Cô gái 23 t.uổi suýt mắc ung thư chỉ vì thói quen dùng đồ lót quá “kỳ dị”

Đồ lót dù là thứ đồ mặc bên trong nhưng lại vô cùng quan trọng với chị em phụ nữ. Trong thực tế, đã có nhiều phụ nữ phải nhập viện vì những thói quen tai hại khi dùng đồ lót, trường hợp của cô gái trẻ dưới đây là một ví dụ.

Theo Sina, một cô gái 23 t.uổi người Hồ Bắc, Trung Quốc đã đến khoa Phụ khoa của Bệnh viện Vũ Hán khi 1 tháng không có k.inh n.guyệt, “ vùng kín” nóng rát và tiết ra rất nhiều dịch.

Trong quá trình tìm hiểu lịch sử y tế, các bác sĩ phát hiện cô gái trẻ đã từng đến bệnh viện khám cách đây 1 năm và cũng có dấu hiệu tương tự. Lúc đó cô cho biết mình có cảm giác như đang đau dạ dày, vùng dưới rất rát và tiết ra dịch lạ. Tuy nhiên, sau lần kiểm tra đó cô nghĩ mình đã ổn nên không chú ý vào việc điều trị dứt điểm.

Bệnh nhân nữ tại bệnh viện.

Gần đây, tình trạng sức khỏe của cô ngày một tồi tệ, khi cảm thấy quá khó chịu, cô đã nhờ bạn đưa mình vào viện khám. Bác sĩ Hoàng, trưởng khoa Phụ Khoa cho biết, sau khi khám cho cô gái trẻ, bà phát hiện ra rằng cô gái này đã bị tổn thương t.iền ung thư â.m h.ộ. Điều mà bà thấy lạ là bệnh nhân mắc bệnh này thường là phụ nữ mãn kinh trên 50 t.uổi, trường hợp mắc bệnh trẻ t.uổi như cô gái trên thì quả là hiếm.

Đây là một trường hợp bệnh kỳ lạ nhất là tôi từng gặp“, bác sĩ Hoàng nói.

Bác sĩ Hoàng, trưởng khoa Phụ Khoa.

Sau một loạt các chẩn đoán, các bác sĩ kết luận nguyên nhân khiến cô gái trẻ mắc bệnh đến từ thói quen sinh hoạt. Ai cũng phải sốc trước lời “thú tội” của cô gái trẻ về thói quen hàng ngày của mình: “Tôi thường thay đồ lót 1 tháng/lần. Ngay cả khi có k.inh n.guyệt, tôi chỉ thay băng vệ sinh và vẫn tiếp tục dùng đồ lót cũ. Hàng ngày, tôi thường xuyên thức khuya và hút thuốc”.

Theo bác sĩ Hoàng, thói quen xấu khiến cho hệ miễn dịch của cô gái 23 t.uổi bị suy giảm vì thế cô dễ nhiễm virus mắc bệnh. May mắn thay, cuộc phẫu thuật cho cô gái thành công, bác sĩ đã loại bỏ hết các tổn thương t.iền ung thư â.m h.ộ, bệnh nhân trẻ này đang dần hồi phục sức khỏe.

Bác sĩ Hoàng cũng nhắc nhở phụ nữ nên chú ý đến thói quen sức khỏe của mình và phát triển thói quen sống thật tốt, như vậy mới có thể tránh mắc phải các bệnh phụ khoa.

Không chỉ thói quen lười thay đồ lót, những sai lầm tai hại dưới đây cũng sẽ khiến chị em mắc bệnh phụ khoa:

– Mặc quần lót quá chật: Mặc quần lót chật sẽ gây ra cảm giác khó chịu và kích ứng da do sự tiếp xúc của bề mặt â.m đ.ạo với quần lót quá chật. Thêm vào đó, quần lót quá chật khiến cho hoạt động lưu thông m.áu bị hạn chế, sự bó sát làm cho vùng kín không được lưu thông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

– Mặc quần lót có nhiều màu sặc sỡ: Thông thường, n.ội y sặc sỡ thường được nhuộm màu và có thể chứa một số hóa chất độc hại để giữ màu lâu hơn. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng những chất này có thể phai ra, ngấm vào vùng kín, ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Chọn chất liệu không phù hợp: Các chuyên gia khuyên chúng ta nên sử dụng các loại quần lót được làm từ chất liệu coton bởi chúng thấm hút cực nhanh, thông thoáng khi sử dụng và ít gây ra các bệnh viêm nhiễm do nấm mốc và vi khuẩn.

– Phơi đồ lót trong nhà vệ sinh: Môi trường trong nhà tắm thường ẩm ướt, đây chính là nơi để các loại vi khuẩn như nấm mốc phát triển. Chúng sẽ làm cho chị em bị viêm nhiễm, gây ra cảm giác ngứa, khó chịu. Tốt nhất, chị em nên phơi quần lót ngoài ánh sáng và môi trường thoáng mát để đảm bảo cho quần của bạn được khô thoáng, sạch sẽ và không còn điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Bao lâu nên thay mới n.ội y?

Thông thường, đồ lót cần được thay mới sau 3-6 tháng sử dụng. Tùy theo mức độ sử dụng thường xuyên của loại quần áo này với mỗi người là khác nhau và thời gian đó có thể xê dịch chút ít.

Theo một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng:

– Quần lót mặc thường xuyên, sau khi sử dụng giặt 30 lần thì nên vứt đi.

– Quần lót thỉnh thoảng mặc (mỗi tuần khoảng 1 lần), khoảng nửa năm nên thay đổi sang quần mới.

– Quần lót mua về cất dưới đáy tủ, 1 năm sau không kể có mặc hay không thì cũng nên vứt đi.

– Quần lót chuyên dụng cho tập luyện thể dục tốt nhất chỉ nên mặc 20 lần.

– Quần lót dùng trong những ngày k.inh n.guyệt chỉ mặc 15 lần là có thể vứt đi.

Khi sử dụng đồ lót cần lưu ý những nguyên tắc sau:

– Không nên giặt quần lót và phơi nơi thiếu ánh sáng vì như thế sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển.

– Không nên mặc quần lót quá 12 tiếng.

– Hạn chế sử dụng quần lót lọt khe, vì vừa gây khó chịu vừa không có tác dụng bảo vệ “vùng kín” của chị em.

Theo Sina/baodansinh

Gia đình 7 người đồng loạt nhiễm chất gây ung thư loại 1, nhà bạn cũng có thể tiềm ẩn chất độc hại này

Đôi khi mầm bệnh ung thư có thể tiềm ẩn trong chính ngôi nhà và xuất phát từ hơi thở của người thân trong gia đình mà bạn không ngờ đến.

Bà Lý (85 t.uổi) hiện đang sinh sống ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Từ vài năm trở lại đây, do bị mất ngủ vào ban đêm nên bà thường xuyên phải dùng thêm t.huốc n.gủ. Trong kỳ kiểm tra sức khỏe mới đây tại Bệnh viện Vũ Hán, bác sĩ có hỏi thăm về tình hình sức khỏe đợt này của bà Lý. Sau đó, bác sĩ phát hiện thấy hơi thở của bà Lý rất nặng mùi.

Cũng từ đây, bác sĩ nghi ngờ bà Lý đang bị nhiễm vi khuẩn H. pylori (Helicobacter pylori) nên yêu cầu bà đi kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, lượng vi khuẩn H. pylori trong cơ thể bà Lý cao gấp 8 lần người bình thường. Chính điều này đã khiến cho bà Lý không thể ngủ ngon và làm cả gia đình đều rất lo lắng. Bà Lý cho biết, cả gia đình nhà bà đợt này cũng thấy ngủ không yên giấc hàng đêm. Lúc này, bác sĩ đã nghi ngờ cả gia đình nhà bà có thể cũng nhiễm vi khuẩn nên yêu cầu họ đi kiểm tra. Và kết quả sau đó cho thấy, hai cô con gái, hai anh con rể và hai người cháu của bà Lý đều đang nhiễm vi khuẩn H. pylori.

Nguyên nhân khiến cả gia đình đều bị nhiễm loại vi khuẩn này là do tiếp xúc với hơi thở nặng mùi của bà Lý và dùng chung bát đũa khi ăn cơm. Bác sĩ cho biết, những bệnh nhân dương tính với vi khuẩn H. pylori thường bị khó chịu ở đường dạ dày, xuất hiện một số triệu chứng như thoát vị, buồn nôn và nôn. Trong số đó, một số người không có triệu chứng rõ ràng lại dễ bị mất ngủ, hay thức dậy sớm và luôn ở trong trạng thái bồn chồn, lo âu.

Vi khuẩn H. pylori từng được WHO liệt kê là chất gây ung thư loại 1

H. pylori (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn giống như xoắn ốc, nó sẽ xâm chiếm niêm mạc dạ dày của con người. Loại vi khuẩn này cũng là vật chủ duy nhất, là nơi bắt đầu nguồn lây nhiễm trong cơ thể. Đa phần, những người nhiễm vi khuẩn H. pylori thường không có triệu chứng cụ thể.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã xác nhận rằng, H. pylori là nguyên nhân chính gây ra các bệnh loét dạ dày và dễ tái phát sau khi điều trị. Tỷ lệ phát hiện loại vi khuẩn này ở những bệnh nhân loét tá tràng cao tới 95 – 100% và tỷ lệ phát hiện ở bệnh nhân loét dạ dày là trên 70%. Đồng thời, H. pylori cũng là loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày và u lympho mô niêm mạc dạ dày từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là chất gây ung thư loại 1.

Qua đây, bác sĩ cũng nhấn mạnh mọi người nên đặc biệt chú ý vấn đề này. Khi phát hiện có người thân trong gia đình nhiễm vi khuẩn H. pylori cần nhanh chóng đi khám để kiểm tra sức khỏe của mình ngay, từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả.

Vi khuẩn H. pylori lây truyền qua những đường nào?

– Đường miệng – miệng: Vi khuẩn H. pylori hay được tìm thấy trong đường nước bọt, cao răng… từ khoang miệng người mắc bệnh. Đặc biệt, nếu bạn dùng chung bát đĩa, bàn chải… từ người có vi khuẩn H. pylori thì khả năng lây nhiễm là rất cao.

– Đường dạ dày – miệng: Những người có vi khuẩn H. pylori trong dạ dày khi gặp phải chứng trào ngược hoặc ợ chua sẽ làm vi khuẩn đẩy lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

– Đường dạ dày – dạ dày: Nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ đường này chủ yếu trong những đợt làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày cho người bệnh có vi khuẩn, nếu không vệ sinh sạch dụng cụ mà đã sử dụng tiếp sang người khác sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

– Đường phân – miệng: Vi khuẩn H. pylori cũng có thể đào thải thông qua đường phân của người bệnh nên dễ lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ sau mỗi lần đi tiểu hoặc trước khi ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhiễm bệnh qua đường trung gian từ côn trùng bám vào như ruồi, gián, muỗi.

Một số dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn H. pylori đang phát triển quá mức trong dạ dày của bạn, có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:

– Hôi miệng.

– Hay bị đau dạ dày.

– Bị tiêu chảy, nôn mửa.

– Cơ thể uể oải, tinh thần sa sút.

Source (Nguồn): Sohu

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *