Em bé 7 tháng t.uổi đã được đưa đến 2 bệnh viện và 1 phòng khám, nhưng tất cả đều cho rằng bé sốt vì mọc răng và chỉ cho thuốc hạ sốt.
Mới đây, một cuộc điều tra về cái c.hết của cậu bé Malakai Paraon (7 tháng t.uổi, Australia), các luật sư và điều tra viên cho rằng nguyên nhân cái c.hết của bé từ năm 2016 chưa được xác nhận đúng đắn.
Em bé xấu số Malakai Paraon.
Malakai đã bị Bệnh viện Midland và Bệnh viện Princess Margaret dành cho t.rẻ e.m từ chối điều trị vào tháng 8 năm 2016 khi bé có biểu hiện bị sốt, đau và phát ban. Các bác sĩ cho rằng bé bị đau do trật khớp khuỷu tay và sốt mọc răng. Cậu bé được kê đơn thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol và trở về nhà.
Nhưng 3 ngày sau, Malakai đã vĩnh viễn ra đi vì nguyên nhân thực sự khiến bé đau đớn không phải tình trạng trật khớp hay cảm giác khó chịu vì mọc răng. Đó là bệnh viêm màng não mô cầu.
Theo kết quả cuộc điều tra, các bác sĩ đã không thể nhận biết các triệu chứng viêm màng não mô cầu của Malakai, dẫn tới quyết định sai lầm khi cho phép bé trở về nhà.
Cả hai bệnh viện đều cho rằng bé đau và sốt là do mọc răng.
Bác sĩ William Holloway của Bệnh viện Princess Margaret cho biết, sự thiếu nhất quán trong điều trị của Malakai tại các địa điểm khác nhau có thể là một yếu tố góp phần dẫn tới bi kịch. Luật sư hỗ trợ nhân viên điều tra cũng thừa nhận điểm này.
Nhân viên điều tra tiết lộ thêm, phải tới lần thứ ba tới bệnh viện, các triệu chứng viêm màng não mô cầu của Malakai cuối cùng mới được bác sĩ gia đình công bố. Khi đó, cậu bé được lập tức đưa trở lại Bệnh viện Princess Margaret. Nhân viên y tế nhanh chóng thực hiện các biện pháp hỗ trợ sự sống cho b.é t.rai 7 tháng t.uổi. Nhưng mọi nỗ lực đều bất thành vì quá muộn
Gia đình cậu bé xấu sổ hiện kêu gọi những thay đổi căn bản đối với hệ thống y tế Australia.
Theo bác sĩ Holloway, hệ thống y tế Australia có thể được cải tổ để đảm bảo việc điều trị cho t.rẻ e.m được tiến hành bởi cùng một bác sĩ hoặc bệnh viện mỗi lần để việc điều trị được nhất quán.
Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính vô cùng nguy hiểm, có thể gây t.ử v.ong trong vòng 24h. Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất dễ lây lan thành ổ dịch lớn do vi khuẩn có khả năng lây qua đường hô hấp. Do đó, việc tiêm vắc xin viêm màng não cho t.rẻ e.m là rất cần thiết.
Viêm màng não do não mô cầu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là do 3/13 chủng của vi khuẩn này gây ra. Bao gồm: chủng A, B, C. Tương ứng với đó, có 2 loại vắc xin viêm màng não do não mô cầu là vắc xin viêm màng não AC và vắc xin viêm màng não BC.
– Vắc xin viêm màng não AC giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu tuýp A và tuýp C gây ra. Lịch tiêm như sau:
1. Trẻ từ 2 t.uổi trở lên có thể tiêm vắc xin viêm màng não AC.
2. Trường hợp trẻ trên 6 tháng t.uổi đã tiếp xúc với người bệnh cũng có thể tiến hành tiêm luôn
3. Tiêm mũi nhắc lại sau mỗi 3 – 5 năm
– Vắc xin viêm màng não BC (VA-MENGOC-BC) giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và tuýp C gây ra. Lịch tiêm như sau:
1. Trẻ từ 6 tháng t.uổi trở lên.
2. Mỗi trẻ cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 – 8 tuần.
Cả 2 loại vắc xin trên đều chỉ có ở các điểm tiêm chủng dịch vụ.
Theo Helino
Chườm ấm đúng cách để con trẻ nhanh hạ sốt
Nguyệt Hằng (26 t.uổi, Ninh Bình) hỏi: “Tôi có con nhỏ 7 tháng t.uổi, có những lúc con tôi sốt nhưng chưa đến mức phải uống thuốc hạ sốt. Tôi biết rằng chườm ấm đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh hạ sốt. Rất mong được hướng dẫn”.
Ảnh minh họa
Điều dưỡng Cao Thị Hằng, Khoa Quốc tế Bệnh viện Nhi trung ương, trả lời: Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường ( 37,5 độ C). Sốt cao đến rất cao là từ trên 39 độ C trở lên. Với trẻ bị sốt thì chườm ấm có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sự lưu thông tuần hoàn m.áu, tăng khả năng tản nhiệt giúp hạ sốt nhanh hơn.
Để chườm ấm cần pha nước theo tỉ lệ 2:1 (2 phần nước lạnh, 1 phần nước nóng), kiểm tra thấy nước ấm như nước tắm là được. Để trẻ nằm ngửa trên giường trong phòng thoáng, tránh gió lùa, nới bớt quần áo cho trẻ.
Dùng khăn nhúng vào thau nước ấm, vắt khô và lau toàn thân cho trẻ. Trước tiên lau mặt, sau đó lau phần bụng, tay, nách rồi đến bẹn và chân. Có thể đặt khăn trên trán, hai bên hõm nách và 2 bên bẹn. Khi khăn bớt ấm, nhúng vào thau vắt khô và lặp lại cho đến khi nhiệt độ giảm. Lau khô và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.
N.Dung ghi
Theo nguoilaodong