Thực phẩm giúp làm dịu viêm họng

Ngoài dùng thuốc, một vài thực phẩm dân gian sau cũng giúp bạn làm dịu cổ họng và chữa lành viêm họng.

Trà gừng mật ong giúp làm dịu cơn viêm họng – Ảnh: Internet

Thực phẩm có chứa vitamin C

Vitamin C giúp tăng khả năng thải độc cho gan, nên sẽ loại bỏ các chất có hại của phản ứng viêm họng gây ra. Vitamin C có tác dụng làm mát, nên sẽ xoa dịu sự rát họng.

Vitamin C còn làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể , nên sẽ giúp bệnh được đẩy lùi. Những thực phâm chữa viêm họng hiêu quả thuôc nhóm này bao gôm các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, xoài…

Thực phẩm chứa kẽm

Kẽm là nguyên tố vi lượng làm tăng cao sức đề kháng, nhất là những trường hợp bị nhiễm vi-rút. Vì thế, tranh thủ ăn các thực phẩm có kẽm khi bị viêm họng, bạn sẽ thấy rất có lợi.

Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: sò, ngao, củ cải trắng, nước cốt dừa.

Khi bị viêm họng nên ăn thức ăn mềm

Các đồ ăn ở dạng lỏng có tác dụng làm giảm kích thích niêm mạc họng giúp giảm ho và đau họng. Các loại cháo và súp là lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân viêm họng, đau họng.

Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng ăn súp gà (loại bỏ da) có tác dụng làm giảm các tế bào gây viêm.

Súp gà

Một phương thuốc cổ xưa để chống viêm họng là một bát súp gà nóng. Súp gà có đặc tính kháng viêm nhẹ và giúp làm giảm ùn tắc chất nhầy bằng cách hạn chế virus tiếp xúc với màng nhầy.

Làm món súp gà với đầy đủ cà rốt giàu chất dinh dưỡng, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi, tất cả đều được biết đến với lợi ích dinh dưỡng và có giá trị chữa bệnh.

Hỗn hợp nước chanh và mật ong

Hỗn hợp nước chanh và mật ong là một phương thuốc rất tốt cho cổ họng bị viêm. Cổ họng bị đau của bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn. Hỗn hợp này cũng làm giảm sưng huyết niêm mạc họng.

Những món canh thanh mát

Canh mùng tơi, rau đay, mướp… dễ ăn, dễ nuốt, làm dịu cổ họng

Khi bị viêm họng, nên ăn các món canh thanh mát như mùng tơi, rau đay, rau lang, bầu bí, mướp…

Ích lợi của những món canh này làm bạn dịu cơn rát sâu trong cổ họng.

Món canh này cũng rất dễ ăn, dễ nuốt, không làm bạn khó chịu khi ăn hoặc khi nhai. Món ăn trơn nên không làm tổn thương cơ học bề mặt, giúp họng bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Trà gừng hoặc trà mật ong

Trà gừng hay trà pha với mật ong là một cách tuyệt vời để làm dịu cổ họng bị kích thích và ngứa. Một tách trà gừng nóng hoặc trà mật ong là cách tuyệt vời giúp cổ họng của bạn cảm thấy tốt hơn. Uống từng ngụm trà sau khi hít hơi nước nóng từ cốc, và nó sẽ giúp nới lỏng ùn tắc chất nhầy và tức ngực. Mật ong sẽ phủ lên cổ họng bạn và giúp ngăn ngừa kích ứng, đó là lý do chính làm giảm cơn ho.

Quỳnh An

Theo motthegioi

Ngày đêm chênh lệch 12 độ C ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?

Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá lớn có thể gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, đột quỵ. T.rẻ e.m và người cao t.uổi bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhiệt độ miền Bắc đang có sự chênh lệch giữa ngày và đêm rất rõ rệt. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương ngày 6/11, nhiệt độ cao nhất tại Hà Nội rơi vào khoảng 29 độ C vào ban ngày, trong khi đó, nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm và sáng sớm chỉ dao động khoảng 17 độ C, chênh khoảng 12 độ C.

Tại TP.HCM, nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng đang chênh lệch khoảng 10 độ C. Các bác sĩ cảnh báo tình trạng chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể khiến cơ thể khó thích nghi, nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tim mạch rất cao.

Tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ

Theo BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), thời tiết ban ngày nóng bức, ban đêm và gần sáng nhiệt độ lại xuống thấp dễ khiến trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, hen suyễn.

“Ban ngày nóng bức nên trẻ thường mặc quần áo phong phanh. Vào ban đêm, khi trẻ không được giữ ấm cơ thể, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm khô lớp niêm mạc đường thở. Lớp niêm mạc này tổn thương khiến chức năng đào thải chất tiết bị tổn hại. Chất tiết dồn ứ trong đường thở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường hô hấp”, bác sĩ Tiến nói.

Ngoài ra, người nhạy cảm với thời tiết và người trưởng thành cũng rất dễ bị viêm xoang do xoang mũi bị tổn thương.

Nhiệt độ chênh lệch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Ảnh: Quỳnh Trang.

Các bác sĩ cảnh báo khi nhiệt độ thời tiết ngày và đêm chênh lệch lớn, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cơ thể trẻ để tránh bị cảm lạnh. Tùy thuộc vào thời tiết, cha mẹ cần điều chỉnh quần áo cho trẻ phù hợp. Phụ huynh nên cho trẻ uống đủ nước, cung cấp đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, rửa tay thường xuyên. Vào ban đêm, nên đắp chăn đủ ấm, mang tất cho trẻ, chú ý bổ sung thêm vitamin A và tiêm phòng đầy đủ.

Đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim ở người lớn t.uổi

Theo bác sĩ Hoàng Văn Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM, khi nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá lớn, người lớn t.uổi, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m thường dễ mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch.

Nhiệt độ chênh lệch quá lớn khiến người mắc bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh tự động, đái tháo đường dễ gặp các biến cố như đột quỵ, nhồi m.áu cơ tim.

Nhiệt độ chênh lệch cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ ở người cao t.uổi. Ảnh: Việt Hùng.

Nhiệt độ cao vào ban ngày có thể khiến cơ thể mất nước, hạ huyết áp. Ngược lại, nhiệt độ quá lạnh gây co mạch ngoại biên, gây tăng huyết áp. Sự thay đổi này càng đột ngột, càng chênh lệch lớn thì nguy cơ đột quỵ càng cao.

Ngoài ra, thời tiết lạnh dễ đẫn đến hình thành huyết khối trong lòng mạch m.áu, tăng nguy cơ tổn thương tim mạch. Do đó, người lớn t.uổi và người trưởng thành nên mặc đủ ấm vào ban đêm, đủ mát vào ban ngày và bổ sung nước thường xuyên khi trời nóng. Tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là khi vừa ngủ dậy.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *