm mạc miệng khiến chúng ngày một dày lên và gây ra bệnh bạch cầu niêm mạc, cuối cùng tiến triển thành ung thư miệng.

5. Ung thư ruột: Thích ăn thịt, không ăn rau

Ngày nay, rất nhiều người có thói quen bỏ rau, chỉ ăn thịt. Đây cũng là lý do quan trọng khiến tỷ lệ mắc ung thư ruột tăng cao. Khi chúng ta ăn quá nhiều thịt, đồng nghĩa với việc cơ thể hấp thụ quá nhiều protein và chất béo, dẫn đến việc giảm tốc độ vận động của đường tiêu hóa. Việc chậm p.hân h.ủy thức ăn, giữ chúng quá lâu trong ruột sẽ gây tích tụ độc tố trong cơ thể, lâu dần dẫn đến ung thư ruột.

Ngược lại, chất xơ có trong rau quả có thể kích thích nhu động và nhuận tràng đường tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên mọi người nên giữ tỷ lệ trái cây, rau quả và thịt ở mức 5:1.

6. Ung thư tuyến tụy: Thích ăn ngọt, ăn đồ nhiều chất béo, giàu protein

Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến nghị rằng lượng đường mỗi người mỗi ngày phải được kiểm soát trong vòng 50 gram, tốt nhất là không quá 25 gram. Ăn quá nhiều đường sẽ gây suy yếu chức năng của các tế bào và trở thành một yếu tố tiềm năng gây ra ung thư tuyến tụy.

Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất béo, giàu protein cũng có thể kích thích đường tiêu hóa giải phóng cholesterol và các hormone khác, làm tăng sự nhạy cảm của tuyến tụy với chất gây ung thư, cuối cùng dẫn đến ung thư tuyến tụy.

7. Ung thư vú: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo

Những thực phẩm như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích, đồ ăn chiên rán… chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư vú. Vì thế để phòng ngừa bệnh này, chị em cần tránh các thực phẩm giàu chất béo, ngoài ra cần tránh thức khuya, dùng đồ uống có cồn…

Theo Sohu/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *